Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói về công tác bảo đảm an sinh xã hội

11/02/2013 07:27
Dũng Hiếu/ Thời báo kinh tế Việt Nam
Dự báo năm 2013, kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhên, Bộ trưởng bộ LĐTB – XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết việc đảm bảo an sinh xã hội vẫn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu
- Vừa rồi, tại một hội nghị trực tuyến của ngành lao động, Thủ tướng Chính phủ có câu hỏi đại ý: ta có gạo xuất khẩu sao mà dân lại đói ăn? Còn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2013 Bộ đã có những động thái gì để hỗ trợ cho các gia đình nghèo, nhất là cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, thưa bà?
Quan tâm, hỗ trợ người nghèo để nâng cao đời sống, giảm bớt khó khăn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã và đang thực hiện, là chính sách thường xuyên chứ không phải chỉ trong các dịp lễ, Tết. Với các chính sách đã được ban hành, những hộ nghèo, người nghèo được hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng, ưu đãi, đòa tạo nghề miễn phí, xuất khẩu lao động…
Để đảm bảo điều kiện cho mọi người dân trong cả nước được đón Tết truyền thống của dân tộc trong không khí phấn khởi, vui tươi, an toàn và tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số10/2013/CĐ- TTg về việc triển khai công tác phục vụ tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013, trong đó nếu rõ, Bộ LĐTB – XH, UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện kịp thời, đẩy đủ các chế độ kịp thời, đày đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, kết hợp tổ chức thăm hỏi, động viên về vật chất, tinh thần cho các gia đình nghèo, đối tượng chính sách, người neo đơn, người cơ nhỡ trên địa bàn để mọi người đều được vui Xuân, đón tết, vẫn độn khuyến khích các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ thêm cho những người khó khăn, đồng bào vùng sâu, vùng xa trong dịp tết.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ LĐTB - XH
Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ LĐTB - XH


Đối với người dân trên địa bàn 62 huyện nghèo, ngoài được hưởng các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30A, cũng sẽ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ. Trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ, Bộ LĐTB – XH đã trình Nhà nước tặng quà cho một số đối tượng người có công với cách mạng trên cả nước với tổng số tiền lên tới trên 393,5 tỷ đồng.
- Thưa bà, đó là cho người nghèo, còn chính sách về lương, thưởng Tết…đối với người lao động, người cận nghèo thì như thế nào?

Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh của  DN đang gặp khó khăn thì việc quan tâm đời sống cho người lao động cũng là góp phần ổn ddinhgj quan hệ lao động trong các DN, nhất là trong dịp tết Nguyên đá. Vì thế, Bộ LĐTB – XH đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, Tp rà soát, năm tình hình sản xuất, kinh doanh, yêu cầu chủ DN có các giải pháp thúc đấy sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí để đảm bảo nguồn kinh phí chi trả tiền ương, phụ cấp, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động
Đồng thời phối hợp với các tổ chức công đoàn cơ sở có phương án hỗ trợ người lao động trong dịp tết Nguyên đán. Đối với những DN nợ tiền lương, nợ BHXH của người lao động thì phải có các biện pháp khắc phục trả đủ tiền lương, BHXH theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động trong DN có chủ DN bỏ trốn và bị nợ lương nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì tàm ứng ngân sách địa phương để trả lương cho người lao động.
Đối với các hộ cận nghèo, các bộ, ngành đang đề xuất một số chính sách hỗ trợ cận nghèo, cụ thể: NHNN đã trình thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đã đối với hộ  cận nghèo, lãi suất bằng 130% so với lãi suất cho vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo như chính sách hỗ trợ đào tạo ngề, xuất khẩu lao động, hỗ trợ sản xuất, Còn hỗ trợ trong dịp tết sẽ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng lo đến vậy là Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng, Còn công tác đảm bảo an dinh xã hội (ASXH) trong năm 2012 chúng ta có hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, thưa bà?
Đồng thời với việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm  2012, ngành LĐTB – XH cũng kết hợp giải quyết những vến đề bức xúc, cấp bách để đảm bảo an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
Cụ thể, về xây dựng căn bản chính sách, Bộ đã hoàn thành và trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), UBTCQH thong qua Pháp lệnh người có công ( sửa đổi) và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) ban hành Nghị quyết số 15 – NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.
Về thực hiện kế hoạch, Bộ đã hoàn thành các chỉ tiêu về chăm sóc người có công, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống các tế nạn xã hội, các nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, quản lý lao động, tiền lương, cải thiện quan hệ lao động, quản lý lao động người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, có đổi mới và đạt kết quả tích cực, an toàn, vệ sinh, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoạt động hiệu quả , thiết thực hơn đối với người lao động, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới, hợp tác quốc tế, cải cách hành chính,…đều được triển khai đồng bộ đạt được kết quả tích cực, có nhiều tiến bộ.


Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước cuối năm 2012 còn 10% giảm, 1.76% so với cuối năm 2011, trong đó: Đông Bắc 18%; tây Bắc 28,87%; Đồng bằng Sông Hồng 5,42%; Bắc Trung Bộ 15,51%; Duyên hải miền Trung 12,86%, Tây Nguyên 16,62%; Đông Nam Bộ 1,48%; ĐBSCL 10%.
- Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, năm 2013 tình hình thế giới và trong nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăm bất lợi chắc chắc sẽ ảnh hưởng tới công tác giảm nghèo năm 2013, thưa bà?
Chính vì xá định như vậy nên năm 2013, ngành LĐTB – XH sẽ tập trung nguồn lực và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với những địa bàn nghèo, đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa các vùng, nhóm, dân cư, lồng ghép, các chương trình, dự án, nhất là đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề gắn với các dự án vay vốn ưu đãi cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ, tham gia lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.
Hoàn thiện việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo, xã hội hóa nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu uốc gia về giảm nghèo, đổi mới phương pháp đánh giá, xác định hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ thoát nghèo cho từng nhóm đối tượng, lập sổ theo dõi hộ nghèo đến từng huyện, xã , ấp làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch theo dõi, giám sát và đáng giá hộ thoát nghèo.
Rầ soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống các chính sách giảm nghèo theo hướng hiệu quả, người nghèo tiếp cận thuận tiện, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, hạn chế tính ỷ lại. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ lao động nghèo, người thất nghiệp  và thiếu việc làm, thu nhập ổn định và tham gia thị trường lao động, hỗ trợ dân cư nông thôn tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, bổ sung nhóm đối tượng nghèo kinh niên được hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ y tế, giáo dục, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, dầu thắp sáng, hỗ trợ tiền điện…
Trên từng địa bàn tiếp tục phân công , giao chỉ tiêu cho các đoàn thể, cơ quan, DN, các hộ làm kinh tế giỏi…Giúp hộ nghèo có một lao động được học nghề có việc làm hoặc xuất khẩu lao động để thoát nghèo. Đối vớ các tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc, tây Nguyên, tây Nam Bộ xâu dựng các đề án, giải pháp giảm nghèo cụ thể, tập trung vào các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm ăn, hỗ trợ pháp lý đồng thời với dạy nghề, truyền nghề theo cây trồng, vật nuôi để các hộ nghèo tự lực vươn lên.
Hướng dẫn các hộ nghèo xây dựng kế hoạch để thoát nghèo trên cơ sở hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước đồng thời có giải pháp cụ thể đối với những hộ khó khăn nhất để có thể thoát nghèo trong thời gian nhất định.
Theo UNDP thì tình trạng nghèo và chậm phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 được dự báo sẽ tập trung ở các “túi nghèo” như vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển hay nghèo đô thị. Ngoài việc cần phải có sự thay đổi cơ bản về cách tiếp cận trong giảm nghèo, giai đoạn 2011-2015 cũng đặt ra nhu cầu cần có cách làm mới, hướng đi mới để kết hợp giữa giảm nghèo đơn thuần và giảm nghèo gắn với phát triển bền vững.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Dũng Hiếu/ Thời báo kinh tế Việt Nam