Cần phải tìm hiểu kỹ tại sao Đại học Quốc gia trên Hòa Lạc xây lâu như vậy?

26/12/2019 06:38
Tùng Dương
(GDVN) - Cần phải tìm hiểu kỹ tại sao Đại học Quốc gia vẫn để lâu như vậy? Nếu việc thành lập Đại học quốc gia là đúng đắn, thì những người không thực hiện là sai.

Tiếp theo bài trước: Mạng lưới trường lớp cần được quy hoạch lại

Đến dự và phát biểu tại cuộc Hội thảo “Tái cấu trúc nguồn lực nhà nước đầu tư cho giáo dục để tăng hiệu quả, chống lãng phí”, do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 24/12, nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội, chia sẻ:

Video: Đại học Quốc gia thiếu tiền ở Hòa Lạc, sao vẫn xây dựng tại Cầu Giấy?

“Cần phải xem xét lại và tìm hiểu kỹ hơn là tại sao Đại học Quốc gia vẫn để lâu như vậy? Nếu việc thành lập Đại học Quốc gia là đúng đắn, vậy những người không thực hiện là sai.

Tại sao vẫn tiếp tục cung cấp kinh phí xây dựng ngay trong Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia là có Đại học Giáo dục xây luôn ở đó.

Đặc biệt có Đại học Y xây hết cả sân vận động, toàn tiền tỷ cả chứ có phải ít đâu, như vậy là mật độ xây dựng ở trong Đại học Ngoại ngữ chật cứng luôn.

Tại sao nhà nước không cấp kinh phí vào những trường mới thành lập xây luôn trên khu Hòa Lạc? Ít nữa không biết việc sử dụng những công trình mới xây này như thế nào?

Theo tôi cần phải tìm hiểu kỹ tại sao lại như vậy? Những người phụ trách mà sai, từ bí thư đảng ủy, hiệu trưởng đều lên chức.

Cần phải tìm hiểu kỹ tại sao Đại học Quốc gia trên Hòa Lạc xây lâu như vậy? ảnh 1Thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng khiến dự án 1000 ha đất kéo dài 16 năm

Cần phải lập kế hoạch điều chỉnh lại quy hoạch Đại học Quốc gia xem chỗ nào làm bằng vốn nhà nước, những chỗ nào cho xã hội hóa và đặc biệt là phải có chính sách.

Ví dụ như Đại học Y hoặc trường Sư phạm có đơn vị thực hành, học sinh theo học rất nhiều và kinh phí là có, dùng nguồn kinh phí đó bồi hoàn cho việc xây dựng.

Ngay như những trường chuyên thì học sinh hệ B không quá 20% nhưng thực tế hiện nay là gấp rưỡi với mức học phí thu rất cao, vậy nguồn thu là có, vậy tại sao không xã hội hóa?

Nguồn kinh phí không thiếu, chỉ là có cơ chế làm sao để cho tư nhân đầu tư vào.

Đại học Quốc gia thắc mắc là không có kinh phí để triển khai xây dựng trên Hòa Lạc, nhưng tôi thắc mắc là tại sao lại có kinh phí để xây dựng mới ở dưới nội thành? Như vậy làm cho các trường cố tình không di dời."

Đến dự hội thảo có bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Phó giáo sư Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa 13.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ông Nguyễn Công Hinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ông Phạm Đức Tiến - đại diện Vụ đào tạo thường xuyên, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội).

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường- Chủ tịch Hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội.

Tùng Dương