Đến La Phù xem lễ hội rước “Ông Lợn”

23/02/2013 17:22
Phạm Thị Thúy Mùi
(GDVN) - Làng La Phù – Hoài Đức – Hà Nội có một nghi lễ độc đáo là tế ông lợn. Hàng năm cứ đến đêm ngày 13 tháng giêng người dân trong làng lại long trọng tổ chức lễ hội rước các ông lợn ra đình để tế Thành Hoàng.
Theo người dân trong làng, mỗi “ông lợn” được chọn tế là tấm lòng thành kính mà dân làng La Phù muốn gửi gắm lên vị thần hoàng linh thiêng.

Các cụ bô lão ở La Phù cho biết: Tục rước “ông lợn” nơi đây bắt nguồn từ vị tướng là Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6. Ngài từng đóng doanh trại và luyện quân ở vùng đất thuộc xã La Phù ngày nay. Khi đất nước bị xâm lược, ngài đem quân đi chống giặc. Trước khi quân tướng lên đường, dân làng thổi xôi, mổ lợn để khao quân. Sau này, vị tướng tài ba đã về trời vào ngày 14 tháng Giêng. Do đó để tưởng nhớ ơn đức của ngài đúng ngày 13 tháng giêng dân làng La Phù lại rước các “Ông Lợn” ra đình tế lễ. 

Ảnh 1 : Ngay từ sáng sớm cả lang La Phù đã náo nhiệt trong không khí của lễ hội
Ảnh 1 : Ngay từ sáng sớm cả lang La Phù đã náo nhiệt trong không khí của lễ hội
Cả làng nô nức đi đón ông lợn, trước ngày lễ mang ông tế thần, người dân trong xóm sẽ dong ông đi, an ủi ông, hóa kiếp về với thánh.
Cả làng nô nức đi đón ông lợn, trước ngày lễ mang ông tế thần, người dân trong xóm sẽ dong ông đi, an ủi ông, hóa kiếp về với thánh.
Mỗi xóm phải thịt một con lợn to để rước lên đình. Nhưng có điều con lợn dâng tế phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt và được gọi là “ông lợn”.
 Mỗi xóm phải thịt một con lợn to để rước lên đình. Nhưng có điều con lợn dâng tế phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt và được gọi là “ông lợn”.
Những “ông lợn” được trang trí rất long trọng và kì công, trước khi rước ra đình làng.
 Những “ông lợn” được trang trí rất long trọng và kì công, trước khi rước ra đình làng. 
Đúng 18 giờ tất cả các ông lợn ở các xóm trong làng đổ ra đường hướng về đình làng.
 Đúng 18 giờ tất cả các ông lợn ở các xóm trong làng đổ ra đường hướng về đình làng.
Hòa chung vào đám rước, cả xã chìm ngập trong ánh đèn lồng rực rỡ, cùng tiếng trống chiêng tưng bừng của lễ hội.
Hòa chung vào đám rước, cả xã chìm ngập trong ánh đèn lồng rực rỡ, cùng tiếng trống chiêng tưng bừng của lễ hội.
Ông lợn chễm chệ nồi trên kiệu được các thanh niên trai tráng trong làng khiêng trong rừng người nô nức.giữa không gian thiêng liêng ngày lễ tế.
 Ông lợn chễm chệ nồi trên kiệu được các thanh niên trai tráng trong làng khiêng trong rừng người nô nức.giữa không gian thiêng liêng ngày lễ tế.
Người dân ở khắp đường làng ngõ xóm của làng La Phù đổ về đình làng.
 Người dân ở khắp đường làng ngõ xóm của làng La Phù đổ về đình làng.
Trong ánh nến lung linh, “ông” lợn La Phù trông thật oai nghiêm
Trong ánh nến lung linh, “ông” lợn La Phù trông thật oai nghiêm
Các làng xếp hàng ngoài sân đình và lần lượt được ban tổ chức nhận lễ.
Các làng xếp hàng ngoài sân đình và lần lượt được ban tổ chức nhận lễ.
Trong và ngoài đình khách thập phương cùng người dân trong làng chen nhau chật cứng.
Trong và ngoài đình khách thập phương cùng người dân trong làng chen nhau chật cứng.
Các “Ông Lợn” được đưa vào cung tế Thành Hoàng.
Các “Ông Lợn” được đưa vào cung  tế Thành Hoàng.
Các ông lợn sau khi tế xong sẽ được chia phần cho bà con trong xóm ngoài ra ban tổ chức sẽ chấm điểm lễ lợn của các xóm và chọn ra những ông lợn đẹp nhất để trao giải.
Các ông lợn sau khi tế xong sẽ được chia phần cho bà con trong xóm ngoài ra ban tổ chức sẽ chấm điểm lễ lợn của các xóm và chọn ra những ông lợn đẹp nhất để trao giải.

Phạm Thị Thúy Mùi