Biểu tình ở Hồng Kông: Sự chia rẽ về thế hệ và kinh tế

29/09/2014 13:46
Nguyễn Hường
(GDVN) - Phong trào biểu tình dân chủ đã phơi bày những khoảng cách về thế hệ và kinh tế sâu sắc trong thành phố Hồng Kông.

Tờ The Wall Street Journal hôm 28.9 đưa tin cho biết, cuộc đấu tranh dân chủ bùng nổ thành bạo lực ở Hồng Kông cuối tuần qua đã phơi bày những khoảng cách về thế hệ và kinh tế sâu sắc trong thành phố và có thể gây ảnh hưởng tới sự hình thành mối quan hệ của nó với Trung Quốc trong nhiều năm tới.

Chủ yếu là sinh viên và học sinh tham gia phong trào biểu tình "Chiếm Trung tâm" ở Hồng Kông.
Chủ yếu là sinh viên và học sinh tham gia phong trào biểu tình "Chiếm Trung tâm" ở Hồng Kông.

Những người trẻ tuổi tại Hồng Kông đã thể hiện sự thất vọng của thế hệ mình với tình trạng phải vật lộn với chi phí nhà ở tăng cao, một nền kinh tế bị chi phối bởi một số tập đoàn lớn và sự cạnh tranh từ Trung Quốc đại lục về các dịch vụ như giáo dục và chăm sóc sức khỏe .

Thế hệ trẻ của Hồng Kông không được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức độ tương tự như những người lớn tuổi giàu có trong thành phố. Nhóm này cũng phản đối mạnh mẽ điều kiện của Bắc Kinh trong việc bầu chọn các cách lãnh đạo của Hồng Kông.

Ngoài sự thất vọng với tình hình kinh tế, các sinh viên cũng có nhiều khả năng xuống đường hơn so với thế hệ cũ và họ được xem là sẽ đe dọa đến tương lai chính trị của Hồng Kông.

Tuy nhiên, giới người kinh doanh lại phản đối phong trào biểu tình đòi dân chủ "chiếm trung tâm" của sinh viên Hồng Kông. Rất nhiều người Hồng Kông thuộc thế hệ cũ cho rằng biểu tình tập trung vào chính trị là một ý tưởng tồi trong một thành phố mà từ lâu đã đặt vấn đề kinh tế hàng đầu.

Người biểu tình chiếm trung tâm thành phố Hồng Kông.
Người biểu tình chiếm trung tâm thành phố Hồng Kông. 

"Đó là động lực đằng sau sự thành công của Hồng Kông," Willie Fung, 66 tuổi, Chủ tịch một tập đoàn sản xuất áo ngực nổi tiếng trên thị trường quốc tế và sở hữu cả nhà máy ở Trung Quốc nói. "Mọi người không tin vào chính trị, họ tin vào việc kiếm tiền."

Trong tháng 7, ông Fung gửi email cho 300 bạn bè và đối tác kinh doanh kêu gọi họ ký một bản kiến ​​nghị tố cáo các phong trào "Chiếm Trung tâm" của sinh viên Hồng Kông vì  "cách tiếp cận với các mục tiêu chính trị của nó sẽ chỉ dẫn đến sự hỗn loạn và gián đoạn kinh doanh xã hội" trong thành phố. 

Những người khác lo lắng về phản ứng của Bắc Kinh đối với phong trào này và cho biết "đây không phải là thông điệp mà những người kinh doanh muốn gửi đi", Said Allan Zeman, 66 tuổi, nhà phát triển khu phố đêm Lan Kwai Fong cho biết.

Zeman, một người Canada nhập quốc tịch Trung Quốc cách đây vài năm, nói rằng những người trẻ tuổi "duy tâm và họ không có kinh nghiệm cuộc sống". Ông có một số doanh nghiệp ở Trung Quốc và cho biết các quan chức vận động hành lang ở Trung Quốc gần đây đã nhiều lần kêu gọi ông phản đối phong trào "Chiếm Trung tâm"./.

Nguyễn Hường