Đầu xuân đến phố "ông Đồ" xin chữ

30/01/2019 06:09
Tùng Dương
(GDVN) - Hơn 30 bức thư pháp là những tác phẩm đẹp được sáng tác theo chủ đề "Văn hiến" nhằm khích lệ tinh thần học tập của giới trẻ.

Chiều 29/1/2019 tại khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra Hội chữ xuân Kỷ Hợi 2019. Đây là dịp để những người yêu thư pháp, Hán – Nôm giao lưu và tìm hiểu.

Hơn 60 "ông Đồ" viết thư pháp, Hán – Nôm và chữ Quốc ngữ có dịp trổ tài, mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều điều ước tốt lành trong năm mới.

Lễ hội cũng góp phần thúc đẩy văn hóa tìm hiểu các phương pháp và lối viết chữ Hán – Nôm đặc biệt là giới trẻ.

Anh Ngọc Đình đại diện cho lớp trẻ viết chữ Quốc ngữ theo lối thư pháp. Ảnh: Tùng Dương.
Anh Ngọc Đình đại diện cho lớp trẻ viết chữ Quốc ngữ theo lối thư pháp. Ảnh: Tùng Dương.

Năm nay, Ban Tổ chức bố trí các lều viết chữ xung quanh hồ Văn, nhà 3 gian, các lều bằng tre tạo cảnh quan.

Ngoài ra còn có khu vực ngoài trung tâm cho sinh hoạt nghệ thuật truyền thống như không gian làng nghề để tạo sự thông thoáng, thuận tiện cho du khách.

Cụ Nguyễn Như Phách thể hiện nét bút tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Cụ Nguyễn Như Phách thể hiện nét bút tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.

Khu vực trưng bày triển lãm thư pháp với 30 bức thư pháp chữ Hán - Nôm và chữ Quốc ngữ; Khu vực viết chữ tái hiện quang cảnh trường thi (nhà Thập đạo, chòi canh, lều chõng…); khu vực làng nghề truyền thống (giấy dó, tranh dân gian, gốm sứ…).

Khu vực các trò chơi dân gian (nặn tò he, vẽ tranh, ô ăn quan…); lễ hội Hoa chữ; chợ phiên và ẩm thực dân gian; cuộc thi ảnh Hội chữ Xuân.

Mỗi bức thư pháp tại lễ hội là một chữ khác nhau, cách viết cũng khác nhau nhưng đều rất ấn tượng.

Không gian lễ Hội chữ xuân Kỷ Hợi 2019 tại Hồ Văn. Ảnh: Tùng Dương.
Không gian lễ Hội chữ xuân Kỷ Hợi 2019 tại Hồ Văn. Ảnh: Tùng Dương.

Lễ hội năm nay có sự tham gia của nhiều "ông đồ" trẻ là thành viên của Câu lạc bộ Hán - Nôm Hà Nội.

Ngoài những chữ viết trên giấy dó và lụa thì năm nay có ông đồ còn sáng tạo viết chữ lên đĩa gốm, quả bưởi; viết lên gỗ hoặc những phiến đá khá lạ mắt.

Một số hình ảnh tại lễ Hội chữ xuân Kỷ Hợi 2019:

Năm nay có nhiều bạn trẻ đi xin chữ. Ảnh: Tùng Dương.
Năm nay có nhiều bạn trẻ đi xin chữ. Ảnh: Tùng Dương.
Có rất nhiều lối viết thư pháp khác nhau. Ảnh: Tùng Dương.
Có rất nhiều lối viết thư pháp khác nhau. Ảnh: Tùng Dương.
Không gian trưng bày đèn lồng tại lễ hội chữ. Ảnh: Tùng Dương.
Không gian trưng bày đèn lồng tại lễ hội chữ. Ảnh: Tùng Dương.
Bức thư pháp với hơn 1.000 từ mà không bị lỗi chữ nào. Ảnh: Tùng Dương.
Bức thư pháp với hơn 1.000 từ mà không bị lỗi chữ nào. Ảnh: Tùng Dương.
Một bức thư pháp tại lễ Hội xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Tùng Dương.
Một bức thư pháp tại lễ Hội xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Tùng Dương.
Ông Đồ viết xong có người phục vụ máy sấy cho nhanh khô mực. Ảnh: Tùng Dương.
Ông Đồ viết xong có người phục vụ máy sấy cho nhanh khô mực. Ảnh: Tùng Dương.
Anh Đỗ Duy Đợi, câu lạc bộ Thư pháp Unesco Việt đang viết chữ lên nhưng trái bưởi. Ảnh: Tùng Dương.
Anh Đỗ Duy Đợi, câu lạc bộ Thư pháp Unesco Việt đang viết chữ lên nhưng trái bưởi. Ảnh: Tùng Dương.
Rất nhiều người tìm đến lễ hội để xin chữ cầu mong may mắn. Ảnh: Tùng Dương.
Rất nhiều người tìm đến lễ hội để xin chữ cầu mong may mắn. Ảnh: Tùng Dương.
Tại lễ hội năm nay, các bà, các chị cũng tham gia biểu diễn thư pháp. Ảnh: Tùng Dương.
Tại lễ hội năm nay, các bà, các chị cũng tham gia biểu diễn thư pháp. Ảnh: Tùng Dương.
Góc thưởng thức văn hóa Trà và Trầm hương tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Góc thưởng thức văn hóa Trà và Trầm hương tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Rất nhiều du khách nước ngoài cũng đến xin chữ. Ảnh: Tùng Dương.
Rất nhiều du khách nước ngoài cũng đến xin chữ. Ảnh: Tùng Dương.
Người xin chữ tùy hảo tâm mà trả thù lao cho các ông Đồ. Ảnh: Tùng Dương.
Người xin chữ tùy hảo tâm mà trả thù lao cho các ông Đồ. Ảnh: Tùng Dương.
Nặn Tò He - một nghề truyền thống của làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Nặn Tò He - một nghề truyền thống của làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.

Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 góp phần vào việc gìn giữ, tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng hiền tài, hiếu nghĩa, hiếu học của thanh thiếu niên, học sinh.

Đây cũng là dịp quảng bá di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám tới nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Hội chữ Xuân Kỷ Hợi sẽ diễn ra đến hết ngày 17/2 (tức 13 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Tùng Dương