Cảnh báo về việc thu phí có thể sẽ làm gia tăng ùn tác giao thông?

29/03/2012 06:00
Nguyễn Văn Thuật/ĐH Paris 10
(GDVN) - Hiện tượng ùn tác giao thông ở các đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội… đang là những vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của toàn xã hội từ nhiều năm qua.
 Với người tham gia giao thông thì mệt mỏi khi tham gia giao thông bị ùn tắc, với cảnh sát giao thông thì lại càng mệt mỏi khi phải phân luồng, với ngành giao thông và các cơ quan có liên quan thì nhức đầu vì luôn suy nghĩ để tìm giải pháp làm giảm ùn tác giao thông. Cho đến này, việc đưa ra giải pháp để giảm ùn tác giao thông vẫn đang là bài toán khó giải.

Suốt những ngày qua, việc Bộ Giao thông đề xuất thu phí nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân với mục đích là để làm giảm tai nạn và ùn tác giao thông đang được báo chí bàn đến rất nhiều. Tuy nhiên, những ý kiến bàn về việc này còn chưa thể hiện được tính lí luận khoa học toàn diện để cho rằng việc thu phí này sẽ làm giảm ùn tác giao thông hay không? Bài viết này sẽ đề cập một số khía cạnh này nhằm góp phần lý giải cho việc thu phí này có góp phần làm giảm ùn tác giao thông hay không?.

Tác giả bài viết này cho rằng ùn tắc giao thông là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển
Tác giả bài viết này cho rằng ùn tắc giao thông là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển


Trước khi đưa ra một số lý giải cho vấn đề này ở hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Tác giả bài viết này cho rằng ùn tắc giao thông là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển. Ví dụ lập luận sau đây sẽ minh chứng cho hiện tượng này:

Về khách quan: Trong một khu phố A nào đó, với mật độ người và phương tiện đang tham gia giao thông bình thường. Song điều này vẫn có thể gây ùn tác giao thông cục bộ nếu không may có một vụ hỏa hoạn hoặc một vụ tai nạn giao thông nào đó xảy ra,... Ở Hà Nội và các thành phố khác trong cả nước, đã có một số vụ tai nạn giao thông xảy ra gây ách tác giao thông trong nhiều giờ là minh chứng cho điều này. Còn  ngay cả ở các nước có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và ý thức giao thông của người dân cao như Đức, Pháp thì hiện tượng ùn tác giao thông vẫn xảy ra trong nhiều trường hợp.

Về chủ quan: Hạ tầng giao thông ở các thành phố như Hà Nội, TP HCM  nói riêng còn chưa được đầu tư thỏa đáng so với sự phát triển của xã hội. Ý thức của người dân còn kém khi tham gia giao thông ở những tuyến đường bị ùn tắc…

Nói cách khác hiện tượng này là một phần của quá trình phát triển. Song nó lại lại góp phần cản trở sự phát triển. Vì vậy, giải pháp cho việc hết ùn tắc giao thông trong 1 thời gian xác định là không thể mà thay vào đó chỉ có thể là giải pháp làm cho việc giảm ùn tác giao thông mà thôi. Giảm ùn tắc giao thông rõ rệt là do giải pháp hiệu quả của nó được thực thi quyết liệt và được sự đồng tình của người dân.

Đã có nhiều việc làm được coi là giải pháp chống ùn tác giao thông mà Bộ Giao thông và các cơ quan áp dụng như: thay đổi giờ làm việc, thay đổi giờ học ở Hà Nội và ở TP HCM,…và mới đây là đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân mà Bộ Giao thông lý giải là để góp phần giảm ùn tác giao thông trong hệ thống các giải pháp đồng bộ của Bộ.

Thực tế, chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng trong hoàn cảnh hiện tại về cơ sở hạ tầng giao của nước ta như ở Hà Nội và TP HCM nói riêng, về ý thức của người tham gia giao thông nói chung thì để giảm ùn tác giao thông thì phải giảm cường độ người, giảm phương tiện tham gia giao thông và người tham gia giao thông phải có ý thức cao hơn nữa, tránh xung đột lợi ích cá nhân như lấn chen nhau khi giao thông bị ùn tắc.

Nếu không làm được những việc này thì  ùn tác giao thông sẽ khó bị đẩy lùi mà trái lại nó càng ùn tác. Vậy, nếu tiến hành việc thu phí này trong thời gian tới có góp phần hiệu quả làm giảm ùn tắc giao thông không?. Câu trả lời ở đây là không.

Bở vì: Đối với xe mô tô, thu phí loại phương tiện này hàng năm không thể làm giảm được người và phương tiện này tham gia giao thông. Bởi người sở hữu phương tiện này đều phải bị đóng phí như nhau (mức quy định là 500.000đ/năm), người tham gia giao thông nhiều bằng phương tiện này với người tham gia giao thông ít bằng phương tiện này là như nhau. Một mặt, thu như vậy là mang tính cao bằng. Mặt khác, việc người tham gia giao thông bằng phương tiện này sẽ không giảm vì họ cho rằng họ đã đóng phí rồi…

Việc thu phí gọi là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm ùn tắc là chưa thực sự khả thi?
Việc thu phí gọi là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm ùn tắc là chưa thực sự khả thi?


Đối với ô tô từ 9 chỗ trở xuống

Việc tiến hành thu phí lưu hành các phương tiện này ở mức 20- 50 triệu đồng/năm và phí đi vào trung tâm từ 30.000 - 50.000 đồng/lượt cũng không thể giảm được cường độ phương tiện này lưu thông. Vì người sở hữu phương tiện này buộc phải chấp nhận các phí đó. Xét về tâm lí người điều khiển phương tiện này khi vào các trung tâm cũng  buộc phải chấp nhận một khi đã ngồi trên volant.

Và như vậy, việc cho rằng thu phí đi vào trung tâm từ 30.000 - 50.000 đồng/lượt là hạn chế được phương tiện giao thông sẽ là phi thực tế, thậm chí những tác động tiêu cực khác như các hãng taxi cũng đồng lượt tăng giá và gánh nặng lại tiếp tục lên vai người dân là không thể tránh khỏi…

Từ những điều nêu trên, có thể thấy rằng việc lấy lí do để thu phí các loại phương tiện này là để giảm ùn tắc giao thông là không có cơ sở khoa học và không thực tế nên khó thuyết phục. Ngược lại nó còn có thể làm cho người tham gia giao thông gia tăng cường độ sử dụng phương tiện giao thông của mình vì họ cho rằng gánh nặng này họ đã phải chấp hành như một trách nhiệm nữa rồi. Do vậy, việc thu này sẽ khó có thể làm giảm ùn tắc giao thông được mà là ngược lại nó có thể sé góp phần làm gia tăng ùn tác giao thông...

Tóm lại: Việc thu phí gọi là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm ùn tắc là chưa thực sự khả thi. Ngoài việc đầu tư cho quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ra thì để góp phần làm giảm ùn tắc giao thông cần phải có những nghiên cứu khoa học sâu rộng và liên ngành thực sự hơn nữa để có những giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho vấn đề này. Một trong những giải pháp lâu dài và hiệu quả nhiều chiều nhất mà không phải nghiên cứu nữa sẽ góp phần giảm ùn tác giao thông là ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông.

Để ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông ngày càng cao thì phải sử dụng đến cả biện pháp hành chính như phạt những người không chấp hành ý thức giao thông như: leo lên vỉa hè để vượt qua đoạn ùn tắc, chen lấn để vượt người đi trước trong đoạn đường ùn tắc,… Áp dụng biện pháp này sẽ làm cho ý thức nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông càng cao góp phần nhanh chóng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa giao thông của người dân.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Nguyễn Văn Thuật/ĐH Paris 10