"Chính Trung Quốc đang thúc đẩy thay đổi ngầm, cơ bản ở Việt Nam"

24/07/2014 06:20
Hồng Thủy
(GDVN) - Người Việt ngày càng xem Trung Quốc là một nguy cơ gây bất ổn nếu không phải là một mối đe dọa. Rõ ràng Trung Quốc đã phớt lờ thông điệp xây dựng lòng tin.
Khủng hoảng giàn khoan 981 cũng là cơ hội thấy rõ nhất bộ mặt thật của Trung Quốc với tham vọng bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như quan hệ láng giềng bang giao.
Khủng hoảng giàn khoan 981 cũng là cơ hội thấy rõ nhất bộ mặt thật của Trung Quốc với tham vọng bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như quan hệ láng giềng bang giao.

Tờ Eurasia Review ngày 23/7 đăng bài phân tích của tác giả Đỗ Thanh Hải, hiện đang là một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc phòng Đại học Quốc gia Úc bình luận, trò chơi có tổng bằng 0 của ông Tập Cận Bình đã làm tổn hại nghiêm trọng đến nền tảng của quan hệ Việt - Trung.

Nền tảng cho sự ổn định của quan hệ Việt-Trung

Theo tác giả Đỗ Thanh Hải, kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã ổn định quan hệ song phương thông qua hai trụ cột, đầu tiên là các cuộc đối thoại dày đặc, thường xuyên giữa 2 đảng cầm quyền và chính phủ 2 nước được thiết lập để mở rộng hợp tác, quản lý sự cố và giải quyết các tranh chấp, khác biệt thông qua đàm phán.

Thông qua các diễn đàn đối thoại này, Việt Nam nhận được sự đảm bảo của Bắc Kinh rằng, yên tâm không có mối đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề còn "sự khác biệt về lịch sử", cụm từ thường được sử dụng khi đề cập tới vấn đề lãnh thổ giữa 2 nước. Đổi lại, Việt Nam cam kết thực hiện một chiến lược không liên kết.

Thứ 2, Việt Nam và Trung Quốc tham gia vào các cơ chế đa phương do ASEAN lãnh đạo để thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa. Trên cơ sở 2 trụ cột này, niềm tin đã phát triển và hợp tác giữa 2 nước đã được mở rộng đều đặn. Vấn đề biên giới đất liền và biên giới trên vịnh Bắc Bộ giữa 2 nước đã được giải quyết trong những năm 1999, 2000.

Mặc dù đôi khi còn có những căng thẳng, bất đồng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chúng được cách ly có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ tổng thể Việt - Trung. ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), trong đó các bên cam kết thực hiện quản lý và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Các bên cũng hy vọng Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý.

Chính sách bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á.
Chính sách bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á.

Trò chơi tổng bằng 0 của ông Tập Cận Bình ở Biển Đông

Kể từ giữa những năm 2000, mối lo ngại của Việt Nam ngày càng gia tăng khi Trung Quốc đã liên tục trở nên cứng rắn trên Biển Đông. Trong các năm 2006, 2007, Trung Quốc đã lặng lẽ đe dọa các công ty dầu khí quốc tế không được hợp tác với Petro Vietnam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời các tàu bán quân sự của Trung Quốc đã tìm cách thực thi (cái gọi là) quyền tài phán của họ với phạm vi mở rộng đến tận bãi cạn James Shoal, phía Nam quần đảo Trường Sa cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km.

Tháng 5/2009, Bắc Kinh đã thách thức Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bằng việc nộp yêu sách đường lưỡi bò lên Liên Hợp Quốc mà không có một lời giải thích nào. Kể từ đó, Trung Quốc liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng ở bãi cạn Scarborough (vốn do Philippines kiểm soát - PV), sau đó là bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).

"Chính Trung Quốc đang thúc đẩy thay đổi ngầm, cơ bản ở Việt Nam" ảnh 3

"Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam"

(GDVN) - Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự.

Gần đây nhất, Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên khắp Việt Nam. Trong con mắt của người Việt, đó là một hành động thay đổi hiện trạng trên thực địa, biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp, đi ngược lại thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước. 

Không những thế, Trung Quốc còn thách thức tự do hàng hải khi khoanh vùng bán kính 3 dặm xung quanh giàn khoan cấm tàu thuyền đi lại. Thậm chí Trung Quốc cố tình sử dụng bạo lực, bao gồm dùng mũi tàu đâm va, bắn vòi rồng công suất lớn vào tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam, thậm chí đâm chìm và xua đuổi tàu cá Việt Nam.

Vụ giàn khoan 981 đã cho người Việt thấy rõ 3 thực tế. Đầu tiên đó là sự cố ý của Trung Quốc, được chuẩn bị kỹ lưỡng và Trung Quốc đã lựa chọn thời điểm xâm phạm vùng biển Việt Nam chỉ 6 tháng sau chuyển thăm của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc tới Hà Nội.

Thứ 2, động thái này do chính quyền trung ương Trung Quốc trực tiếp hoạch định và chỉ huy bởi nó có một sự phối hợp liên ngành cao cấp. Thứ 3, việc cấm sử dụng vũ lực không ngăn cản các loại bạo lực. Trung Quốc đã sử dụng các lực lượng tàu thuyền công vụ, máy bay chiến đấu của không quân và tàu chiến hạm đội Nam Hải tham gia, điều này đã làm thay đổi cuộc chơi ở Biển Đông.

Trung Quốc chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự để uy hiếp, đe dọa láng giềng, thay đổi "luật chơi" ở Biển Đông.
Trung Quốc chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự để uy hiếp, đe dọa láng giềng, thay đổi "luật chơi" ở Biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam

Ngay từ đầu khi nổ ra vụ giàn khoan 981, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm đối thoại song phương để xoa dịu căng thẳng, tuy nhiên 30 lần nỗ lực giao thiệp với Trung Quốc đều không nhận được phản hồi tích cực nào từ phía Bắc Kinh. 4 đường dây nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên nguội lạnh trong lúc cần thiết nhất.

Chuyến sang Việt Nam dự họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc của ông Dương Khiết Trì nói theo giọng điệu (kẻ cả, hỗn hào của) Bắc Kinh là để "dạy Việt Nam cách ứng xử" chứ không phải thiện chí tìm cách tháo gỡ bế tắc. Ngay trước chuyến đi của ông Trì, Trung Quốc đã kéo giàn khoan Nam Hải 9 vào khu vực chưa phân giới trên cửa vịnh Bắc Bộ, nơi hoạt động đàm phán vẫn đang được tiến hành.

Việt Nam sau đó đã chủ động đưa ra một chiến dịch tuyên truyền tố cáo những hành động phạm pháp của Trung Quốc. 5 cuộc họp báo quốc tế đã được tổ chức tại Hà Nội công bố các bằng chứng về hành động hung hăng, gây hấn của Trung Quốc. Các nước ASEAN, G7 và một chục quốc gia khác lên tiếng bày tỏ lo ngại trước diễn biến tình hình. Mỹ, Nhật Bản và Úc coi chủ nghĩa đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông là gây mất ổn định và vô ích.

"Chính Trung Quốc đang thúc đẩy thay đổi ngầm, cơ bản ở Việt Nam" ảnh 5

"Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực với Việt Nam trong vụ giàn khoan"

(GDVN) - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh được Kyodo News dẫn lời cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực với Việt Nam.

Trong kỳ Đối thoại Shangri-la năm nay tại Singapore, các quan chức Trung Quốc phải đối mặt với những lời chỉ trích nghiêm trọng và những câu hỏi chất vấn hóc búa.

Bước tiếp theo, Việt Nam đã đưa vấn đề này ra diễn đàn ASEAN. Tuy nhiên Việt Nam không thể đảm bảo sự đồng thuận tuyệt đối trong ASEAN để lên án hành động phạm pháp của Trung Quốc. Người Việt cũng thấy rõ không thể kỳ vọng vào ASEAN có thể hạn chế các hành vi hung hăng của Trung Quốc. Cuối cùng, Việt Nam đã đưa vấ đề ra Liên Hợp Quốc trong khi Trung Quốc cũng khởi xướng phản công tại diễn đàn này. Lần đầu tiên Trung Quốc dần kéo họ ra khỏi chính sách phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Việt Nam đã tạm thời không thể kiểm soát hiệu quả khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 (vì Bắc Kinh huy động lực lượng tàu hộ tống áp đảo, bao gồm cả 5 tàu quân sự - PV). Bây giờ giàn khoan 981 được Trung Quốc rút về vùng biển Hải Nam nhưng vẫn còn đó nỗi lo thường trực với người Việt, đó là nó có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Rõ ràng chỉ có số ít người tin rằng Trung Quốc dời giàn khoan 981 về Hải Nam là do các cuộc biểu tình phản đối của Việt Nam.

Những thay đổi ngầm cơ bản tại Việt Nam

Trung Quốc dường như đã quá liều lĩnh trong việc gây sức ép với Việt Nam, mặc dù cuộc khủng hoảng 981 đã được làm dịu, nhưng đã tạo thành một số thay đổi cơ bản có khả năng biến đổi hoàn toàn cảm quan chiến lược của Việt Nam.

Đâu tiên, người Việt ngày càng xem Trung Quốc là một nguy cơ gây bất ổn nếu không phải là một mối đe dọa. Rõ ràng Trung Quốc đã phớt lờ thông điệp xây dựng lòng tin chiến lược của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-la 2013. Nó như 1 tín hiệu về sự tin cậy của Việt Nam với Trung Quốc đang xấu đi khi Bắc Kinh ngày một hung hăng và liều lĩnh.

"Chính Trung Quốc đang thúc đẩy thay đổi ngầm, cơ bản ở Việt Nam" ảnh 6

Quan hệ chiến lược Việt-Mỹ lớn hơn sẽ làm đảo lộn tham vọng Trung Quốc

(GDVN) - Một tái lập quan hệ chiến lược rộng lớn hơn giữa Mỹ với Việt Nam chắc chắn sẽ làm đảo lộn (tham vọng của) Trung Quốc thiết lập trật tự an ninh mới ở châu Á.

Phát biểu mạnh mẽ khác thường gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam như "sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết", "bảo lưu quyền tự vệ", "không bao giờ đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó" là dấu hiệu cho thấy sự mất dần kiên nhẫn trước (các hành động khiêu khích, gây hấn của) Trung Quốc.

Rõ ràng Việt Nam sẽ khó có thể tìm thấy mối liên hệ với cái gọi là phát triển hòa bình của Trung Quốc. Chưa bao giờ phương châm 4 tốt, 16 chữ một thời tượng trưng cho quan hệ hữu nghị Việt - Trung lại "tiêu tan nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông" đến thế.

Thứ 2, khủng hoảng 981 không chỉ đẩy 2 nước vào cuộc tranh cãi ngoại giao mà các cuộc biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam đã nổ ra với quy mô chưa từng có. "Thoát Trung", tức làm thế nào để Việt Nam "thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc chi phối" đã trở thành chủ đề phổ biến trong dư luận. Doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu và thị trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Xung quanh vấn đề xử lý căng thẳng Biển Đông bằng con đường pháp lý, lo ngại sự leo thang đến mức xung đột vũ trang hoặc một sự cố bất ngờ trong quan hệ Việt - Trung, Việt Nam đã thận trọng chờ đợi những hành động của Trung Quốc sau 15/8, thời hạn Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp hòa bình, nhưng vẫn chờ đợi đúng thời điểm.

Hiện chưa rõ liệu các giải pháp chính trị và ngoại giao để xử lý căng thẳng đã cạn kiệt hay chưa. Nhưng rõ ràng Việt Nam sẽ không khởi động tiến trình pháp lý cho đến khi chuẩn bị đầy đủ cho việc thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, học giả Đỗ Thanh Hải bình luận.

"Chính Trung Quốc đang thúc đẩy thay đổi ngầm, cơ bản ở Việt Nam" ảnh 7

Học giả Ấn: Trung Quốc chớ đánh giá thấp khả năng trả đũa của Việt Nam

(GDVN) - Ông nhấn mạnh, Trung Quốc không nên đánh giá thấp khả năng Việt Nam trả đũa các hành động của họ một khi Bắc Kinh làm tổn thương người Việt quá mức

Vùng đặc quyền kinh tế dọc theo bờ biển của Việt Nam quan trọng không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà nó còn là một vùng đệm an ninh. Nếu những lá chắn ven biển bị xâm phạm bởi những kẻ hiếu chiến, miền Trung mỏng manh của Việt Nam khi thiếu đi chiều sâu chiến lược sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục bảo vệ bờ biển của mình ngay tại chỗ khi giàn khoan Trung Quốc rời khỏi.

Nếu Trung Quốc tiếp tục ép Việt Nam đến một lúc nào đó Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét chính sách không liên kết hiện tại của mình. Việt Nam có thể lấp lỗ hổng chiến lược của mình bằng việc tìm kiếm nguồn vũ khí hiện đại từ Hoa Kỳ để tăng tính răn đe. Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam sẽ sớm sang Washington để thảo luận các vấn đề liên quan.

Lịch sử đã cho thấy 2 bài học. Một là, Việt Nam không bao giờ biết khuất phục hay quỳ gối trước sức mạnh. Thứ 2, tình bạn được xây dựng lâu dài có thể nhanh chóng bị phá vỡ một khi niềm tin đã biến mất. 

Hồng Thủy