Chùm ảnh: Bí mật đằng sau biểu tượng "độc nhất vô nhị" của thủ đô

23/11/2012 07:31
Hoàng Lâm (Ảnh: TL)
(GDVN) - Khuê Văn Các - Thiên quang tỉnh, công trình gắn với bao thăng trầm của Hà Thành vừa chính thức được công nhận là biểu tượng của thủ đô.
Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê) là biểu tượng văn hóa của Thăng Long - Hà Nội từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, ít người biết công trình này lại do một vị... võ tướng dựng lên. Ông là tổng trấn Bắc thành: Nguyễn Văn Thành.
Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê) là biểu tượng văn hóa của Thăng Long - Hà Nội từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, ít người biết công trình này lại do một vị... võ tướng dựng lên. Ông là tổng trấn Bắc thành: Nguyễn Văn Thành.
Nguyễn Văn Thành (1758-1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn, có công lớn trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) lên ngôi để trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Nguyễn Văn Thành (1758-1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn, có công lớn trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) lên ngôi để trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Thời gian sửa sang lại Bắc thành, tổng trấn Nguyễn Văn Thành đã cho tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám và dựng thêm Khuê Văn Các ở cửa Nghi Môn. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805, tạo nên một kiến trúc có giá trị văn hóa, mỹ thuật đến muôn đời sau.
Thời gian sửa sang lại Bắc thành, tổng trấn Nguyễn Văn Thành
đã cho tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám và dựng thêm Khuê Văn Các ở cửa Nghi Môn. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805, tạo nên một kiến trúc có giá trị văn hóa, mỹ thuật đến muôn đời sau.
Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
Vừa qua, với việc lựa chọn biểu tượng của thủ đô, có nhiều ý kiến đề nghị cần tổ chức cuộc thi để lựa chọn biểu tượng; xem xét có thể lựa chọn Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội… làm biểu tượng của thủ đô. Tuy nhiên, UBTVQH đánh giá, Khuê Văn Các là công trình văn hoá, lịch sử có kiến trúc độc đáo, nổi bật trong quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho được chọn và quy định trong luật này rằng: Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Theo kết quả phiếu xin ý kiến ĐBQH, đã có 307/363 đại biểu tán thành.
Vừa qua, với việc lựa chọn biểu tượng của thủ đô, có nhiều ý kiến đề nghị cần tổ chức cuộc thi để lựa chọn biểu tượng; xem xét có thể lựa chọn Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội… làm biểu tượng của thủ đô. Tuy nhiên, UBTVQH đánh giá, Khuê Văn Các là công trình văn hoá, lịch sử có kiến trúc độc đáo, nổi bật trong quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho được chọn và quy định trong luật này rằng: Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Theo kết quả phiếu xin ý kiến ĐBQH, đã có 307/363 đại biểu tán thành.
Khuê Văn Các vừa thể hiện được truyền thống hiếu học của người Việt Nam, vừa thể hiện được nền văn hiến lâu đời của nước ta.
Khuê Văn Các vừa thể hiện được truyền thống hiếu học của người Việt Nam, vừa thể hiện được nền văn hiến lâu đời của nước ta.
Khuê Văn Các xưa...
Khuê Văn Các xưa...
Và nay
Và nay 
Hình ảnh Khuê Văn Các đã được TP Hà Nội sử dụng làm biểu tượng thủ đô trong nhiều năm qua và được nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế công nhận, trân trọng.
Hình ảnh Khuê Văn Các đã được TP Hà Nội sử dụng làm biểu tượng thủ đô trong nhiều năm qua và được nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế công nhận, trân trọng.
Gác Khuê Văn xưa kia là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.
Gác Khuê Văn xưa kia là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.

Hoàng Lâm (Ảnh: TL)