Đô đốc Mỹ đặt vấn đề nếu xảy ra chiến sự gần Trung Quốc

01/08/2014 07:22
Đông Bình
(GDVN) - Tướng Mỹ: "Nếu như chiến sự xảy ra ở gần Trung Quốc, xét đến tầm bắn của tên lửa đạn đạo Trung Quốc, tôi có chút lo ngại".
Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc
Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc

Trang mạng "Freebeacon" Mỹ ngày 28 tháng 7 đưa tin, tại một hội nghị an ninh tổ chức vào ngày 26 tháng 7, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cảnh báo, trong các cuộc xung đột tương lai, tên lửa đạn đạo và hành trình tiên tiến của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ.

Còn lực lượng tàu sân bay do Trung Quốc đang xây dựng, Đô đốc Jonathan Greenert lại không hề đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc, bởi vì hiện nay tàu sân bay của Mỹ tác chiến thường có thể điều động 100 máy bay, trong khi đó, trong mỗi hành động tác chiến hiện nay, tàu sân bay Trung Quốc chỉ có thể cất hạ cánh 10 máy bay, trước khi có thể sử dụng thành công tàu sân bay để triển khai các hành động quân sự, Quân đội Trung Quốc còn phải thực hiện nhiều công việc hơn.

Khi được hỏi nếu Trung-Mỹ khai chiến thì ông quan tâm nhất đến hệ thống vũ khí nào của Trung Quốc, Đô đốc Jonathan Greenert trả lời cho rằng, đó là tên lửa đạn đạo và hành trình ngày càng tăng của Bắc Kinh. Ông cho rằng, Trung Quốc đã phát triển được lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo không bình thường.

Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc
Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc

Đô đốc Jonathan Greenert chỉ ra, nếu như khu vực xảy ra xung đột Trung-Mỹ gần Trung Quốc thì lực lượng tên lửa của Trung Quốc chính là mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Ông cho rằng: "Nếu như chiến sự xảy ra ở sân sau Trung Quốc, xét đến tầm bắn của tên lửa đạn đạo Trung Quốc, tôi có chút lo ngại".

Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển nhiều loại hệ thống tên lửa tiên tiến, bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D, loại tên lửa này được thiết kế dùng để tấn công tàu sân bay của Mỹ cách duyên hải Trung Quốc vài trăm dặm Anh. Tên lửa Đông Phong -21D được cho là "sát thủ tàu sân bay", Hải quân Mỹ hầu như khó hơn trong phòng thủ.

Đô đốc Jonathan Greenert trước đó từng cho biết, sự đáp trả của Mỹ đối với tên lửa Đông Phong-21D có thể bao gồm phá hủy "chuỗi sát thương" của loại tên lửa này - tức là dùng tên lửa dẫn đường tấn công bộ cảm biến và mạng lưới chỉ huy của mục tiêu.

Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc trình Quốc hội của Lầu Năm Góc năm 2014 chỉ ra, tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D đã đem lại khả năng tấn công tàu chiến cỡ lớn ở Tây Thái Bình Dương cho Quân đội Trung Quốc, bao gồm tàu sân bay. Loại tên lửa này có tầm bắn trên 930 dặm Anh, lắp thêm đầu đạn cơ động.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc

Trong xung đột tương lai, một mối đe dọa to lớn khác là tàu khu trục tên lửa Type 052D mới của Trung Quốc. Lầu Năm Góc cho rằng, tàu khu trục tên lửa Type 052D đã trang bị hệ thống phóng thẳng đứng nhiều mục tiêu đầu tiên của Quân đội Trung Quốc, nghe nói có thế bắn tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa hành trình tấn công đối đất, tên lửa hạm đối không và tên lửa săn ngầm.

Trung Quốc có kế hoạch chế tạo 12 tàu khu trục Type 052D. Ngoài ra, máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc cũng đã được nâng cấp, có thể trang bị 6 quả tên lửa hành trình tấn công đối đất có khả năng dẫn đường chính xác.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, mặc dù nhìn từ bối cảnh hiện đại hóa quân sự tổng thể của Trung Quốc, sự phát triển của tên lửa vũ trang thông thường cũng đều rất nhanh chóng. Báo cáo chỉ ra, ngay từ 10 năm trước, Trung Quốc còn chưa có khả năng tấn công mục tiêu cách xa khu vực duyên hải Trung Quốc.

Nhưng, hiện nay Trung Quốc đã sở hữu hàng ngàn quả tên lửa đạn đạo vũ trang thông thường. Căn cứ của Mỹ ở Okinawa nằm trong phạm vi tầm bắn của ngày càng nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung Trung Quốc, Guam cũng có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa hành trình bắn từ máy bay.

Hơn nữa, tên lửa Trung Quốc ngày càng chính xác, hiện nay thích hợp hơn với tấn công các căn cứ khu vực, cơ sở hậu cần và các cơ sở mặt đất khác.

Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D (DF-21D) Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D (DF-21D) Trung Quốc

Nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng, một số tài sản rất dễ bị tấn công trong chiến tranh hiện đại. Sự kết hợp giữa tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình mặt đất/trên không và các lực lượng khác đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các mục tiêu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lô tên lửa hành trình có khả năng răn đe đầu tiên của Trung Quốc là tên lửa chống hạm SSN-22 mua của Nga vào thập niên 1990, trang bị cho tàu khu trục tên lửa lớp Sovremenny.

Đầu tháng này tại Trung Quốc, Đô đốc Jonathan Greenert đã hội đàm với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, hai bên đã tìm cách cải thiện hợp tác và giao lưu giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ.

Năm 1999, Mỹ lập pháp cấm Lầu Năm Góc chia sẻ thông tin cụ thể liên quan đến khả năng điều động lực lượng của Mỹ khi giao lưu quân sự với Trung Quốc. Luật này có mục đích ngăn chặn Trung Quốc lợi dụng giao lưu quân sự Trung-Mỹ để thúc đẩy xây dựng quân sự quy mô lớn của họ.

Về tàu sân bay, Đô đốc Jonathan Greenert còn cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ hai của họ và sẽ triển khai trong tương lai không xa. Nhưng, là người mới thăm Trung Quốc và thăm tàu sân bay Liêu Ninh của nước này, Đô đốc Jonathan Greenert còn chỉ ra, tàu sân bay Liêu Ninh hiện có duy nhất của Trung Quốc còn đang trong quá trình phát triển, Hải quân Trung Quốc không thể sử dụng tàu sân bay tân trang lại này để thực hiện nhiệm vụ tấn công đường không.

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Đô đốc Jonathan Greenert cho rằng, tàu sân bay Trung Quốc có đầy đủ đặc điểm Nga như to, nặng, rườm rà. Ông nói thêm, tàu Liêu Ninh lắp thêm trang bị quân sự tiên tiến của Trung Quốc.

“Họ sẽ chế tạo một tàu sân bay khác, tốc độ có thể sẽ tương đối nhanh. Tàu sân bay mới tương tự tàu Liêu Ninh, cất cánh kiểu nhảy cầu, chiếc thứ hai có trọng tải tương tự, khoảng 65.000 – 70.000 tấn”.

Tuy mỗi khi tác chiến, tàu sân bay Mỹ thường có thể mang theo 100 máy bay, còn tàu sân bay Trung Quốc hiện có chỉ có thể cất hạ cánh 10 máy bay trong mỗi một hành động quân sự, nhưng Trung Quốc “đang di chuyển với các bước đi khác thường” trong phát triển tàu sân bay.

Đô đốc Jonathan Greenert cho rằng, ông hoàn toàn không phải đặc biệt quan tâm đến phát triển tàu sân bay của Trung Quốc, bởi vì trước khi có thể sử dụng tàu sân bay triển khai hành động, Quân đội Trung Quốc còn cần phải thực hiện nhiều công việc hơn.

Đô đốc Greenert tán thành Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự liên hợp “Vành đai Thái Bình Dương 2014”, cho biết, Nga trước đó cũng đã tham gia cuộc tập trận tương tự, nhưng lại không bị phản đối mấy.

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc

Một số quan chức Quốc hội Mỹ phản đối Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, bởi vì, khi Trung Quốc đe dọa đa số các nước láng giềng trên biển, cho phép Bắc Kinh tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” thì đây rõ ràng là một phần thưởng đối với Trung Quốc.

Khi được hỏi về việc Trung Quốc sử dụng vũ khí tiên tiến được thiết kế dùng để “lấy yếu chống mạnh”, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Hải quân Mỹ đang phát triển vũ khí công nghệ cao. Ông đã nhấn mạnh nhiều chương trình vũ khí hải quân mới, bao gồm một loại vũ khí laser có thể bắn rơi máy bay không người lái.

Đô đốc Greenert cho biết: “Trước hết, chúng tôi đang phát triển vũ khí laser. Đúng như chúng tôi nói, trên 1 tàu chiến chúng tôi đóng ở vịnh Ả rập đã triển khai vũ khí laser. Hệ thống vũ khí này đã được thử nghiệm. Nó đã bắn rơi một máy bay không người lái, nếu bạn sẵn sàng, ở cấp độ năng lượng này, nó còn có thể tiêu diệt một chiếc thuyền máy”.

Tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tên mang tên Côn Minh số hiệu 172 cũng được Trung Quốc ưu tiên biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông (ngày 21 tháng 3 năm 2014)
Tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tên mang tên Côn Minh số hiệu 172 cũng được Trung Quốc ưu tiên biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông (ngày 21 tháng 3 năm 2014)
Đông Bình