Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam qua ảnh (Phần 1)

23/02/2012 07:42
Phạm Hải (Tổng hợp từ Internet)
(GDVN) - Sau Nhã nhạc cung đình, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù...mới đây hát Xoan (Phú Thọ) đã chính thức trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hát Xoan là dân ca hát thờ vua Hùng ra đời từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Trải qua suốt thời kỳ Bắc thuộc đến thời kỳ độc lập tự chủ, hát Xoan được các nhà nho (đặc biệt các nhà nho thời Hậu Lê) ghi chép lại khá đầy đủ và tồn tại đến ngày nay (Ảnh: Internet).
Hát Xoan là dân ca hát thờ vua Hùng ra đời từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Trải qua suốt thời kỳ Bắc thuộc đến thời kỳ độc lập tự chủ, hát Xoan được các nhà nho (đặc biệt các nhà nho thời Hậu Lê) ghi chép lại khá đầy đủ và tồn tại đến ngày nay (Ảnh: Internet).
Truyền thuyết kể rằng: Vợ vua Hùng Vương mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái bèn nói với vợ vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay… nên đón nàng về múa hát có thể làm đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua bèn cho mời nàng Quế Hoa đến. Giọng hát trong vắt như chim hót, suối chảy; đôi tay uốn, chân đưa mềm mại như tơ làm cho vợ vua quên cả đau đớn và sinh nở được… Vua Hùng hết sức mừng rỡ, khen ngợi nàng Quế Hoa và những lời hát thần kỳ, mới truyền cho các con gái học lấy những lời hát, điệu múa quyến rũ đó. Và những điệu Xoan mê đắm cứ thế được truyền khẩu qua các đời, trở thành một di sản phi vật thể đẹp trong lòng người dân đất Tổ… (Ảnh: Internet).
Truyền thuyết kể rằng: Vợ vua Hùng Vương mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái bèn nói với vợ vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay… nên đón nàng về múa hát có thể làm đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua bèn cho mời nàng Quế Hoa đến. Giọng hát trong vắt như chim hót, suối chảy; đôi tay uốn, chân đưa mềm mại như tơ làm cho vợ vua quên cả đau đớn và sinh nở được… Vua Hùng hết sức mừng rỡ, khen ngợi nàng Quế Hoa và những lời hát thần kỳ, mới truyền cho các con gái học lấy những lời hát, điệu múa quyến rũ đó. Và những điệu Xoan mê đắm cứ thế được truyền khẩu qua các đời, trở thành một di sản phi vật thể đẹp trong lòng người dân đất Tổ… (Ảnh: Internet).
Vốn là dân ca nghi lễ do những người nông dân diễn xướng, nhưng vùng Hát Xoan đang bị đô thị hóa, nông dân trở thành công nhân, ruộng đồng teo tóp. Lớp trẻ ít người yêu thích Hát Xoan, những nghệ nhân trẻ theo Xoan chưa thực hành được nhiều bài bản, chưa kế thừa được đầy đủ bài bản, lề lối, phong tục Hát Xoan cổ (Ảnh: Internet).
Vốn là dân ca nghi lễ do những người nông dân diễn xướng, nhưng vùng Hát Xoan đang bị đô thị hóa, nông dân trở thành công nhân, ruộng đồng teo tóp. Lớp trẻ ít người yêu thích Hát Xoan, những nghệ nhân trẻ theo Xoan chưa thực hành được nhiều bài bản, chưa kế thừa được đầy đủ bài bản, lề lối, phong tục Hát Xoan cổ (Ảnh: Internet).
Tiết mục hát múa "Mò cá" thường diễn ra vào đêm cuối tiệc đình và đây là điệu múa hấp dẫn mà các nam thanh, nữ tú mong đợi nhất. (Ảnh: Internet)
Tiết mục hát múa "Mò cá" thường diễn ra vào đêm cuối tiệc đình và đây là điệu múa hấp dẫn mà các nam thanh, nữ tú mong đợi nhất. (Ảnh: Internet)
Hầu hết các làng hát xoan đều hát thờ vua Hùng. Có thể nói hát xoan là hát thờ tín ngưỡng Quốc tổ Hùng Vương, cũng là biểu hiện cho tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Vì vậy, về mặt nghi lễ, đó là nghi lễ linh thiêng nhất. Trong hát xoan, múa và hát luôn đi cùng kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca (Ảnh: Internet).
Hầu hết các làng hát xoan đều hát thờ vua Hùng. Có thể nói hát xoan là hát thờ tín ngưỡng Quốc tổ Hùng Vương, cũng là biểu hiện cho tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Vì vậy, về mặt nghi lễ, đó là nghi lễ linh thiêng nhất. Trong hát xoan, múa và hát luôn đi cùng kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca (Ảnh: Internet).
Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát xoan, đồng thời là người tổ chức biểu diễn. Theo hầu ông trùm là các cô đào trẻ. Phường hát xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người có quan hệ họ hàng với nhau (Ảnh: Internet).
Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát xoan, đồng thời là người tổ chức biểu diễn. Theo hầu ông trùm là các cô đào trẻ. Phường hát xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người có quan hệ họ hàng với nhau (Ảnh: Internet).
Do là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; hát xoan thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân (Ảnh: Internet).
Do là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; hát xoan thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân (Ảnh: Internet).
Ở Phú Thọ có 4 phường Xoan gốc mang tên địa danh - nơi ra đời của Hát Xoan gồm: Kim Đái, Phù Đức, Thét thuộc xã Kim Đức và phường An Thái thuộc xã Phượng Lâu (TP Việt Trì). Từ đó Xoan lan tỏa ra 30 cửa đình thuộc 18 xã, phường của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc (Ảnh: Internet).
Ở Phú Thọ có 4 phường Xoan gốc mang tên địa danh - nơi ra đời của Hát Xoan gồm: Kim Đái, Phù Đức, Thét thuộc xã Kim Đức và phường An Thái thuộc xã Phượng Lâu (TP Việt Trì). Từ đó Xoan lan tỏa ra 30 cửa đình thuộc 18 xã, phường của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc (Ảnh: Internet).
Trước nguy cơ, hát Xoan bị mai một và thất truyền, ngay từ tháng 8/2009, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNESCO tổ chức các cuộc hội thảo đối với loại hình nghệ thuật này và đưa ra đệ trình hồ sơ công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp dựa trên các tiêu chí độc đáo ở lời ca, giai điệu, làn điệu và tính trung thực của điệu hát đặc sắc này (Ảnh: Internet).
Trước nguy cơ, hát Xoan bị mai một và thất truyền, ngay từ tháng 8/2009, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNESCO tổ chức các cuộc hội thảo đối với loại hình nghệ thuật này và đưa ra đệ trình hồ sơ công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp dựa trên các tiêu chí độc đáo ở lời ca, giai điệu, làn điệu và tính trung thực của điệu hát đặc sắc này (Ảnh: Internet).
Theo thống kê, số nghệ nhân Hát Xoan trước năm 1945 giờ chỉ còn 7 cụ có thể nhớ, truyền dạy Hát Xoan. Đa số các cụ đều cao tuổi, trí nhớ, sức khỏe ngày càng suy giảm, giọng hát, nhịp phách không còn linh hoạt chuẩn xác. Đấy là chưa nói, cụ nghệ nhân tay nghề cao cũng chỉ có thể nhớ và truyền dạy được 23/31 bài bản Xoan cổ (Ảnh: Internet).
Theo thống kê, số nghệ nhân Hát Xoan trước năm 1945 giờ chỉ còn 7 cụ có thể nhớ, truyền dạy Hát Xoan. Đa số các cụ đều cao tuổi, trí nhớ, sức khỏe ngày càng suy giảm, giọng hát, nhịp phách không còn linh hoạt chuẩn xác. Đấy là chưa nói, cụ nghệ nhân tay nghề cao cũng chỉ có thể nhớ và truyền dạy được 23/31 bài bản Xoan cổ (Ảnh: Internet).
Theo thống kê, số nghệ nhân Hát Xoan trước năm 1945 giờ chỉ còn 7 cụ có thể nhớ, truyền dạy Hát Xoan. Đa số các cụ đều cao tuổi, trí nhớ, sức khỏe ngày càng suy giảm, giọng hát, nhịp phách không còn linh hoạt chuẩn xác. Đấy là chưa nói, cụ nghệ nhân tay nghề cao cũng chỉ có thể nhớ và truyền dạy được 23/31 bài bản Xoan cổ (Ảnh: Internet).
Theo thống kê, số nghệ nhân Hát Xoan trước năm 1945 giờ chỉ còn 7 cụ có thể nhớ, truyền dạy Hát Xoan. Đa số các cụ đều cao tuổi, trí nhớ, sức khỏe ngày càng suy giảm, giọng hát, nhịp phách không còn linh hoạt chuẩn xác. Đấy là chưa nói, cụ nghệ nhân tay nghề cao cũng chỉ có thể nhớ và truyền dạy được 23/31 bài bản Xoan cổ (Ảnh: Internet).
Hát Xoan được xem là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc cho dân làng...(Ảnh: Internet).
Hát Xoan được xem là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc cho dân làng...(Ảnh: Internet).
Để lớp trẻ tiếp nối lưu truyền nghệ thuật hát Xoan, việc truyền dạy hát Xoan thường được thực hiện tại nhà các nghệ nhân lớn tuổi (Ảnh: Internet).
Để lớp trẻ tiếp nối lưu truyền nghệ thuật hát Xoan, việc truyền dạy hát Xoan thường được thực hiện tại nhà các nghệ nhân lớn tuổi (Ảnh: Internet).
Để lớp trẻ tiếp nối lưu truyền nghệ thuật hát Xoan, việc truyền dạy hát Xoan thường được thực hiện tại nhà các nghệ nhân lớn tuổi (Ảnh: Internet).
Để lớp trẻ tiếp nối lưu truyền nghệ thuật hát Xoan, việc truyền dạy hát Xoan thường được thực hiện tại nhà các nghệ nhân lớn tuổi (Ảnh: Internet).
Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên. Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi (Ảnh: Internet).
Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên. Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi (Ảnh: Internet).
Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên. Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi (Ảnh: Internet).
Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên. Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi (Ảnh: Internet).
Thường vào mùa xuân, các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Để đón năm mới, vào ngày mồng một tết Nguyên đán, các họ xoan tập trung hát ở đình làng mình. Hát Xoan gồm một liên khúc nhiều bài hát; mỗi bài có làn điệu, lời ca, điệu múa riêng, được đệm bằng trống phách. Một cuộc hát gồm 3 phần: phần lề lối, phần quả cách, phần bỏ hộ. Mỗi phần có nhiều bài, được hát theo trình tự nghiêm ngặt (Ảnh: Internet).
Thường vào mùa xuân, các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Để đón năm mới, vào ngày mồng một tết Nguyên đán, các họ xoan tập trung hát ở đình làng mình. Hát Xoan gồm một liên khúc nhiều bài hát; mỗi bài có làn điệu, lời ca, điệu múa riêng, được đệm bằng trống phách. Một cuộc hát gồm 3 phần: phần lề lối, phần quả cách, phần bỏ hộ. Mỗi phần có nhiều bài, được hát theo trình tự nghiêm ngặt (Ảnh: Internet).
Sức sống của hát xoan chính là tổng hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được người già đến người trẻ yêu thích (Ảnh: Internet).
Sức sống của hát xoan chính là tổng hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được người già đến người trẻ yêu thích (Ảnh: Internet).
Sức sống của hát xoan chính là tổng hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được người già đến người trẻ yêu thích (Ảnh: Internet).
Sức sống của hát xoan chính là tổng hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được người già đến người trẻ yêu thích (Ảnh: Internet).
Hát xoan ngoài phần lễ nghi còn là tập hợp của những điệu hát trữ tình giao duyên, vừa nôm na lại vừa duyên dáng. Trong lễ hội của làng xoan, sau phần lễ đều có phần vui chơi mà người phường xoan gọi là hát chơi bời gồm có hát đúm, hát đố, hát đối đáp trai gái... mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân (Ảnh: Internet).
Hát xoan ngoài phần lễ nghi còn là tập hợp của những điệu hát trữ tình giao duyên, vừa nôm na lại vừa duyên dáng. Trong lễ hội của làng xoan, sau phần lễ đều có phần vui chơi mà người phường xoan gọi là hát chơi bời gồm có hát đúm, hát đố, hát đối đáp trai gái... mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân (Ảnh: Internet).
Hát xoan ngoài phần lễ nghi còn là tập hợp của những điệu hát trữ tình giao duyên, vừa nôm na lại vừa duyên dáng. Trong lễ hội của làng xoan, sau phần lễ đều có phần vui chơi mà người phường xoan gọi là hát chơi bời gồm có hát đúm, hát đố, hát đối đáp trai gái... mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân (Ảnh: Internet).
Hát xoan ngoài phần lễ nghi còn là tập hợp của những điệu hát trữ tình giao duyên, vừa nôm na lại vừa duyên dáng. Trong lễ hội của làng xoan, sau phần lễ đều có phần vui chơi mà người phường xoan gọi là hát chơi bời gồm có hát đúm, hát đố, hát đối đáp trai gái... mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân (Ảnh: Internet).
Hát xoan ngoài phần lễ nghi còn là tập hợp của những điệu hát trữ tình giao duyên, vừa nôm na lại vừa duyên dáng. Trong lễ hội của làng xoan, sau phần lễ đều có phần vui chơi mà người phường xoan gọi là hát chơi bời gồm có hát đúm, hát đố, hát đối đáp trai gái... mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân (Ảnh: Internet).
Hát xoan ngoài phần lễ nghi còn là tập hợp của những điệu hát trữ tình giao duyên, vừa nôm na lại vừa duyên dáng. Trong lễ hội của làng xoan, sau phần lễ đều có phần vui chơi mà người phường xoan gọi là hát chơi bời gồm có hát đúm, hát đố, hát đối đáp trai gái... mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân (Ảnh: Internet).
Khi xem xét hồ sơ hát Xoan Phú Thọ, báo cáo của Ban thẩm định hồ sơ thông báo tại Hội nghị UNESCO (tổ chức gần đây ở Indonesia) đã đánh giá: Hồ sơ hát Xoan Phú Thọ - Việt Nam là hồ sơ duy nhất nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của Ban thẩm định. Các chuyên gia ghi nhận giá trị di sản và đánh giá cao những cố gắng của cộng đồng tại Phú Thọ trong nỗ lực bảo tồn các làn điệu Xoan (Ảnh: Internet).
Khi xem xét hồ sơ hát Xoan Phú Thọ, báo cáo của Ban thẩm định hồ sơ thông báo tại Hội nghị UNESCO (tổ chức gần đây ở Indonesia) đã đánh giá: Hồ sơ hát Xoan Phú Thọ - Việt Nam là hồ sơ duy nhất nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của Ban thẩm định. Các chuyên gia ghi nhận giá trị di sản và đánh giá cao những cố gắng của cộng đồng tại Phú Thọ trong nỗ lực bảo tồn các làn điệu Xoan (Ảnh: Internet).
Khi xem xét hồ sơ hát Xoan Phú Thọ, báo cáo của Ban thẩm định hồ sơ thông báo tại Hội nghị UNESCO (tổ chức gần đây ở Indonesia) đã đánh giá: Hồ sơ hát Xoan Phú Thọ - Việt Nam là hồ sơ duy nhất nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của Ban thẩm định. Các chuyên gia ghi nhận giá trị di sản và đánh giá cao những cố gắng của cộng đồng tại Phú Thọ trong nỗ lực bảo tồn các làn điệu Xoan (Ảnh: Internet).
Khi xem xét hồ sơ hát Xoan Phú Thọ, báo cáo của Ban thẩm định hồ sơ thông báo tại Hội nghị UNESCO (tổ chức gần đây ở Indonesia) đã đánh giá: Hồ sơ hát Xoan Phú Thọ - Việt Nam là hồ sơ duy nhất nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của Ban thẩm định. Các chuyên gia ghi nhận giá trị di sản và đánh giá cao những cố gắng của cộng đồng tại Phú Thọ trong nỗ lực bảo tồn các làn điệu Xoan (Ảnh: Internet).
Ngày 18/2/2012, tại Việt Trì, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ vinh danh và khen thưởng, tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 59 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ. (Ảnh: Internet).
Ngày 18/2/2012, tại Việt Trì, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ vinh danh và khen thưởng, tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 59 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ. (Ảnh: Internet).
Phạm Hải (Tổng hợp từ Internet)