Chuột gieo rắc những mầm bệnh nguy hiểm nào?

29/11/2012 13:27
Theo VnExpress
Khi bị chuột cắn hay tiếp xúc với chất bài tiết của chuột, con người có thể mắc một số loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây các bệnh nguy hiểm khác, ngoài bệnh suy thận cấp do Hanta virus.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, xoắn khuẩn Leptospira ở chuột cũng có thể gây tình trạng sốt, vàng da, suy gan, suy thận cho người. Bệnh này đã gặp khắp nơi trên thế giới. Người bị chuột cắn hoặc tiếp xúc với chất bài tiết, xác chuột bệnh, có thể lên cơn sốt do vi khuẩn Streptobacillus moniliformis gây nên. Loại virus này thường có trên chuột ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Riêng ở châu Á, bệnh sốt từ chuột thường do vi khuẩn Spirillum minue. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, xoắn khuẩn Leptospira ở chuột cũng có thể gây tình trạng sốt, vàng da, suy gan, suy thận cho người. Bệnh này đã gặp khắp nơi trên thế giới.
Trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, chuột đào hang tìm thức ăn ở gần cửa nhà dân. Ảnh: Thiên Chương.
Trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, chuột đào hang tìm thức ăn ở gần cửa nhà dân. Ảnh: Thiên Chương.
Người bị chuột cắn hoặc tiếp xúc với chất bài tiết, xác chuột bệnh, có thể lên cơn sốt do vi khuẩn Streptobacillus moniliformis gây nên. Loại virus này thường có trên chuột ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Riêng ở châu Á, bệnh sốt từ chuột thường do vi khuẩn Spirillum minue. Một loại virus khác là Lassa, chủ yếu qua tiếp xúc với chất bài tiết, gây sốt Lassa. Bệnh thường gặp nhiều ở châu Phi.
"Vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis, chủ yếu do bọ chét hút máu chuột và loài gặm nhấm bệnh rồi cắn lây sang người. Trước đây dịch hạch đã từng gieo rắc kinh hoàng khi giết chết hàng triệu người ở châu Âu, hiện nay bệnh hiếm gặp nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra ở châu Á, châu Phi và thậm chí ở Mỹ", bác sĩ Châu nói. Với Hanta virus, theo nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Viện Pasteur TP HCM từ các ca bệnh cụ thể, loại virus này gây sốt xuất huyết thể thận. Trước tiên bệnh nhân bị sốt xuất huyết sau đó có dấu hiệu suy thận. Bệnh được xác định ở khu vực châu Á và Đông Nam Á với tỷ lệ tử vong 4-15%. Hanta lan truyền theo đường hô hấp từ các chất thải bài tiết của động vật gặm nhấm. Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết, chuột còn có thể là nguồn lây ký sinh trùng cho người. "Bệnh viêm màng não do giun Angiostrongylus cantonensis là một ví dụ. Đây là một loại giun sống ký sinh sinh trong động mạch phổi của chuột, giun đẻ trứng ở thực quản chuột, trứng theo phân chuột ra ngoài. Trứng nở thành ấu trùng sống trong đất ẩm, lá rau xanh hoặc chui vào các loài ốc sống trên cạn như ốc bưu, ốc sên. Khi người ăn rau xanh hoặc ốc nấu không chín, ấu trùng sẽ chui qua thành ruột đi vào mạch máu, lên não gây bệnh viêm màng não nước trong. Biểu hiện lâm sàng là sốt, nhức đầu, đau gáy, yếu liệt chi hoặc nửa người… dịch não tủy của bệnh nhân có nhiều tế bào bạch cầu toan tính (chiếm 20-80% tỷ lệ bạch cầu). Bệnh có thể tự khỏi sau 2-4 tuần hoặc có thể gây tổn thương não không hồi phục, tử vong. "Tại bệnh viện đã có nhiều trường hợp bị viêm màng não do ký sinh trùng này, trong đó có 2 ca bị viêm màng não nặng do ăn ốc sên sống. Để phòng bệnh, cần tránh ăn rau sống, ăn ốc nấu không kỹ, bẫy chuột ở khu trồng trọt rau xanh", bác sĩ Siêu khuyến cáo. Tại TP HCM, theo phản ánh của nhiều người dân, vài tháng gần đây, chuột cống xuất hiện nhiều hơn và lộng hành hơn không chỉ các khu vực nhà ga, bến xe mà cả những khu dân cư. Tối 19/11, đặt túi lạc rang trên bàn rồi nói chuyện điện thoại, quay lại, chị Hà nhà ở Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, đã thấy túi đậu bị một chú chuột cống kéo chạy phăng phăng trên sàn nhà. Đây không phải là lần đầu tiên chị Hà bị chuột cắp thức ăn. Chiều 18/11, vừa đặt con cá chiên trên đĩa chưa kịp dọn lên mâm, quay sang lấy bát đũa, con cá cũng đã bị một "ông tý" kéo lê. "Chúng rất lộng hành và khôn ngoan, tôi đặt bẫy nhiều tuần rồi mà chúng vẫn không mắc bẫy. Chưa nói đến bệnh tật, chuột chỉ phá phách thôi thì đã quá mệt mỏi rồi", chị Hà nói. Nhiều hộ dân sinh sống ở khu vực gần chợ Lò Than, phường 6, quận 8, cũng bị cảnh chuột quậy phá. Anh Hưng chủ một cửa hàng tạp hóa cho biết, ngày nào bánh kẹo và thức ăn của anh cũng bị chúng cắn thủng bao bì. "Hàng hóa nhiều quá nên khó lòng mà che chắn. Tôi phải nuôi cả chó lẫn mèo để bắt chuột nhưng vẫn chưa trị được chúng", anh Hưng nói. Trên tuyến Phạm Thế Hiển, chuột xuất hiện nhiều nhất là khu vực dân cư gần nơi tập kết các xe rác ở khu phố 1, phường 6. Ở điểm này, chuột cống chạy từng đàn, chúng làm hang ở ngay dưới chân tường nhà dân và khoét thủng cả những mảng xi măng trên lề đường để chui lên tìm thức ăn. Khi thấy ánh đèn pha, lũ chuột bỏ chạy vào khe cửa sắt của các hộ dân ở gần đấy. Ngay cả những quận trung tâm Sài Gòn, ông tý cũng lộng hành. Đường Trần Hưng Đạo đoạn gần ngã tư Tản Đà, Lương Nhữ Học, chuột cống còn chạy băng qua đường để tranh thức ăn thừa từ các hàng quán vừa mới dẹp. Chị Tâm, nhân viên một quán cà phê trên đoạn đường này cho biết có hôm chuột chạy cả qua chân của khách. Đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn đối diện Bệnh viện Từ Dũ) nơi có các quán nhậu đêm, chuột từ các miệng cống cũng lên tìm thức ăn rồi chạy luôn vào nhà dân. "Chúng phá kinh khủng, có đêm đang ngủ, tôi nghe tiếng sột soạt ở bếp, bật đèn lên thì thấy đến 3 -4 con đang gặm dây ống dẫn gas", ông Hải chủ một căn hộ mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai nói. Chìa chiếc mùng bị chuột cắn thủng, chị Như trên đường D2 khu cư xá Đô Thành, quận 3, cho biết dù có mắc mùng vẫn bị chuột chui cắn mùng rồi chui vào cắn chân. "Khoảng một tuần trước, đang ngủ thì tôi cảm giác đau ở ngón chân, giật mình thức dậy mới thấy một con chuột to vật vã đang gặm ngón chân mình. Tôi lo lắm nhưng may mà không bị mắc bệnh", chị Như nói. Để đối phó gia đình đã nghĩ ra đủ cách để tiêu diệt chuột từ đánh bẫy, dùng keo dính cho đến đánh thuốc nhưng chuột chỉ giảm chứ không hết hẳn. "Nghe thông tin chuột cắn người gây bệnh tôi lo lắm vì nhà có trẻ em. Nhưng làm sao có thể diệt được hết khi chúng chạy từ ngoài phố vào. Nhà tôi có đến 2 con mèo nhưng vẫn không ăn thua", một người dân sống tại đường Trần Điện quận 5 nói. Anh Tuấn và các hộ dân sống tại quận 8 thì cho rằng, bên cạnh ý thức giữ gìn vệ sinh và tự đánh bắt chuột của từng hộ dân, thành phố cần phải có kế hoạch diệt chuột trên diện rộng và kéo dài. Khẳng định việc diệt hết chuột trong cống rãnh là không thể nhưng trước tình trạng chuột cống lộng hành, chiều 19/11, đại diện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết sẽ triển khai diệt chuột trên diện rộng. Các bác sĩ cũng sẽ tập trung tiêu diệt loại chuột cống lông nâu vừa được Viện Pasteur TP HCM phát hiện có mang virus gây suy thận. Trong thời gian diệt chuột, Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu khuyến cáo người dân nên giữ vệ sinh môi trường, đậy kín thức ăn. Những khu vực có nhiều chuột, người dân nên ngủ mùng để tránh bị chuột cắn. Cũng theo ông Siêu, người dân không nên quá hoang mang bởi bệnh do chuột gây ra chỉ là những trường hợp rải rác và khó có thể gây thành dịch.
Theo VnExpress