Công nghiệp quân sự Trung-Nga-Hàn-Ấn được đẩy nhanh phát triển

27/09/2015 07:31
Đông Bình
(GDVN) - Mở rộng phát triển khoa học công nghệ quốc phòng mũi nhọn còn có thể gây hiệu quả lan tỏa to lớn đối với toàn bộ các ngành nghề.

Trung Quốc sẽ triển khai thí điểm cải cách công nghiệp quân sự

Tờ "Nhật báo Chứng khoán" Trung Quóc ngày 21 tháng 9 đưa tin, trang mạng Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia Trung quốc cho biết, sau khi "Ý kiến chỉ đạo về đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước" được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố,

phó thư ký Đảng ủy phát triển và cải cách quốc gia, phó chủ nhiệm Lưu Hạc triệu tập hội nghị chuyên đề cải cách, nghiên cứu việc bố trí nhiệm vụ cải cách kinh tế chế độ sở hữu hỗn hợp của doanh nghiệp nhà nước.

Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2016 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2016 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Lưu Hạc cho rằng, phải dựa vào triển khai tổng thể của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc, kết hợp cải cách các lĩnh vực như điện lực, dầu mỏ, khỉ đốt, đường sắt, hàng không dân dụng, thông tin, công nghiệp quân sự, triển khai thí điểm làm mẫu cải cách chế độ sở hữu hỗn hợp ở các lĩnh vực khác nhau.

Cần ủng hộ địa phương xuất phát từ mạnh dạn tìm tòi, kịp thời tổng kết kinh nghiệm của địa phương trên phương diện phát triển kinh tế chế độ sở hữu hỗn hợp.

Theo chuyên gia, đối với chế độ sở hữu hỗn hợp, các nhà doanh nghiệp tư nhân vừa nhiệt tình, nhưng vừa có không ít hoài nghi, lo ngại sẽ bị tước đoạt cơ hội kinh doanh độc lập của các doanh nghiệp tư nhân, làm cho doanh nghiệp tư nhân bị lệ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với sự lo ngại này, "Ý kiến chỉ đạo" quy định, thúc đẩy ổn thoả doanh nghiệp nhà nước phát triển kinh tế chế độ sở hữu hỗn hợp. Đối với doanh nghiệp nhà nước thích hợp tiếp tục thúc đẩy cải cách chế độ sở hữu hỗn hợp,

cần phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế thị trường, kiên trì thực hiện chính sách dựa trên điều kiện của từng địa phương, từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, không bao cấp, không đưa ra thời gian biểu…

Tàu đổ bộ cỡ lớn Nghi Mông Sơn Trung Quốc chạy thử trên biển
Tàu đổ bộ cỡ lớn Nghi Mông Sơn Trung Quốc chạy thử trên biển

Tờ "Nhật báo Chứng khoán" Trung Quốc ngày 24 tháng 9 cũng có bài viết cho rằng, cải cách chế độ sở hữu hỗn hợp của doanh nghiệp công nghiệp quân sự là tập trung nâng cao hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cùng với việc các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc được đẩy nhanh niêm yết trên thị trường chứng khoán và Quốc vụ viện Trung Quốc công bố “Ý kiến chỉ đạo”, các bước cải cách hoạt động công nghiệp quân sự cũng bắt đầu được đẩy nhanh.

Theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Hạ Tại Hoa, “Ý kiến chỉ đạo” có lợi cho thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp quân sự tổ chức lại, tăng cường liên kết, giải quyết vấn đề sản xuất dư thừa, thúc đẩy phát triển sáng tạo;

đồng thời thực hiện đa dạng hóa cổ phần, tạo động lực mới cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất quản lý kinh doanh.

Ngoài ra, có lợi cho nâng cao mức độ thị trường hóa của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự, đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp công nghiệp quân sự. Trong đó, tiêu điểm là niêm yết toàn bộ các công ty đóng tàu trên thị trường chứng khoán.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn Độ-Nga hợp tác sản xuất
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn Độ-Nga hợp tác sản xuất

Ấn Độ sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp quân sự

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 9 dẫn hãng tin "Prensa Latina" ngày 23 tháng 9 đưa tin, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ ngày 23 tháng 9 cho rằng,

Ấn Độ cần đầu tư nhiều vốn và nhân viên nghiên cứu khoa học hơn trong công nghiệp quân sự để tăng cường sức mạnh quân sự và tránh bị các cường quốc khác để rơi lại phía sau.

Theo bài báo, người phụ trách cơ quan này Selwyn Christopher cho biết, ngân sách trong nghiên cứu công nghiệp quân sự của Ấn Độ chỉ chiếm 6,5%, trong khi đó, con số của Trung Quốc là 20%.

Ông còn nhấn mạnh: "Chúng tôi còn phải mở rộng đội ngũ chuyên gia, từ năm 2001 trở lại đây, kế hoạch này luôn bị gác lại cho đến nay".

Ông cho biết, bất cứ trung tâm nghiên cứu nào kiểu này đều cần bổ sung liên tục dòng máu mới, nhưng hiện nay, tuổi đời trung bình của những người làm việc ở trung tâm nghiên cứu khoa học của nước này trên 40 tuổi.

Xe tăng chiến đấu Arjun Ấn Độ
Xe tăng chiến đấu Arjun Ấn Độ

Tham dự hội nghị của cơ quan này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông Manohar Parrikar cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ cho Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ.

Theo bài báo, mặc dù tồn tại một số vấn đề, nhưng cơ quan này thu được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp quân sự của Ấn Độ, chẳng hạn nghiên cứu phát triển xe tăng Arjun, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và tên lửa đất đối không Akash.

Hàn Quốc: năm 2020 sẽ trở thành nước xuất khẩu ngành công nghiệp quân sự thứ 7 thế giới

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 20 tháng 9 đưa tin, theo báo chí Hàn Quốc, ngoài thiết bị gia dụng và sản phẩm IT, hệ thống vũ khí tự chế tạo bằng sức mạnh công nghệ tự chủ của Hàn Quốc cũng từng bước được thừa nhận trên thế giới.

Trong giai đoạn đầu xuất khẩu, Hàn Quốc chỉ có đồ dùng cá nhân, linh kiện đơn giản hoặc các sản phẩm như đạn dược, bình chữa cháy, hiện nay đã phát triển đến xuất khẩu các hệ thống vũ khí tiên tiến giá trị gia tăng cao như tàu chiến, máy bay.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc

Theo bài báo, đầu tư chi phí nghiên cứu phát triển quốc phòng của Hàn Quốc đã đem lại hiệu quả tăng cường sức mạnh, mở rộng xuất khẩu của ngành công nghiệp quân sự Hàn Quốc.

Thành tích xuất khẩu của ngành công nghiệp quân sự Hàn Quốc từ 253 triệu USD năm 2006 tăng lên quy mô lớn nhất trong lịch sử 3,6 tỷ USD trong năm 2014, tăng 14 lần trở lên, đối tượng xuất khẩu cũng đã mở rộng đến châu Âu và khu vực Trung Đông.

Những nước xuất khẩu của ngành công nghiệp quân sự Hàn Quốc từ 47 quốc gia năm 2006 tăng lên đến 84 quốc gia năm 2014, tăng 1,8 lần. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cũng từ 47 năm 2006 tăng lên 149 năm 2014, tăng 3 lần, đã có sự phát triển rõ rệt.

Giá trị kinh tế của xuất khẩu ngành công nghiệp quân sự lớn hơn nhiều sản phẩm công nghiệp bình thường. Hiệu quả xuất khẩu một chiếc máy bay huấn luyện cao cấp phản lực siêu âm T-50 do Hàn Quốc tự phát triển có thể sánh ngang với hiệu quả xuất khẩu 1.150 xe ô tô hạng nặng.

Xuất khẩu một chiếc tàu ngầm Type 209 tương đương với xuất khẩu 18.000 xe ô tô hặng nặng.

Tàu ngầm thông thường Type 209 do Hàn Quốc chế tạo
Tàu ngầm thông thường Type 209 do Hàn Quốc chế tạo

Mở rộng xuất khẩu ngành công nghiệp quân sự có thể trực tiếp đem lại hiệu quả tạo ra việc làm, không chỉ có lợi cho phát triển kinh tế quốc dân, mà còn có thể thông qua giao lưu quân sự thúc đẩy hợp tác ngoại giao và kinh tế hai nước.

Ngoài ra, xây dựng ngành công nghiệp quân sự còn có lợi cho nâng cao vai trò ảnh hưởng ngoại giao của đất nước, tăng cường tiếng nói về giá cả của Hàn Quốc khi nhập khẩu vũ khí nước ngoài.

Bài báo chỉ ra, mở rộng xuất khẩu ngành công nghiệp quân sự có lợi cho tăng việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Hệ thống vũ khí cần sự hỗ trợ của nhu cầu tiếp theo, hiệu quả một lần xuất khẩu có thể duy trì đến 20 - 30 năm, thuộc loại hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, mở rộng phát triển khoa học công nghệ quốc phòng mũi nhọn còn có thể gây hiệu quả lan tỏa to lớn đối với toàn bộ các ngành nghề. Đặc biệt là, ở lĩnh vực máy bay - trung tâm của ngành công nghiệp quân sự gần đây, Hàn Quốc đang từng bước thu được thành quả to lớn.

Tàu ngầm thông thường Type U214 do Hàn Quốc chế tạo
Tàu ngầm thông thường Type U214 do Hàn Quốc chế tạo

Tháng 5 năm 2011, Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng trị giá 400 triệu USD xuất khẩu 16 máy bay tấn công FA-50 cho Indonesia; tháng 12 năm 2013, ký kết hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD bán 24 máy bay tấn công FA-50 cho Iraq.

Tháng 3 năm 2014, lại ký kết hợp đồng trị giá 420 triệu USD bán 12 máy bay tấn công FA-50 cho Philippines. Mục tiêu của Hàn Quốc là đến năm 2020 trở thành quốc gia xuất khẩu ngành công nghiệp quân sự lớn thứ 7 thế giới.

Putin: Công nghiệp quân sự Nga có tiềm lực to lớn

Mạng tin tức Sputnik Nga ngày 20 tháng 9 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, cuộc diễn tập "Trung tâm-2015" phô diễn tính năng cao của hệ thống vũ khí hiện đại, cũng chứng minh các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga có tiềm lực to lớn.

Tại hội nghị Ủy ban công nghiệp quân sự, ông Vladimir Putin nói: "Cuộc diễn tập phô diễn tính năng kỹ chiến thuật của các vũ khí hiện đại, điều này tiếp tục chứng minh các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của ta có tiềm lực to lớn".

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát cuộc diễn tập "Trung tâm-2015" ở bãi bắn Donguz, khu vực Ural
Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát cuộc diễn tập "Trung tâm-2015" ở bãi bắn Donguz, khu vực Ural

Tổng thống Nga Putin vào ngày thứ Bảy (19 tháng 9) đích thân đến bãi bắn Donguz, khu vực Ural để quan sát diễn tập "Trung tâm-2015", sau đó, ông cũng đã tham qua triển lãm vũ khí hiện đại.

Đông Bình