Chùm ảnh: Thăm nhà sàn cổ mái lá của người dân tộc còn sót lại

25/02/2012 06:25
Cao Tuân (tổng hợp)
(GDVN) - Trong khi nhà sàn đang dần đổi thay và tân tiến thì ở rất nhiều vùng dân tộc vẫn giữ lại những ngôi nhà sàn cổ bằng mái lá cây rừng độc đáo.
Một kiến trúc đậm nét chế độ mẫu hệ của người E Đê. Nhà sàn được làm bằng gỗ và tre nứa, lợp mái tre. Nhà được chia làm ba phần: Sân sàn, ngăn khách và ngăn ở. Sân trước có hai cầu thang dược đẽo ba bằng tay, với tạo hình mặt trăng, nhũ hoa...

Một kiến trúc đậm nét chế độ mẫu hệ của người E Đê. Nhà sàn được làm bằng gỗ và tre nứa, lợp mái tre. Nhà được chia làm ba phần: Sân sàn, ngăn khách và ngăn ở. Sân trước có hai cầu thang dược đẽo ba bằng tay, với tạo hình mặt trăng, nhũ hoa...

Đi vào thăm bản Pom Coọng, hình ảnh thân quen nhất là những ngôi nhà sàn nằm san sát bên nhau. Bản Pom Coọng nổi tiếng có 64 nhà sàn cổ như một điểm hẹn đón khách du lịch bốn phương

Đi vào thăm bản Pom Coọng, hình ảnh thân quen nhất là những ngôi nhà sàn nằm san sát bên nhau. Bản Pom Coọng nổi tiếng có 64 nhà sàn cổ như một điểm hẹn đón khách du lịch bốn phương

Một ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường được làm bằng gỗ, lợp mái kè của người dân ở xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa)
Một ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường được làm bằng gỗ, lợp mái kè của người dân ở xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa)
Nét văn hóa nhà sàn mái lá vẫn được người dân tộc H'Mông lưu giữ

Nét văn hóa nhà sàn mái lá vẫn được người dân tộc H'Mông lưu giữ

Những ngôi nhà cổ, nhỏ gọn và đẹp mắt thế này còn rất ít. Phải vào các làng sâu của người dân tộc J'rai thì mới bắt gặp
Những ngôi nhà cổ, nhỏ gọn và đẹp mắt thế này còn rất ít. Phải vào các làng sâu của người dân tộc J'rai thì mới bắt gặp
Nhà người Mường Hòa Bình có những đặc điểm riêng :Nhà thường ba gian hai chái. Bộ khung với vì kèo kết cấu đơn giản. Đặc trưng ở cái kèo có pà wặc (cái cựa) đè lên cây đòn tay cái để đỡ kèo khỏi bị tụt. Nhà có chái nhưng không có vì kèo chái như nhà người Việt. Chỗ dựa của bộ xương mái là nhờ vào hai cây pắp cal và một cây léo hè, đầu gác lên thanh giằng hai kèo gần chỏm kèo
Nhà người Mường Hòa Bình có những đặc điểm riêng :Nhà thường ba gian hai chái. Bộ khung với vì kèo kết cấu đơn giản. Đặc trưng ở cái kèo có pà wặc (cái cựa) đè lên cây đòn tay cái để đỡ kèo khỏi bị tụt. Nhà có chái nhưng không có vì kèo chái như nhà người Việt. Chỗ dựa của bộ xương mái là nhờ vào hai cây pắp cal và một cây léo hè, đầu gác lên thanh giằng hai kèo gần chỏm kèo
Nhà sàn là một trong những nét văn hóa vật thể đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên cùng với những kiến trúc độc đáo và phù hợp theo từng dân tộc và vùng miền
Nhà sàn là một trong những nét văn hóa vật thể đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên cùng với những kiến trúc độc đáo và phù hợp theo từng dân tộc và vùng miền
Có thể phân biệt sự khác nhau của nhà sàn Eêđê, Jrai, Bana và Sêđăng,… bằng cách xem xét độ cong của vòm mái, nhất là những hình trang trí ghép bằng nứa hoặc bằng gỗ trên đỉnh nóc. Nhà sàn dài của người Êđê, theo trường ca sử thi Đam San, có thể “dài một hơi ngựa chạy”, hoặc “dài như một tiếng chiêng ngân “.Một căn nhà sàn Êđê, Jrai có chiều dài thường từ 25-50m
Có thể phân biệt sự khác nhau của nhà sàn Eêđê, Jrai, Bana và Sêđăng,… bằng cách xem xét độ cong của vòm mái, nhất là những hình trang trí ghép bằng nứa hoặc bằng gỗ trên đỉnh nóc. Nhà sàn dài của người Êđê, theo trường ca sử thi Đam San, có thể “dài một hơi ngựa chạy”, hoặc “dài như một tiếng chiêng ngân “.Một căn nhà sàn Êđê, Jrai có chiều dài thường từ 25-50m
Ở vùng người Bana còn có một loại phên dùng để lót sàn nhà rất đặc biệt. Đó là những thỏi gỗ hoặc mảnh nứa dày nhỏ như đầu ngón chân cái được nối với nhau thành tấm theo cách khớp từng mảnh lại, gác lên các thanh dầm gỗ sàn nhà. Trên sàn có trải chiếu ở chỗ mời khách ngồi, hoặc chỗ nghỉ ngơi của chủ nhà…

Ở vùng người Bana còn có một loại phên dùng để lót sàn nhà rất đặc biệt. Đó là những thỏi gỗ hoặc mảnh nứa dày nhỏ như đầu ngón chân cái được nối với nhau thành tấm theo cách khớp từng mảnh lại, gác lên các thanh dầm gỗ sàn nhà. Trên sàn có trải chiếu ở chỗ mời khách ngồi, hoặc chỗ nghỉ ngơi của chủ nhà…

Người dân tộc vùng Phú Yên hiện chỉ còn 4 ngôi nhà mái lá tương đối nguyên vẹn ở huyện Sông Cầu.

Người dân tộc vùng Phú Yên hiện chỉ còn 4 ngôi nhà mái lá tương đối nguyên vẹn ở huyện Sông Cầu.

Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. Nhà sàn chủ yếu dùng cột không ngoãm, vách phên, sàn bương. Hiện nay nhiều nơi đã làm nhà khang trang, vững chãi hơn nhưng vẫn giữ được văn hóa truyền thống lập nhà bằng mái lá

Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. Nhà sàn chủ yếu dùng cột không ngoãm, vách phên, sàn bương. Hiện nay nhiều nơi đã làm nhà khang trang, vững chãi hơn nhưng vẫn giữ được văn hóa truyền thống lập nhà bằng mái lá

Căn nhà sàn mái lá của người dân tộc Chăm còn lưu lại bên những căn nhà mới khang trang

Căn nhà sàn mái lá của người dân tộc Chăm còn lưu lại bên những căn nhà mới khang trang

Một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở. Nhà rông của các dân tộc Bana và Sêđăng được coi là biểu tượng đặc trưng của Tây Nguyên.

Một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở. Nhà rông của các dân tộc Bana và Sêđăng được coi là biểu tượng đặc trưng của Tây Nguyên.

Nhà sàn của người Nùng ở Tây Bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng) thường được làm tựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra phía ruộng đồng và cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi, tránh núi non, sông ngòi, bụi cây có hình thù kỳ bí. Ðiều này xuất phát từ quan niệm của người tày, Nùng cho rằng, mỏm núi hình mũi tên hướng vào nhà thì mọi người trong nhà sẽ hay gặp phải tai nạn, thương vong; bụi cây có hình thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi hay bị chết, bị bắt; còn một dòng suối chảy qua nhà sẽ làm gia đình bị mất của... Mặt bằng nhà sàn của người Tày, Nùng thường có bề ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 đến 9 hàng cột. Cáo ngôi nhà trong bản thường được dựng song song với nhau và chạy theo triền đồi.

Nhà sàn của người Nùng ở Tây Bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng) thường được làm tựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra phía ruộng đồng và cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi, tránh núi non, sông ngòi, bụi cây có hình thù kỳ bí. Ðiều này xuất phát từ quan niệm của người tày, Nùng cho rằng, mỏm núi hình mũi tên hướng vào nhà thì mọi người trong nhà sẽ hay gặp phải tai nạn, thương vong; bụi cây có hình thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi hay bị chết, bị bắt; còn một dòng suối chảy qua nhà sẽ làm gia đình bị mất của... Mặt bằng nhà sàn của người Tày, Nùng thường có bề ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 đến 9 hàng cột. Cáo ngôi nhà trong bản thường được dựng song song với nhau và chạy theo triền đồi.

Những mái nhà của người dân tộc Thái bản Lác nhấp nhô, bản làng đã dần hiện ra rõ hơn
Những mái nhà của người dân tộc Thái bản Lác nhấp nhô, bản làng đã dần hiện ra rõ hơn
Nhà sàn của người Hrê (Quảng Ngãi)
Nhà sàn của người Hrê (Quảng Ngãi)
Cao Tuân (tổng hợp)