"Danh tướng khai quốc hơn nửa đời người chinh chiến trên lưng ngựa"

10/10/2013 09:04
Việt Dũng
(GDVN) - Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc: "Nhắc đến Việt Nam, không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh; nhắc đến đại thắng Điện Biên Phủ, không thể không nhắc đến Võ Nguyên Giáp".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 9 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Cuộc đời huyền thoại Võ Nguyên Giáp: Chưa qua trường quân sự, ba lần được đăng lên bìa 'Thời đại'".

Bài báo cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hơn nửa thế kỷ "chinh chiến trên lưng ngựa", 3 lần trở thành nhân vật được đăng trên trang nhất của tuần san "Thời đại" của Mỹ, được truyền thông phương Tây gọi là "Napoléon Hồng".

9 giờ sáng ngày 6 tháng 10, trước ngôi nhà màu vàng 2 tầng số 30 phố Hoàng Diệu, thành phố, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, đã có hàng trăm người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hàng người ngày càng nối dài, có cụ già tóc trắng xóa, tay cầm gậy, nước mắt lưng tròng; có thiếu niên vẻ mặt thành kính, tay cầm hoa cúc, lặng lẽ đứng thẳng. Ít nhất phải đợi 5 tiếng đồng hồ, họ mới có thể vào viếng người anh hùng dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã qua đời 2 ngày trước đó.

Bắt đầu từ khi đó cho đến ngày 11 tháng 10, nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được mở cửa hàng ngày để người dân Việt Nam đến dâng hương làm lễ viếng vị Tướng có nhiều công lao cho nước cho dân này.

Quân ủy Trung ương và báo "Quân đội Nhân dân" công bố thông tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam từ trần vào 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, hưởng thọ 103 tuổi (tính cả tuổi mụ). Buổi tối ngày 4 tháng 9, một số phương tiện truyền thông nước ngoài bắt đầu đưa tin về sự kiện này.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng được 3 lần đăng trên bìa tuần san "Thời đại" trong Chiến tranh Việt Nam, được biết đến nhiều hơn ở truyền thông phương Tây là danh  hiệu "Napoléon Hồng".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước sau đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân, Phó thủ tướng, cuộc đời "trên lưng ngựa chinh chiến" dài tới hơn nửa thế kỷ. Năm 1954, ông dẫn quân đánh tan Quân đội thực dân Pháp thời đó, giành chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ huy hoàng nhất trong cuộc đời mình.

Vị tướng khai quốc chưa từng trải qua trường quân sự

Cơn bão mạnh nhất trong gần 30 năm qua đã tàn phá huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ở miền Trung Việt Nam, nhưng hàng tốp người nối tiếp nhau đội mưa bão đến nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau khi được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, ông Vũ Đại Hàm, người đã trông coi nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên 30 năm đã nhanh chóng làm công tác chuẩn bị cho tang lễ. Một số học sinh trung học của huyện Lệ Thủy cũng đến ngôi nhà tưởng niệm này để giúp đỡ dọn dẹp.

Các cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam trong đó có Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tổ chức quốc tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, căn cứ vào di nguyện của Đại tướng và ý nguyện của gia quyến ông, lễ an táng sẽ tổ chức ở quê hương tỉnh Quảng Bình của Đại tướng.

Trong ngôi nhà cũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy đã bày hương án. Trên tường xung quanh đã treo đầy các bức ảnh trong các thời kỳ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngôi nhà cũ kết cấu gỗ có màu sơn lỗ chỗ này đã được nhiều lần sửa chữa, nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên trạng hơn 100 năm qua. Ngày 25 tháng 8 năm 1911, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong căn nhà gỗ này, cha ông là Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân, một nhà nho đức độ). Người có uy tín trong gia tộc của ông đã đặt tên "Võ Giáp" cho ông, hiệu là "Văn", để ông có thể "văn võ song toàn" trong tương lai.

Do tài năng, đức độ được Đại tướng thể hiện ngay từ thời học sinh cho đến thời cầm quân đánh giặc, nên trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được tôn xưng là "Anh Văn".

Trong cuốn tiểu sử nhân vật "Võ Nguyên Giáp: Người chiến thắng của Việt Nam" xuất bản năm 1993, tác giả tiểu sử quân sự Anh, Peter McDonnell viết, trong ngôi trường đầu tiên dưới sự thống trị của thực dân Pháp, thành tích học tập của Võ Nguyên Giáp luôn đứng đầu, ông đã thể hiện được tư chất hơn người, hơn nữa giỏi biểu đạt, "bất kể là viết hay nói".

Trong bài giới thiệu sơ lược về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp do báo "Nhân Dân", cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhắc đến thời thanh thiếu niên của Đại tướng, cho biết, Võ Nguyên Giáp từng tham gia phong trào sinh viên, đồng thời khi 16 tuổi đã tham gia Tân Việt cách mạng đảng (một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).

Sau khi tham gia Tân Việt cách mạng đảng, Võ Nguyên Giáp thể hiện tích cực hơn trong phong trào sinh viên chống thực dân, trở thành đối tượng bị nhà cầm quyền thực dân Pháp theo dõi, không lâu sau bị nhà trường cho thôi học, đồng thời bị bắt vào năm 1930 do đã tham gia phong trào sinh viên chống lại sự thống trị của thực dân Pháp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sau khi ra tù, Võ Nguyên Giáp đã thi vào một trường đại học ở Hà Nội, nơi cách quê hương hơn 500 km, vừa học luật học, vừa tích cực tham gia hoạt động chính trị, đồng thời viết báo cho một số phong trào ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành lấy độc lập dân tộc.

Khi tốt nghiệp đại học, Võ Nguyên Giáp đã giành được học vị cử nhân, ông làm giáo viên cho một trường trung học ở Hà Nội, trước đó các tờ báo "Lao động", "Tin tức", "Tiếng nói của chúng ta" đã kết nạp ông làm biên tập viên.

Tháng 6 năm 1940, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (đảng lãnh đạo cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia). Khi đó, chính quyền Đông Dương Pháp thuộc đã tuyên bố coi Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức bất hợp pháp, bắt đầu tiến hành trấn áp, bắt đảng viên cộng sản ở khắp nơi. Không lâu sau, Võ Nguyên Giáp sang Quảng Tây, Trung Quốc, trong khi đó, vợ ông đã bị chính quyền thực dân bắt giam và chết trong tù.

Ở Quảng Tây, Võ Nguyên Giáp đã gặp Chủ tịch Hộ Chí Minh, người lớn hơn ông 21 tuổi, sau đó cả cuộc đời Võ Nguyên Giáp đi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người rất quý mến người thanh niên trẻ đầy tài năng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao một nhiệm vụ hết sức vẻ vang và nặng nề cho Võ Nguyên Giáp, người chưa từng làm lính và cũng chưa từng được đào tạo về quân sự, đó là: "Anh phải cầm quân đánh giặc".

"Cuộc đời chinh chiến trên lưng ngựa" của danh tướng khai quốc thế hệ đầu tiên của Việt Nam - Võ Nguyên Giáp được bắt đầu từ đó, ông bắt đầu huấn luyện phân đội được thành lập với 34 người, được biết đến với tên gọi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, những người này đều xuất thân từ nông dân ở miền bắc Việt Nam, không có bất cứ kinh nghiệm tác chiến nào, thậm chí chưa từng biết đến súng trường. Vài năm sau, ông đã trở thành Tổng chỉ huy Quân giải phóng Việt Nam. Năm 1945 cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến về Hà Nội và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đảm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Nhiều năm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóm hỉnh nói rằng, ông đã trải qua "trường quân sự núi rừng".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Núi rừng Việt Bắc tạo kỳ tích chiến tranh

"Nhắc đến Việt Nam, không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh; nhắc đến đại thắng Điện Biên Phủ, không thể không nhắc đến Võ Nguyên Giáp" - cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc từng nhiều lần đến thăm nơi ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá như vậy khi trả lời phỏng vấn tờ "Tuần san tin tức Trung Quốc".

Điện Biên Phủ - nơi cách Hà Nội khoảng 300 km về phía tây là con đường duy nhất tiến vào Lào từ hướng bắc của Quân đội Việt Nam. Khu trung tâm của khu vực này là một thung lũng dài khoảng 20 km, rộng 8 km, bốn bề núi non trùng điệp, rừng cây bao bọc. Quân đội Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã kiểm soát khu vực này bắt đầu từ cuối năm 1952.

Tháng 11 năm 1953, quân Pháp bất ngờ mở cuộc hành quân Castor, 2 tiểu đoàn đã nhảy dù xuống các khu vực khác nhau cự ly 5 km, một số lực lượng chốt giữ của Quân đội Việt Nam buộc phải rút lui do không được chuẩn bị đầy đủ. Vài tháng sau, gần 5.000 binh sĩ Pháp lần lượt đến đồn trú, muốn biến thung lũng này thành căm cứ tiến hành tấn công hoặc tác chiến phòng thủ.

Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1951 đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam, đến năm 1976 lấy lại tên cũ) lãnh đạo và phát động cuộc kháng chiến chống Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Lực lượng dân quân tự vệ.

Vào trung tuần tháng 3 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ được mở màn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm Tổng chỉ huy chiến dịch kiêm Bí thư đảng ủy. Khi đó, Võ Nguyên Giáp đã tập kết lực lượng gồm 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh hạng nặng ở khu vực lân cận các cứ điểm của quân Pháp, tổng cộng là 49.000 quân, trong chiến dịch còn tăng thêm 10.000 quân; trong khi đó, trong quá trình tiến hành chiến dịch, quân Pháp đã liên tục tăng cường 12 tiểu đoàn.

Trong thời gian vài tháng tập kết lực lượng, để tránh bị kẻ thù tấn công mạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho lực lượng sư đoàn vận động quay trở lại, tránh bất cứ cuộc giao chiến kịch liệt trực diện nào (quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc"). Lực lượng chủ lực ngày đêm thần tốc, hành trình ban đêm càng xa, các cánh quân hành quân quanh co và từng bước áp sát nơi đóng quân của Pháp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vận động chiến nhanh chóng và thường xuyên thay đổi được quán triệt xuyên suốt trong toàn bộ quá trình triển khai chiến dịch, về cơ bản quân đội của một dân tộc đã thể hiện được sức hội tụ cực mạnh (huy động lực lượng) và năng lực tác chiến liên tục khiến cho người Pháp khó có thể tưởng tượng nổi. Võ Nguyên Giáp và quân đội giống như lực lượng du kích của ông, đi dép xăng-đan chế từ lốp cao su, dựa vào sức người kéo từng khẩu pháo lên đồi núi, đã đánh bại quân Pháp có trang bị tiên tiến.

Xe thồ đã trở thành chủ lực của lực lượng vận tải của Quân đội Việt Nam. Loại xe đạp sử dụng vào năm 1951 này đã được cải tạo, trên gác xe dùng gỗ chống, gia cố, đầu xe dùng gậy cho dài thêm, để khi mang nặng sẽ có sự thăng bằng tốt hơn và điều khiển đúng phương hướng. Chỉ cần mặt đất không quá lầy lội, xe đạp có thể mang theo tới 200 kg, có thể linh hoạt đi xuyên qua núi rừng.

Chiến dịch đã diễn ra liên tục 76 ngày, tiêu diệt hơn 5.000 quân Pháp, bắt 11.000 tù binh, từ đó quân Pháp ở Việt Nam bị tan rã, đồng thời trong năm đã đầu hàng và ký kết "Hiệp định Geneva", Đảng Cộng sản Việt Nam và đội quân của mình đã giải phóng thành công miền bắc Việt Nam. Trong cuộc chiến bao vây tấn công lần này, Quân đội Việt Nam đã bị thương vong 23.000 người, chết hơn 8.000 người.

Maggie Manson, phóng viên Đông Nam Á của hãng AP đã nhiều lần tiếp xúc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo nên một chiến thắng hầu như không thể, chiến thắng này đến nay vẫn là trường hợp điển hình "lấy yếu thắng mạnh" được học ở trong các trường quân sự.

Hãng Reuters đánh giá chiến dịch này "làm cho chủ nghĩa thực dân đi đến hồi kết trên phạm vi toàn cầu".

"Nếu một dân tộc quyết chí đứng lên, sức mạnh của họ sẽ rất lớn" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giải thích về chiến thắng này như vậy trước khi kỷ niệm tròn 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 2004.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc được hơn 10 năm, trong Chiến tranh Việt Nam chống lại chính quyền Mỹ-VNCH (quân Mỹ có máy bay ném bom B-52), chiến thuật vận động linh hoạt, thường xuyên thay đổi của Võ Nguyên Giáp tiếp tục được sử dụng, đã mở một tuyến đường tiếp tế bí mật mà sau này người Mỹ gọi là "đường mòn Hồ Chí Minh", con đường này vượt qua núi non trùng điệp của hai nước Việt Nam, Lào (đường Trường Sơn), dựa vào vai, vào tay của con người để vác, khiêng, dựa vào xe bò/trâu để kéo, xe đạp để vận chuyển - những phương thức vận chuyển thô sơ này đã đưa vật tư và binh sĩ men theo đường mòn trong rừng cây nhiệt đới uốn lượn, rậM rạp, đưa đến các trận địa của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang chiến đấu kịch liệt với đội quân của Mỹ-VNCH.

Dựa vào "tuyến đường huyết mạch" này, Quân đội Việt Nam buộc quân Mỹ phải rút toàn  bộ về nước, đồng thời cuối cùng đánh hạ thủ phủ của quân đội VNCH ở Sài Gòn, thống nhất đất nước Việt Nam.

"Thắng lợi ngày 30 tháng 4 mở ra một trang sử mới của Việt Nam. Đây là thành tựu to lớn" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi ngày này năm 1975 là một ngày xúc động nhất trong cuộc đời mình. Một ngày đánh dấu nước Việt Nam được thống nhất.

Theo bài báo, một ấn phẩm của Bộ Quốc phòng Việt Nam năm 1988 cho biết, từ đầu năm 1975, Hải quân Việt Nam đã tiến hành công tác chuẩn bị cho giải phóng các đảo ở Biển Đông và vùng biển tây nam do quân đội VNCH chốt giữ. Tháng 4 năm 1975, Đại tướng hạ lệnh, yêu cầu nắm chắc việc xây dựng kế hoạch tác chiến, khi thời cơ đến kịp thời tiếp quản các hòn đảo chủ quyền

Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam dài tới 12 năm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần lượt được đăng trên trang nhất của tuần san "Thời đại" Mỹ vào tháng 1 năm 1966, tháng 2 năm 1968 và tháng 5 năm 1972. Bài viết trên tuần san "Thời đại" vào tháng 5 năm 1972 đặc biệt dẫn đánh giá của người Pháp về ông, cho rằng, Võ Nguyên Giáp là "núi lửa được phủ tuyết", hình dung ông là kỳ tài quân sự có bề ngoài bình tĩnh nhưng trong lòng rực cháy.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình

Ở Việt Nam, vị tướng anh hùng Võ Nguyên Giáp luôn được người dân hoan nghênh và kính yêu. Đại tướng thích mặc quân phục màu trắng hoặc màu xanh xuất hiện trong các trường hợp quan trọng, luôn được chào đón bằng những tiếng vỗ tay nhiệt liệt.

Sau thập niên 1990, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn quan tâm chặt chẽ đến các sự kiện lớn ở trong và ngoài nước, thường xuyên gặp gỡ bạn cũ, các nhân vật quan trọng và phóng viên nước ngoài. Một nữ phóng viên của hãng AP thường trú tại Hà Nội đã trở thành khách quen của Đại tướng.

Năm 2003, căn nhà của Đại tướng đã chào đón một vị khách đặc biệt, đó là lãnh tụ Cuba Fidel Castro, hai người trò chuyện rất vui vẻ, trên tường sau chiếc ghế xô-phe có treo ảnh của V.I. Lênin, lãnh tụ của giai cấp vô sản. Năm 2004, khi gặp gỡ phóng viên nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn bày tỏ quan điểm của mình về chiến tranh Iraq: "Bất cứ hành động quân sự nào muốn áp đặt ý chí của mình lên dân tộc khác đều chắc chắn sẽ thất bại".

Để viết tiểu sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1990, Peter Mc Donnell người Anh đến Hà Nội và nhiều lần đến thăm Đại tướng, "lần thứ nhất khi gặp ông, ông ấy đã dẫn theo một trợ lý, từ trên xe ô tô kiểu Nga màu đen bước xuống, ông bước đến phía tôi với những bước đi vững vàng, có lực, và bắt tay tôi" - McDonnell nói.

McDonnell nhớ lại, trong cuộc phỏng vấn, hai nước đối thoại rất thoải mái, cự ly rất gần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thái độ điềm đạm, khi gặp những câu hỏi không muốn trả lời, Đại tướng không hề nóng giận, đồng thời nói thẳng rằng vấn đề này không tiện trả lời.

Sau phỏng vấn vài giờ, vị tướng 80 tuổi Võ Nguyên Giáp vẫn có tinh thần thoải mái, điều này gây ấn tượng sâu sắc cho McDonnell.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Tổng thống Venezuela Hugo Chavez

Nhưng, bắt đầu từ năm 2008, tình trạng sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khác nhiều trước đó, 4 năm sau Đại tướng phải luôn nằm điều trị tại bệnh viện. Năm 2011, Đại tướng đã sinh nhật 100 tuổi ở bệnh viện. Người bác sĩ phục vụ  Đại tướng hơn 30 năm cho biết, trong thời điểm này, Đại tướng đã yếu nhiều, có lúc khó có thể nói chuyện được, nhưng vẫn có thể tự tay viết lời "cảm ơn".

Mỗi ngày, Đại tướng được người giúp việc đọc báo cho nghe, nội dung là các sự kiện quan trọng ở trong và ngoài nước.

Tháng 7 năm 2000, ông Tề Kiến Quốc làm Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, đã thường xuyên đến thăm các nhà lãnh đạo Việt Nam kể cả tại nhiệm và nghỉ hưu, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ông Tề Kiến Quốc mang đến cho Đại tướng một tập ảnh chụp tại Lễ khai mạc Á Vận hội Bắc Kinh 10 năm trước đó, do Chính phủ Trung Quốc bố trí người chụp ảnh. Trong thời gian đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Quảng Tây, khi đó ông Tề Kiến Quốc là Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã tháp tùng Đại tướng trong toàn bộ hành trình ở Trung Quốc.

1 năm sau, tháng 11 năm 1991, quan hệ Việt-Trung được bình thường hóa.

Trong thời gian ở Bắc Kinh, tại nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ Hứa Kỳ Thiến, phu nhân của Đại tướng Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự TQ. Sau cuộc gặp, Hứa Kỳ Thiến nói, cuộc gặp hôm nay mang tính chất gia đình.

Đại tướng cười với thái độ thận trọng, và theo ông Tề Kiến Quốc giải thích thì, do khi đó quan hệ hai nước chưa được bình thường hóa. Bài báo cho biết, tướng Vi Quốc Thanh thuộc Đoàn cố vấn quân sự dược Trung Quốc gửi đến Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Theo ông Tề Kiến Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người hiểu rõ Trung Quốc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Cuba Phidel Castro
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Cuba Phidel Castro
Việt Dũng