Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long bị công trình bê tông xâm lấn

25/07/2012 14:50
Theo VnE
Vịnh Hạ Long ngày càng bị nhiều công trình bê tông xâm lấn và ô nhiễm môi trường. Cho nên, vẻ đẹp của kỳ quan thiên nhiên thế giới cũng nhạt dần…
Ngày 24/7, tại Hội thảo quốc tế bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch đã bày tỏ sự nuối tiếc khi vịnh Hạ Long ngày càng bị nhiều công trình bê tông xâm lấn và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ông đề xuất nhiều biện pháp để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và môi trường của vịnh Hạ Long. Theo đó, cần cấm xây dựng thêm các công trình tại vịnh, xung quanh vịnh, thậm chí khu vực cảng Cái Lân, từng bước di dời, phá bỏ những công trình có nguy cơ gây ô nhiễm. Ngoài ra, giãn mật độ dân cư sống tại thành phố Hạ Long, phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận như Cát Bà, Bái Tử Long bởi các điểm danh thắng này gần như bị bỏ quên.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: "Không được xây thêm các công trình tại vịnh Hạ Long". Ảnh: Đoàn Loan.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: "Không được xây thêm các công trình tại vịnh Hạ Long". Ảnh: Đoàn Loan.
"Thời gian qua vì không có giải pháp mạnh nên chúng ta đã làm mất dần vẻ đẹp vịnh Hạ Long. Chúng ta lâu nay mới đứng trên bờ nhìn xuống biển, bây giờ phải đứng dưới biển nhìn lên bờ để thấy các công trình trên bờ rất lộn xộn, chúng ta cần quy hoạch lại", ông Vũ Khoan bày tỏ.
Cũng lo ngại trước môi trường nước vịnh Hạ Long đang bị ô nhiễm từ các khách sạn, nhà hàng, tàu thuyền…, nguyên Phó Tổng cục Du lịch Phạm Từ cho rằng, nếu không giám sát chặt chẽ, hàng nghìn thứ rác thải của con người sẽ xả xuống vịnh.
"Nếu vịnh bị ô nhiễm thì du khách sẽ không đến, vịnh sẽ chết. Dù 90% số tàu thuyền có ý thức đầu tư thiết bị xử lý chất thải tốt song chỉ cần 10% tàu không có ý thức thì môi trường nước vẫn bị hủy hoại", ông Phạm Từ nói và cho biết, đồng tình với ý kiến hạn chế xây dựng công trình mới quanh vịnh, không cho phép xây dựng tại các đảo, có thể ngừng xây tượng đài Titop...
"Quy hoạch khu vực Bãi Cháy đã hỏng rồi, bản quy hoạch vịnh Hạ Long được phê duyệt năm 2002 đã khuyến cáo những tác động của đô thị hóa song không được thực hiện đúng. Bài học này cần được áp dụng khi đầu tư xây dựng tại Vân Đồn", vị cựu lãnh đạo ngành Du lịch bày tỏ.
Viện phó Viện nghiên cứu phát triển du lịch Phạm Trung Lương cũng chỉ rõ, môi trường vịnh Hạ Long bị tác động bởi hoạt động khai thác than, phát triển đô thị, nuôi trồng thủy sản, du lịch... Bên cạnh đó, tình trạng phát triển du lịch thiếu quy hoạch, điển hình là việc xây dựng đảo Tuần Châu với con đường ra đảo như một con đê ngăn biển, chặn đứng nguồn chảy, gia tăng ô nhiễm môi trường vịnh, tăng quá trình xa bồi của khu vực này. Hơn nữa, các công trình trên đảo cũng xây dựng không theo quy hoạch.
Rác thải và công trình bê tông hóa xâm lấn vịnh Hạ Long. Ảnh: Trí Tín.
Rác thải và công trình bê tông hóa xâm lấn vịnh Hạ Long. Ảnh: Trí Tín.
Trước nhận định này, ông Đào Hồng Tuyển, Tổng giám đốc Tập đoàn Tuần Châu cho biết, đã nghiên cứu xây dựng một cây cầu ra đảo Tuần Châu trong 1-2 năm tới để thay thế con đường ra đảo, đảm bảo môi trường cho khu vực vịnh.
Ông Tuyển cũng cho hay, Hạ Long hiện có hơn 500 tàu du lịch và 98% trong số này làm bằng gỗ nên tính an toàn thấp. "Tàu gỗ hoạt động tiêu hao nguyên liệu lớn, xả thán khi ra môi trường khiến nhiều bãi tắm trong vịnh bị ô nhiễm bởi váng dầu, du khách không thể tắm biển", ông "chúa đảo" Tuần Châu bày tỏ.
Cũng tại hội thảo, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận xét, tác động của các hoạt động phát triển tới môi trường vịnh Hạ Long khá rõ ràng. Bằng mắt thường có thể thấy váng dầu và rác thải trên mặt nước cũng như trên bờ. Văn phòng UNESCO thường xuyên nhận được thư của du khách nhấn mạnh mối lo ngại của họ về môi trường vịnh Hạ Long. Một số du khách thậm chí còn đưa ra giải pháp như lập quỹ bảo vệ môi trường hoặc lôi kéo du khách tham giá làm sạch vịnh.
Theo bà Muller, cần có kế hoạch, biện pháp quản lý du lịch, nhằm bảo vệ các di sản trong bối cảnh du lịch tăng trưởng nhanh chóng. Ủy ban Di sản Thế giới cũng đã đưa ra một số khuyến nghị trong việc bảo tồn vịnh Hạ Long như cần đánh giá tác động môi trường đối với dự án khu du lịch sinh thái đảo Lờm Bò, hoạt động của Trung tâm Văn hóa nổi Cửu Vạn không được làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan và giá trị của di sản...
Gợi ý cho việc bảo tồn vịnh Hạ Long, ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn cho rằng, Quảng Ninh dứt khoát không chấp
Theo VnE