Sự kiện máy bay Malaysia mất tích bí mật

Chuyên gia Trung Quốc đòi xây căn cứ trung chuyển ở Biển Đông

16/03/2014 09:57
Đông Bình
(GDVN) - Kim Nhất Nam đề xuất xây dựng các "căn cứ trung chuyển" ở Biển Đông để gần khu vực tai nạn, sau này máy bay mất tích thì dễ tìm kiếm - nhưng TQ sẽ xây ở đâu?
Thiếu tướng Kim Nhất Nam, học giả Đại học Quốc phòng Trung Quốc
Thiếu tướng Kim Nhất Nam, học giả Đại học Quốc phòng Trung Quốc

Trang mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 14 tháng 3 đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn liên quan đến máy bay chở khách mất tích của Malaysia, cộng đồng quốc tế đã điều động đội ngũ tìm kiếm cứu nạn có quy mô lớn nhất trong lịch sử, đã có hơn 10 nước và khu vực (trong đó có Trung Quốc) điều hơn 100 tàu, vài chục máy bay triển khai tìm kiếm cứu nạn.

Nhiều nước còn khẩn cấp sử dụng vệ tinh để "soi" vùng biển có liên quan hỗ trợ cho tìm kiếm cứu nạn.

Trình độ khoa học công nghệ có hạn

Ngày 8 tháng 3, sau khi chuyến bay MH370 của Công ty hàng không Malaysia mất liên lạc, đến nay rơi ở đâu chưa rõ, an nguy của hơn 200 hành khách trên máy bay khiến người ta rất lo lắng, sau khi sự việc xảy ra, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn đối với máy bay chở khách mất liên lạc, trong đó "Quân đội Trung Quốc đã điều nhiều tàu chiến và máy bay thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn".

Giáo sư Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng, thông qua tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách mất tích của hãng hàng không Malaysia không có kết quả, khiến người ta nhìn thấy “tính hạn chế của phát triển khoa học công nghệ” hiện nay.

Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích từ Biển Đông có thể lệch sang eo Malacca hoặc Ấn Độ Dương
Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích từ Biển Đông có thể lệch sang eo Malacca hoặc Ấn Độ Dương

Kim Nhất Nam cho rằng: Chỉ về bảo vệ an ninh vùng trời, vùng biển quốc tế và an ninh tuyến đường hàng hải trên Biển Đông, Trung Quốc xây dựng các "căn cứ trung chuyển" như cảng biển, sân bay trên biển Đông cũng "rất cần thiết", như vậy mới có thể bảo đảm đến được khu vực tìm kiếm cứu nạn trong thời gian đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn trên biển hoặc tai nạn trên không.

Theo Kim Nhất Nam, sau khi chiếc máy bay chở khách Malaysia mất liên lạc, đến nay vẫn chưa có thông tin, đã xảy ra việc lớn như vậy, hãng hàng không Malaysia đã bị "tấn công" rất nặng nề.

Bài viết tuyên truyền: Người Mỹ trên máy bay tuy không nhiều, nhưng Boeing 777 là máy bay Mỹ, hơn nữa là máy bay chủ yếu của các tuyến đường hàng không quốc tế trên thế giới hiện nay. Gần đây có tin cho biết, Boeing 777 tồn tại một số “mầm họa”, nếu được chứng thực thì điều này sẽ gây tác động to lớn đối với ngành hàng không Mỹ và Công ty Boeing.

Bài viết điểm qua các sự việc, cho biết: Trong sự việc lần này, kiểm tra có người mạo anh hộ chiếu đăng ký lên máy bay này, vùng trời mất liên lạc thuộc khu vực quản lý ... Người chịu trách nhiệm rất nhiều, tất cả tình hình cho thấy rất nhiều nước đều bị cuốn theo, được cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi.

Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích
Báo Anh dự đoán tuyến đường chuyển hướng của máy bay chở khách Malaysia mất tích

Bài viết tỏ ra nghi ngờ thái độ và hành động tìm kiếm cứu nạn của các nước, cho rằng: Trong quá trình xử lý sự kiện này, rất khó nói nước nào là "phớt lờ". Chẳng hạn, dân mạng (Trung Quốc) phê phán rất gay gắt đối với Malaysia, cho rằng Malaysia "phớt lờ".

Nhưng bài viết cho rằng, thực ra, Malaysia cũng hết sức cố gắng. Trung Quốc cũng như vậy, Mỹ cùng điều động không ít lực lượng, đều đang tích cực triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu nạn.

Bài viết khẳng định: Ai có thể tìm thấy trước tiên địa điểm xảy ra sự cố thực sự của máy bay, từ đó phát hiện nguyên nhân của sự cố, họ sẽ đạt “điều kiện rất có lợi” trong dư luận quốc tế. Vì vậy, các nước có liên quan là rất nhiều, lực lượng điều động rất lớn.

Chê Mỹ ba hoa, chích choè

Bài viết chê Mỹ cho rằng: Mỹ là nước mạnh nhất thế giới, người Mỹ "ba hoa chích chòe", khoe khoang về trình độ khoa học công nghệ của họ: vệ tinh trên vũ trụ của họ mỗi ngày tiến hành quét qua Trái đất mấy chục lần, biết tất cả mọi dấu hiệu trên mặt đất, tuyên bố ai xây căn cứ phóng tên lửa ở đâu, xây dựng sân bay ở chỗ nào đều không giấu được, khoe vệ tinh quân sự của Mỹ có thể soi được cả biển số xe trên Trái đất...

Bài viết cho rằng, sự việc lần này làm người ta nhìn thấy hạn chế của khoa học công nghệ, sau khi máy bay Boeing 777 lớn như vậy mất liên lạc, các nước đã điều động nhiền lực lượng trong đó có vệ tinh, máy bay, tàu thuyền, nhưng đến nay vẫn không tìm thấy.

Hạm đội Hải Nam, Hải quân Trung Quốc điều tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, Type 071 đến vùng biển liên quan tìm kiếm máy bay mất tích
Hạm đội Hải Nam, Hải quân Trung Quốc điều tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, Type 071 đến vùng biển liên quan tìm kiếm máy bay mất tích

Mặc dù khoa học công nghệ phát triển đến hôm nay, nhưng con người nhận thức tự nhiên, nắm bắt tự nhiên vẫn có hạn; hoàn toàn không phải là khoa học công nghệ phát triển đạt trình độ như hôm nay, thì tất cả đều có thể nắm trong lòng bàn tay.

Theo bài viết, Trung Quốc điều động hết lực lượng tốt nhất hiện có để tìm kiếm cứu nạn, điều động vài vệ tinh, điều động các lực lượng như hải quân, ngư chính, hải giám – triển khai lực lượng như vậy cũng là một sự “rèn luyện” và “nâng cao” rất lớn.

Hiện nay, không ai dám bảo đảm rằng có tìm được máy bay chở khách mất tích trong thời gian tới hay không, nhưng tất cả đều hết sức cố gắng.

Xây dựng “căn cứ trung chuyển” ở Biển Đông

Chiến dịch tìm kiếm cứu nạn của Quân đội Trung Quốc đã được "ca ngợi", nhưng đồng thời cũng có những tiếng nói khác biệt, chẳng hạn, so sánh tàu chiến, máy bay của các nước như Mỹ, Malaysia, Việt Nam đã triển khai giai đoạn đầu ở vùng biển có liên quan, một số dân mạng (Trung Quốc) cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã "đến muộn", thậm chí có người hỏi: "Tại sao Quân đội Trung Quốc hành động chậm chạp?".

Đối với vấn đề này, Kim Nhất Nam cho rằng, Quân đội Trung Quốc đến chậm là có nguyên nhân, nhưng câu hỏi của dân mạng kia không phải không có lý, chỉ về việc gọi là "bảo vệ an ninh vùng trời, vùng biển quốc tế và an ninh tuyến đường hàng hải" trên Biển Đông (trái phép theo tuyên bố lưỡi bò), "Trung Quốc xây dựng các căn cứ trung chuyển trên Biển Đông như cảng, sân bay cũng rất cần thiết".

Ngày 12 tháng 3, Không quân Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích
Ngày 12 tháng 3, Không quân Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích

Quân Mỹ có căn cứ Changi ở Singapore, có thể triển khai tàu sân bay, tàu chiến của Mỹ cách vùng biển máy bay chở khách mất liên lạc rất gần. Malaysia và Việt Nam càng không cần phải nói, đều ở lân cận, các bên điều động lực lượng đều rất nhanh chóng.

Từ Trung Quốc đến đó cần vượt qua toàn bộ Biển Đông, khoảng cách rất xa, tàu chiến Trung Quốc thường phải “đi vài ngày” mới có thể đến vùng biển mất liên lạc. Trong khi đó, căn cứ quân sự của Mỹ ở gần đó, họ phản ứng rất nhanh, có thể đến trước. .

Theo Kim Nhất Nam, việc tìm kiếm cứu nạn lần này đem lại một "bài học" cho Trung Quốc. "Trung Quốc cần phải có sân bay hoặc bến cảng ở Biển Đông mới có thể hoàn thành bảo vệ tuyến đường hàng hải Biển Đông, hoàn thành tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích ở vùng biển này".

Theo bài viết, việc đến trước mặt mới điều động từ đất liền, bất kể từ cảng Trạm Giang hay cảng Du Lâm, Hải Nam điều đi, hoặc từ Hải Khẩu điều đi thì đều phải mất 3 - 5 ngày mới có thể đến khu vực đó.

Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép ở vùng biển Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép ở vùng biển Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Có thể tưởng tượng, nếu máy bay Trung Quốc cất cánh từ đất liên đến khu vực đó tìm kiếm cứu nạn, đợi đến đó thì xăng dầu đã tan đi rất nhiều, thời gian ở lại trên không đã rất có hạn.

"Nếu Trung Quốc có "căn cứ trung chuyển" như cảng, sân bay trên Biển Đông, phản ứng sẽ nhanh hơn nhiều. Nhìn vào điểm này, không cần nói đến bao vệ "chủ quyền quốc gia", chỉ để bảo vệ vùng trời, vùng biển quốc tế và tuyến đường hàng hải Biển Đông, Trung Quốc cũng cần thiết phải thực hiện hiện diện hiệu quả ở Biển Đông, đây là một yêu cầu đặt ra đối với Trung Quốc - khi làm "một nước lớn có trách nhiệm"." - Truyền thông của Bắc Kinh dẫn lời chuyên gia tuyên truyền.

Tuy nhiên, trên thực tế, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chỉ chủ trương “đường lưỡi bò” bất hợp pháp trên Biển Đông, vậy Trung Quốc sẽ xây dựng các “căn cứ trung chuyển” (cảng, sân bay) ở đâu? Sẽ xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam?

Khi Trung Quốc gặp bất cứ tai nạn (như máy bay) ở đâu, Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở đó? Những tuyên truyền, quan điểm của “học giả” Đại học Quốc phòng Trung Quốc có ý đồ rất rõ ràng – muốn kiểm soát Biển Đông, thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” bất hợp pháp và… không khả thi! Điều này cần hết sức cảnh giác.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn xâm nhập vùng biển nghi máy bay Malaysia mất tích
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn xâm nhập vùng biển nghi máy bay Malaysia mất tích
Đông Bình