Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo

08/04/2015 07:02
Đông Bình (Nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
(GDVN) - Bài viết đã giới thiệu tình hình mua bán vũ khí trong báo cáo của SIPRI và đưa ra một số đặc điểm thương mại quân sự thế giới hiện nay.
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Ngày 16 tháng 3, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển công bố báo cáo tình hình mua sắm quân sự toàn cầu. 

Báo cáo cho biết, lượng thương mại vũ khí toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2014 đã tăng 16% so với từ năm 2005 đến năm 2009. 

Trong đó, trong thương mại xuất khẩu vũ khí từ năm 2009 đến năm 2014, Mỹ giữ vững vị trí thứ nhất, chiếm 31% lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu; Nga đứng vị trí thứ hai, chiếm 27%; còn các nước đứng vị trí từ thứ 3 đến thứ 5 có tỷ lệ đều khoảng 5%.

Chiến tranh là sự tiếp diễn của đấu tranh chính trị, thương mại vũ khí thế giới là sự tiếp diễn và mở rộng của hoạt động kinh tế, quân sự quốc gia. Là đại lượng quan trọng trong chính trị và quan hệ quốc tế, đặc điểm của thương mại quân sự quốc tế luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế.

Trung Đông, châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương: lượng tiêu thụ vũ khí các khu vực điểm nóng tiếp tục tăng lên

Báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế cho thấy, trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, lượng nhập khẩu vũ khí của các nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã tăng 71% so với giai đoạn 2005 - 2009, trong đó lượng tăng trưởng 54% đến từ nhập khẩu vũ khí của khu vực Trung Đông gần đây. 

Theo báo cáo, Saudi Arabia vươn lên trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới. Từ năm 2010 đến năm 2014, lượng nhập khẩu vũ khí của họ tăng 4 lần so với giai đoạn 2005 - 2009.

Khu vực Trung Đông liên tiếp bất ổn, vấn đề Palestine-Israel, vấn đề Syria, vấn đề Yemen luôn là mối đe dọa to lớn của an ninh khu vực. 

Sau khi Quân đội Mỹ rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, các tổ chức cực đoan như ISIS, các tổ chức khủng bố như Al Qaeda lợi dụng khoảng trống quyền lực do Quân đội Mỹ để lại, thế lực từng bước lớn mạnh, đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, điều này làm cho nhu cầu quốc phòng của khu vực Trung Đông tăng vọt.

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Nền tảng công nghiệp của một số nước thành viên của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh như Saudi Arabia rất yếu, không thể sản xuất các hệ thống vũ khí phức tạp như xe tăng, máy bay chiến đấu, tàu chiến. 

Những nước này có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, bản thân "không thiếu tiền". Nhập khẩu vũ khí đã trở thành sự lựa chọn tất yếu để những nước này tăng cường thực lực quốc phòng, sở hữu vũ khí trang bị.

Báo báo cho biết, trong 10 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới, tổng lượng nhập khẩu của một nửa số quốc gia châu Á chiếm 30% tổng lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu. 

Trong đó, lượng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ chiếm 34% lượng nhập khẩu vũ khí của toàn châu Á, là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua. 

70% vũ khí nhập khẩu của nước này đến từ Nga, là khách hàng lớn nhất của vũ khí xuất khẩu Nga. Đồng thời, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore cũng đã bước vào top 10 nước nhập khẩu vũ khí.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương cũng là khu vực điểm nóng toàn cầu. 

Các nước đang phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất nhiều, khu vực này đã tập trung các điểm nóng như vấn đề Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan, tranh chấp biển đảo. 

Đồng thời, chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ đã làm tăng tính không xác định của chính sách an ninh các nước liên quan khu vực này và tính không ổn định của khu vực.

Khu vực Ấn Độ Dương kết nối với châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông, trong đó, Ấn Độ và Pakistan đối lập nghiêm trọng, đối kháng chính trị quân sự không ngừng diễn ra. 

Đối với các nước liên quan của những khu vực này, lượng thương mại vũ khí nhất là lượng vũ khí nhập khẩu gia tăng, tương đối ăn khớp với sự thay đổi của tình hình thực tế chính trị quốc tế của khu vực. 

Khu vực điểm nóng quốc tế có tình hình không ổn định thường cũng là nơi mua nhiều hệ thống vũ khí. Đây là một trong những quy luật bất biến của thị trường thương mại vũ khí thế giới.

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Từ xuất khẩu cho đồng minh đến "thương mại quốc gia" - cục diện top 2 Mỹ-Nga duy trì ổn định

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ-Xô tranh bá gây ra Chiến tranh Lạnh, trên thế giới cũng đã hình thành 2 tập đoàn quân sự chính trị lớn đối lập, đó là NATO do Mỹ đứng đầu và Khối hiệp ước Vacsava do Liên Xô đứng đầu. 

Trong cục diện đối lập 2 cực, các đồng minh quân sự và đối tác của Mỹ và Liên Xô xuất khẩu vũ khí cho nhau, đồng thời lấy xuất khẩu vũ khí để củng cố quan hệ quốc gia, mở rộng vai trò ảnh hưởng, thậm chí là thủ đoạn quan trọng của triển khai chiến lược. 

Điều này đã hình thành hai hệ thống vũ khí lớn do Mỹ chế tạo và Nga (Liên Xô) chế tạo trong lĩnh vực thương mại quân sự thế giới. Từ lâu, Mỹ-Nga (Liên Xô) cũng luôn là hai quốc gia có lượng xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Ngoài các nguyên nhân lịch sử như Chiến tranh Lạnh, nhu cầu khách quan của hệ thống công nghiệp mạnh của bản thân Mỹ và Nga cũng thúc đẩy xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga tăng lên, không giảm đi. 

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, khi xử lý tranh chấp quốc tế, các nước tìm cách vừa có thể bảo đảm an ninh, vừa có thể bảo đảm phát triển. Điều này cũng làm cho thương mại quân sự thế giới thay đổi.

Lấy Mỹ làm ví dụ, hoạt động thương mại quân sự của họ thường có đặc điểm “kép” - chính trị và kinh tế. 

Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ xuất khẩu cho Nhật Bản có đơn giá cao tới 325 triệu USD, gấp trên 2 lần giá mua trong nước của họ, hơn nữa giá cả đang không ngừng tăng lên. 

Như vậy vừa có thể kiếm được lợi nhuận vừa có thể buộc chặt Nhật Bản vào mua sắm vũ khí. 

Điều quan trọng hơn là, Mỹ bán vũ khí cho Nhật Bản đã củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật, tiếp tục đưa Nhật Bản vào hệ thống chiến lược đối ngoại của Mỹ.

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Giám đốc điều hành chương trình chi tiêu quân sự và vũ khí của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, ông Aude Fleurant cho rằng, Mỹ từ lâu coi xuất khẩu vũ khí là công cụ chính sách ngoại giao và an ninh chủ yếu, nhưng những năm gần đây do chi tiêu quân sự của họ không ngừng giảm đi, ngành công nghiệp quân sự của Mỹ ngày càng cần xuất khẩu vũ khí để duy trì trình độ sản xuất.

Nga đã kế thừa hơn 1.500 doanh nghiệp công nghiệp quân sự và hàng triệu nhân viên trong nghề từ Liên Xô. 

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhu cầu vũ khí của Nga nhanh chóng giảm xuống, Nga bắt đầu áp dụng phương thức gia tăng xuất khẩu vũ khí, kiếm ngoại hối, bảo đảm cho hệ thống công nghiệp quân sự tồn tại và vận hành bình thường.

Tháng 1 năm 2013, tại Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, bán vũ khí cho nước ngoài đã là một hành vi "thương mại quốc gia". 

Hơn nữa,  Nga có thể lấy xuất khẩu vũ khí làm biện pháp cân bằng của chính trị quốc tế.

Chẳng hạn, trong vấn đề Syria, Nga thông qua phương thức bán vũ khí cho Syria để đấu với phương Tây, giành được không gian chiến lược và khả năng xoay xở cho mình. 

Ngày 14 tháng 10 năm 2013, tại hội nghị của Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại Nga, ông Putin nhấn mạnh, xuất khẩu vũ khí là sự lựa chọn chiến lược của Nga, cần kiên trì thúc đẩy tiến lên.

Nhiều nhân tố chính trị-kinh tế đan xen - đằng sau mua bán vũ khí thể hiện ý chí quốc gia

Nhìn từ góc độ lịch sử, giao dịch vũ khí trang bị tư nhân hoặc phi nhà nước xuất hiện từ sau chiến tranh, chưa từng chấm dứt. 

Từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhà sản xuất vũ khí bí mật Bashir Zakharov đã nổi tiếng về bán các vũ khí như súng máy Maxim cho các nước trên thế giới. 

Trong khi đó, thương mại vũ khí thế giới có tính chất nhà nước đã được sản xuất lớn xã hội hóa cùng với cách mạng công nghiệp, dần dần hoàn thiện cùng với sự hình thành thị trường thế giới. Hiện nay, thương mại quân sự thế giới có đặc điểm trên vài phương diện.

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Thứ nhất, sự khác biệt của hệ thống công nghiệp giữa các nước đã thúc đẩy lưu thông của thị trường thương mại vũ khí thế giới. 

Mỹ và Nga có thể luôn chiếm top 2 của thương mại vũ khí thế giới, đằng sau có sự hỗ trợ của hệ thống công nghiệp quân sự mạnh của mỗi nước. 

Hai nước có thực lực khoa học kỹ thuật quân sự mạnh, quy mô, năng lực sản xuất và năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp công nghiệp quân sự cũng rất mạnh.

Để duy trì hoạt động của công nghiệp quân sự trong nước, hai nước về khách quan đều cần thông qua sản xuất và xuất khẩu vũ khí để giành được lợi ích kinh tế và chính trị, hình thành tuần hoàn lành mạnh "lấy ngoại hối xuất khẩu thúc đẩy kinh tế trong nước".

Mặt khác, các nước khác trên thế giới hoặc có hệ thống công nghiệp quân sự không hoàn chỉnh, lĩnh vực công nghệ tồn tại yếu kém rõ rệt, hoặc thiếu nền tảng công nghiệp. 

Quân đội của những nước này muốn tiến hành xây dựng hiện đại hóa, vũ khí trang bị muốn tiến hành nâng cấp đổi mới, phải thông qua phương thức nhập khẩu vũ khí của các nước phát triển công nghệ công nghiệp quân sự để giải quyết.

Đồng thời, một số nước có thực lực nhất định có sự phát triển trên một số lĩnh vực công nghiệp quân sự. 

Những nước này thông qua hình thức hợp tác công nghệ, khắc phục điểm yếu của mình. 

Chẳng hạn, Australia và Thuỵ Điển đã hợp tác thiết kế chế tạo tàu ngầm lớp Collins, nhiều nước châu Âu hợp tác thiết kế tàu hộ vệ dòng Horizon. 

Hình thức thương mại quân sự kiểu hợp tác công nghệ này có tỷ lệ ngày càng nhiều trong thương mại quân sự thế giới. Trong đó vừa có nhân tố công nghệ vừa có nhân tố kinh tế.

Chẳng hạn như trong chương trình máy bay chiến đấu châu Âu nổi tiếng, nhiều nước châu Âu tham gia chương trình khi đó đều không thể độc lập gánh được toàn bộ kinh phí nghiên cứu phát triển, vì vậy lựa chọn hợp tác nhiều bên. 

Có thể thấy, một quốc gia bất kể là xuất khẩu vũ khí hay mua vũ khí, hay hợp tác nhiều nước nghiên cứu phát triển vũ khí, đều là sự lựa chọn được đưa ra dựa trên đặc điểm công nghiệp và nhu cầu quốc phòng của bản thân mỗi nước.

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Thứ hai, thương mại quân sự kèm theo nhân tố chính trị đã trở thành trạng thái bình thường. 

Chính do thực lực chính trị và quân sự của các nước, sự khác biệt của ngành công nghiệp quân sự, bên xuất khẩu vũ khí thường kèm theo điều kiện chính trị đối với khách hàng. 

Năm 2014, tình hình Ukraine xấu đi, dẫn đến bùng phát nội chiến. Bị ảnh hưởng, Pháp và Nga đã nhiều lần đấu nhau về các vấn đề như khả năng bàn giao tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà Pháp chế tạo cho Nga.

Đây là ví dụ điển hình của thương mại vũ khí bị ảnh hưởng quốc tế. Khi quan hệ hai nước tương đối tốt, Nga và Pháp đã ký kết hợp đồng mua tàu, sau khi chế tạo xong tàu, lại gặp trở ngại do quan hệ hai nước xấu đi. 

Ngoài ra, đằng sau hoạt động bán vũ khí của Mỹ đối với Nhật Bản và Ấn Độ đều hàm chứa ý đồ "lôi kéo đồng minh châu Á, mở đường cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của họ".

Thứ ba, trong quan hệ thương mại vũ khí, hiện tượng “chủ-khách đổi chỗ” có khi xảy ra. 

Thông thường, trong quan hệ thương mại vũ khí quốc tế, người mua bản đảm giao tiền theo hợp đồng, người bán cam kết giao hàng theo hợp đồng và bảo đảm chất lượng. 

Nhưng, trong quan hệ thương mại vũ khí, hiện tượng chủ khách đổi chỗ có khi xảy ra. Tranh cãi về tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral giữa Pháp-Nga chính là như vậy.

Ngoài ảnh hưởng chính trị, các nhân tố kinh tế và công nghệ đơn thuần cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện bình thường của hợp đồng mua bán vũ khí. 

Chẳng hạn, tàu sân bay Vikramaditya Nga cải tạo cho Ấn Độ, do độ khó công nghệ cải tạo lớn, dẫn đến sự cố liên tiếp xảy ra, giá thành không ngừng tăng lên, vốn và ngân sách của Ấn Độ cũng lúc dừng lúc tiếp tục, thời gian bàn giao bị kéo dài mãi.

Hơn nữa, trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Hải quân hoàng gia Thái Lan muốn mua tàu hộ vệ, doanh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Âu cạnh tranh đấu thầu, cuối cùng Thái Lan đã lựa chọn mua tàu hộ vệ của Trung Quốc. 

Quân đội Thái Lan giải thích cho rằng "dùng giá cả 1/3 tàu chiến phương Tây có thể mua tàu chiến Trung Quốc có 80% năng lực tàu chiến phương Tây".

Có thể thấy, bất kể thương mại vũ khí thế giới thay đổi như thế nào thì nó đều phục vụ cho lợi ích quốc gia của mỗi nước, thể hiện ra sự khác biệt về thực lực của các nước trên thế giới, nó mang theo ý chí quốc gia của các nước.

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc
Đông Bình (Nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)