"Cử tri sẽ thấy bị tổn thương, xúc phạm nếu đại biểu vi phạm pháp luật"

28/07/2016 08:42
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Cử tri sẽ cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, bị phản bội khi Đại biểu Quốc hội do mình bầu ra vi phạm pháp luật.

LTS: Chỉ trong vòng hơn một tháng sau khi công bố danh sách người trúng cử Đại biểu Quốc hội, thì 2 trong số gần 500 Đại biểu Quốc hội đã bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội vì có liên quan tới những sai phạm cá nhân. 

Trước đó, cơ quan có thẩm quyền đã bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội với bà Đặng Thị Hoàng Yến, với lý do không trung thực khi kê khai hồ sơ ứng cử.

Tương tự, bà Châu Thị Thu Nga cũng bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội với lý do liên quan tới những sai phạm nghiêm trọng trong kinh doanh, xâm hại lợi ích hợp pháp của khách hàng...

Và gần đây, ngay Quốc hội khóa mới cũng đã có đại biểu trúng cử nhưng bị bãi miễn.

Nhiều chuyên gia nhận xét, một số doanh nhân vào Quốc hội với mục đích lấy “giấy thông hành đặc biệt” để tư lợi…

Để làm rõ thêm vấn đề này, hôm 26/7, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

PV: Quan điểm của ông như thế nào trước việc có Đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật, bị bãi nhiệm trong thời gian gần đây?

Ông Lê Văn Cuông: Đây không chỉ là sự mất mát, đau xót đối với cử tri mà còn cả đối với Quốc hội.

Những sai sót này sẽ làm giảm lòng tin của cử tri đối với Quốc hội và những quyết sách của cơ quan dân cử.

Về lý thuyết, việc bầu được một Đại biểu Quốc hội phải trải qua một quy trình công phu, chặt chẽ. Có thể nói, chưa có chức danh nào phải qua nhiều cấp, nhiều lần thẩm định, kiểm tra như vậy.

Do đó, phần lớn cử tri rất tin tưởng vào trình độ, năng lực của các đại biểu được bầu. 

Tuy nhiên, trước thực tế nêu trên, người ta sẽ đặt câu hỏi, tại sao quy trình bầu cử chặt chẽ như vậy mà lại để xảy ra tình trạng đại biểu vi phạm pháp luật?

Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamnet.vn).
Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamnet.vn).

Nếu một người bình thường, thì chuyện vi phạm pháp luật, bị truy tố là điều hết sức bình thường.

Nhưng đối với Đại biểu Quốc hội - đối tượng đã được sàng lọc kỹ càng như vậy mà vi phạm, bị truy tố trước pháp luật thì đó là điều đau xót và không thể tưởng tượng được.

Do đó, một Đại biểu Quốc hội bị vi phạm pháp luật, bị truy tố là một nỗi đau, mất mát của không chỉ riêng cử tri và còn cả Quốc hội.

Cử tri, người đã bỏ lá phiếu bầu đại biểu đó sẽ cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, bị phản bội .

Thực tế trên cho thấy, những người vi phạm và bị bãi miễn Đại biểu Quốc hội chủ yếu là doanh nhân. Theo ông, tại sao lại có chuyện như vậy?

Ông Lê Văn Cuông: Thuộc tính của doanh nhân là lợi nhuận và lợi ích. Người ta làm ăn kinh tế điều phải tính tới hiệu quả của doanh nghiệp. 

Trước những sự việc đã xảy ra, tôi cho rằng, nhiều

"Cử tri sẽ thấy bị tổn thương, xúc phạm nếu đại biểu vi phạm pháp luật" ảnh 2

Vi phạm pháp luật, bố con "bầu" Đệ có thấy xấu hổ khi mang danh đại biểu?

doanh nhân hướng mục tiêu vào Quốc hội để có một cái “giấy thông hành đặc biệt”, đánh bóng thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và tận dụng được mối quan hệ với cấp trên để thuận lợi cho quá trình giao dịch, làm ăn. 

Người ta vừa là doanh nhân vừa là Đại biểu Quốc hội thì ai mà chẳng tin tưởng họ.

Nhưng bài học từ vụ Châu Thị Thu Nga sẽ khiến nhiều người nhìn nhận lại vai trò của Đại biểu Quốc hội khi họ là doanh nhân. 

Tôi cho rằng, rất có thể còn những doanh nhân khác đồng thời kiêm vai Đại biểu Quốc hội có vi phạm nhưng chưa bị lộ. 

Do đó, đã là doanh nhân thì rất khó làm tròn vai Đại biểu Quốc hội và ngược lại. 

Thực tế cũng cho thấy, có những doanh nhân hầu như không có đóng góp gì trong Quốc hội.

Theo dõi Quốc hội nhiều khóa, tôi thấy, từ trước tới nay, chưa có doanh nhân nổi tiếng nào ghi dấu ấn tại nghị trường, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng cử tri cả.

Một mặt người ta sợ nếu phát biểu đụng chạm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, doanh nhân đó vào Quốc hội để lấy tiếng là đại biểu thôi chứ chưa chắc đã vì mục đích cộng đồng.

Nói như vậy không phải đánh đồng doanh nhân làm Đại biểu Quốc hội đều xấu...

Có nhiều người đã trúng cử Đại biểu Quốc hội, nhưng sau một thời gian hoạt động thì phát hiện họ có sai phạm. Theo ông, điều này xuất phát từ đâu?

Ông Lê Văn Cuông: Như tôi đã nói, để trở thành Đại biểu Quốc hội phải qua rất nhiều công đoạn, quy trình chặt chẽ. Nhưng vì sao “con voi vẫn chui lọt lỗ kim?”.

Điều này chứng tỏ quy trình bầu cử của chúng ta có vấn đề. Điều này dẫn tới việc chạy chức, chạy quyền và cả việc... chạy vào Quốc hội.

Bà Châu Thị Thu Nga từng bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội. ảnh: vtc.
Bà Châu Thị Thu Nga từng bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội. ảnh: vtc.

Do đó, một mặt luật bầu cử đã quy định chặt chẽ, nhưng chặt chẽ hay không còn phụ thuộc vào con người có trách nhiệm. 

Ví dụ, người đứng đầu không gương mẫu hoặc có mối quan hệ không trong sáng với người ứng cử, người được đề cử, thì việc họ chỉ đạo, tiến cử ông này, bà nọ vào danh sách bầu đại biểu, nhằm hợp thức hóa ý đồ cá nhân là chuyện bình thường.

Thứ nữa, có thể người ta được vào Quốc hội là do mối

"Cử tri sẽ thấy bị tổn thương, xúc phạm nếu đại biểu vi phạm pháp luật" ảnh 4

Bóc mẽ động cơ khiến bầu Đệ liên tục tố Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa

quan hệ thân quen, hoặc "lợi ích nhóm", hoặc vì sự trả ơn nào đó!

Có những người biết chuyện đó, nhưng không dám nói ra vì sợ bị trù dập, làm khó.

Mặt khác, lâu nay người ta kiểm tra, thẩm định tư cách đại biểu chỉ là hoạt động bề ngoài. Còn hoạt động ngầm của họ thì không ai thấy được. Đến khi phát hiện người đó sai phạm thì đã muộn.

Lĩnh vực nào cũng có chuyện “mua” và “bán”. Người ta thường nói, công tác cán bộ thường theo nguyên tắc chung, "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ", cũng chẳng sai.

Có ý kiến cho rằng, cần lập “ủy ban đặc biệt” để giám sát hoạt động đại biểu. Theo ông đây có thể coi là giải pháp để tránh để "lọt lưới" những người không đủ tiêu chuẩn vào cơ quan dân cử?

Ông Lê Văn Cuông: Tôi cho rằng điều này không nên, vì khi đã sinh ra nhiều ban bệ thì sẽ rắc rối hơn trong việc kiểm tra, giám sát đại biểu.

Trong khi đó, hiện tại chúng ta đã có mô hình quản lý, giám sát Đại biểu từ Trung ương tới địa phương. Không có ban bệ nào tốt hơn những người trực tiếp quản lý, theo dõi đại biểu cả. 

Ở Trung ương đã có ban công tác đại biểu, ở địa phương đã có các tổ chức giám sát, quản lý như Mặt trận tổ Quốc, đoàn đại biểu Quốc hội…).

Nhưng vấn đề là chúng ra chưa có thiết chế để quy định định rõ quyền hạn, phương thức, cách thức hoạt động quản lý đại biểu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều này dẫn tới việc, sau khi bầu cử xong, ít ai quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát đại biểu được bầu.

Do đó, vấn đề nằm ở chỗ, cần phải đề cao trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, giám sát.

Phải cho người ta cơ chế, phân cấp, trao quyền cụ thể, cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc giám sát đại biểu.

Bên cạnh đó, cần thực hiện việc đánh giá, xếp loại đại biểu hàng năm. Những đại biểu hoạt động tích cực thì khen thưởng. Những người hoạt động kém năng nổ, thì phải có biện pháp để nhắc nhở…

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)