"Chả phải ở Sầm Sơn, ở Hà Nội tôi cũng bị họ chặt chém cho tơi bời"

02/08/2012 07:52
Độc giả Nguyễn Thị Trâm/ Vnexpress
“Cái con dở hơi kia, tao có ăn cắp, có bóp chét gì mày hay bà kia đâu mà mày phải kéo bà ý đi. Mày có tin là tao tát thẳng vào mặt mày không?”- mấy người bán hàng rong ở Văn Miếu đã chửi chúng tôi như vậy khi không mua hàng của họ.
Tôi thường qua bờ hồ, Hà Nội, để có cơ hội nói chuyện với du khách nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp. Hôm đó, khi đi quanh bờ hồ tôi gặp Paml, một giáo viên đến từ Mỹ.
Bờ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: internet)
Bờ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: internet)

Bà ấy hỏi đường đến Văn Miếu nhưng rất khó khăn nên tôi đã chủ động đến làm quen và làm hướng dẫn viên miễn phí đưa bà ấy đi thăm thú Hà Nội.
Trên đường đi chúng tôi trò chuyện rất vui vẻ, nhưng thỉnh thoảng lại có mấy người bán hàng rong đến chèo kéo. Tất nhiên điều này không thể tránh khỏi, nhưng vấn đề ở đây là Paml từ chối rất nhiều mà họ vẫn nhất quyết bám theo. Ngay bản thân tôi cũng thấy rất khó chịu huống chi là khách tham quan tới đây.
Khi tới cổng Văn Miếu, có mấy người bán hàng rong đến hỏi han xem khách du lịch có mua gì không, rồi họ gọi mấy người khác cùng tới bán.
Paml liên miệng nói “Sorry” (Xin lỗi) nhưng họ vẫn không chịu buông tha. Thấy vậy tôi bảo họ là bà ấy không muốn mua, họ liền trừng mắt nhìn tôi và mắng: “Mày là đứa nào, tao hỏi bà ấy chứ có hỏi mày đâu!”
Tôi không bận tâm và dẫn Paml đi nhưng người bán hàng kia còn sưng sỉa chửi: “Cái con dở hơi kia, tao có ăn cắp, có bóp chét gì mày hay bà kia đâu mà mày phải kéo bà ý đi. Mày có tin là tao tát thẳng vào mặt mày không?”
Tôi chỉ là dân huyện lên đây học, chả bao giờ dám đôi co với họ làm gì nên thôi thì đi nhanh tới cổng mua vé vào là thượng sách. Nếu như Paml hiểu những gì mấy cô bán hàng kia nói thì không hiểu liệu bà ấy nghĩ gì về con người Việt Nam, về du lịch Việt?
Chuyện chưa kết thúc ở đó. Khi chúng tôi ra khỏi Văn Miếu, Paml muốn được đi xe xích lô quay về bờ hồ, chúng tôi đã hỏi và định giá trước khi lên xe là 120.000 đồng.
Vậy mà khi xuống xe Paml đưa cho ông xích lô 150.000 đồng nhưng ông ta cố ý lờ đi, không thối tiền lại.

Mỗi người Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý phường, xã phải tự thấy xấu hổ với cách hành xử, lối kinh doanh bán hàng ngạo mạn, vô lễ thì mới giải quyết được dứt điểm văn hóa kinh doanh, bán hàng kiểu “bún mắng, cháo chửi".
Mỗi người Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý phường, xã phải tự thấy xấu hổ với cách hành xử, lối kinh doanh bán hàng ngạo mạn, vô lễ thì mới giải quyết được dứt điểm văn hóa kinh doanh, bán hàng kiểu “bún mắng, cháo chửi".


Tôi hỏi lại ông ấy thì ông ấy à ờ một lúc rồi mới trả lại 20.000 đồng và nói mấy câu bâng quơ rồi bỏ đi luôn. Dẫu biết là Tây họ cũng chả tính toán thiệt hơn mấy đồng làm gì, nhưng dù sao nó cũng phản ánh một điều trong mắt họ là người Việt mình thiếu trung thực cho dù chỉ là bộ phận nhỏ.
Chưa hết, chiều hôm đó Paml có nhờ tôi dẫn bà ấy đến hồ Tây thăm thú. Sau khi đi loanh quanh bờ hồ, vì khá mệt nên tôi và Paml chọn một ghế đá ngồi nghỉ chân.
Một bà hàng nước bước tới hỏi chúng tôi có uống gì không, chúng tôi bảo không. Sau một hồi giới thiệu nước non này nọ nhưng không nhận được sự đồng tình từ vị khách Tây, bà hàng nước liền buông một câu xanh rờn: “Mày dẫn bà kia đi đi, đây là chỗ tao bán hàng, không phải chỗ cho chúng mày ngồi”.
Không còn biết nói gì tôi đành cười bảo Paml tiếp tục đi. Thế đấy!
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn "chặt chém" trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Điểm nóng
Tranh cãi về Clip mỳ Gấu đỏ Góc ảnh độc giả
Bún mắng cháo chửi và văn hóa bán hàng  Vụ nhóm người giết khỉ dã man
Hà Nội - một thời để nhớ
Bấm xem ảnh đẹp
Điểm nóng: Hành trình tổ công tác đặc biệt 142
Bấm xem clip hot
Độc giả Nguyễn Thị Trâm/ Vnexpress