Đức và Italia sẽ mở rộng quy mô hạm đội tàu ngầm, Brazil có tiến bộ mới

18/09/2015 06:42
Việt Dũng (Tổng hợp)
(GDVN) - Brazil chuyển vào giai đoạn tự lắp ráp chiếc tàu ngầm thông thường công nghệ Pháp đầu tiên, còn Đức và Italia muốn tăng số lượng tàu ngầm đối phó bất ổn.

Brazil hoàn thành chế tạo giai đoạn một chiếc tàu ngầm thông thường đầu tiên

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 16/9 đưa tin, gần đây, nhà máy Brazil hoàn thành công tác chế tạo giai đoạn một của chiếc tàu ngầm thông thường đầu tiên hợp tác với Pháp, hai bên sẽ còn hợp tác chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Hình ảnh minh họa về chương trình tàu ngầm ProSub của Hải quân Brazil trên trang mạng tecnodefesa.com.br
Hình ảnh minh họa về chương trình tàu ngầm ProSub của Hải quân Brazil trên trang mạng tecnodefesa.com.br

Gần đây, chương trình phát triển tàu ngầm của Hải quân Brazil (ProSub) đạt được tiến triển mang tính cột mốc. Ngày 2 tháng 9, Công ty thiết bị hạng nặng năng lượng hạt nhân Brazil (NUCLEP) đã bàn giao một đoạn thân tàu cuối cùng chiếc tàu ngầm thông thường đầu tiên mang tên Riachuelo cho Công ty chế tạo hải quân Itaguaí (ICN).

Tư lệnh Hải quân Brazil Eduardo Ferreira đã chủ trì buổi lễ chúc mừng, kỷ niệm công tác chế tạo giai đoạn đầu tiên của tàu ngầm Riachuelo hoàn thành tốt đẹp.

Việc bàn giao lần này làm cho tiến độ chế tạo tàu ngầm này từ giai đoạn thân tàu bước sang giai đoạn lắp ráp thiết bị và lắp ráp hệ thống. Thân của loại tàu ngầm này được cấu thành bởi các phân đoạn hình trụ, loại kết cấu này làm cho tàu ngầm có thể chịu được áp lực tối đa khi hoạt động.

Chương trình ProSub là chương trình hợp tác được Brazil và Pháp triển khai vào cuối năm 2008, hai bên hợp tác chế tạo 4 tàu ngầm thông thường và 1 tàu ngầm hạt nhân. Công ty chế tạo hải quân Itaguaí là công ty liên doanh Pháp-Brazil được thành lập vào năm 2009 để đáp ứng nhu cầu chương trình.

Pháp chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Brazil
Pháp chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Brazil

Trong hợp tác giữa hai bên, Pháp phải chuyển nhượng công nghệ cho Brazil, chứng nhận nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, để Brazil có thể phát triển được năng lực tự chế tạo tàu ngầm trong tương lai.

Đức và Italia có kế hoạch mở rộng quy mô hạm đội tàu ngầm

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 9 dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 15 tháng 9 đưa tin, gần đây, tại hội nghị công nghiệp công nghệ tàu ngầm 2015 do Công ty hệ thống hàng hải (TKMS) của ThyssenKrupp Đức tổ chức, một quan chức cấp cao cho biết: xét thấy các thách thức an ninh không ngừng leo thang, Hải quân Đức và Italia sẽ cân nhắc tiếp tục mở rộng hạm đội tàu ngầm.

Đức

Lãnh đạo Hải quân Đức Andreas Krause cho biết: "Hình cung không ổn định" hiện nay xuyên suốt vài đại châu, đã làm trầm trọng hơn thách thức an ninh trên biển, cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm nổi bật tính cần thiết phải quan tâm đến thách thức an ninh truyền thống.

Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức
Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức

Giám đốc chương trình hải quân tương lai của Bộ Quốc phòng Đức, ông Henning Faltin cho biết thêm: "Biển Baltic cũng sẽ trở thành khu vực quan trọng để Hải quân Đức phát huy khả năng kiểm soát biển và năng lực làm lặng sóng các mối đe dọa trên biển".

Đảm bảo một vùng biển an toàn, cởi mở rất quan trọng đối với các nước xung quanh, đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm các nước biển Baltic bước lên vũ đài thế giới.

Công nghệ mới trên các phương diện như bộ cảm biến, vũ khí, tăng mô đun hóa và huấn luyện mô phỏng nhiều hơn có thể ứng phó với một số thách thức, vì vậy cần thiết tăng cường hạm đội tàu ngầm của Đức trên cơ sở 6 tàu ngầm hiện nay.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đức có trên 20 tàu ngầm duyên hải cỡ nhỏ, sau năm 2000 còn 12 chiếc. Nhưng, số lượng tàu ngầm sau đó không ngừng giảm đi.

Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức
Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức

Hiện nay, số lượng tàu ngầm duyên hải còn lại của Đức chỉ bằng một nửa so với năm 2010, sau khi 2 chiếc được dùng cho chức năng “phụ” vào cuối năm 2015 thì sẽ chỉ có 4 chiếc tàu ngầm Type 212A (biên chế các năm 2005-2006) còn phục vụ.

Căn cứ vào đề nghị của giám đốc Henning Faltin, hiện nay vẫn chưa có nhu cầu cấp bách tăng tàu chiến, năng lực tác chiến trong tương lai vẫn được xem là tốt. Chương trình này sẽ lần lượt triển khai trong 15 năm tới, trên cơ sở 6 chiếc hiện nay sẽ tăng số lượng thích hợp.

Italia

Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Italia hiện có 6 tàu, bao gồm 2 tàu ngầm Type 212A hợp tác chế tạo với Đức, 4 tàu ngầm phiên bản cải tiến biên chế trong giai đoạn các năm 1988-1995.

Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức
Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức

Lô 2 tàu ngầm Type 212A mới thứ hai đang chế tạo ở nhà máy đóng tàu Fincantieri, sẽ thay thế 2 tàu ngầm lớp Sauro cũ vào năm 2016. Do không có tàu mới thay thế sau khi tàu ngầm lớp Sauro thứ ba và thứ tư nghỉ hưu, toàn bộ hạm đội sẽ giảm còn 4 tàu ngầm vào năm 2020.

Tuy nhiên, sự bất ổn và xung đột ở vùng biển Địa Trung Hải đang ảnh hưởng to lớn đến thương mại. Gần đây, Địa Trung Hải đã trở thành tuyến đường buôn người và ma túy, điều này thúc đẩy Hải quân Italia tăng cường sử dụng tàu ngầm.

Theo sĩ quan chỉ huy lực lượng tàu ngầm Hải quân Italia, chuẩn đô đốc Dario Giacomin, trong tình hình này, từ tháng 3 trở đi, 2 tàu ngầm Italia triển khai ở vùng biển Libya tiến hành tuần tra liên tục. Trong giai đoạn các năm 2010 - 2013, tàu ngầm Italia cũng tích cực tham gia nhiệm vụ chống cướp biển ở vùng biển Ấn Độ Dương.

Chuẩn đô đốc Dario Giacomin cảnh báo: “Cùng với việc những tàu ngầm này thể hiện nhiều chức năng trong các loại nhiệm vụ, cũng không thể đánh giá thấp tầm quan trọng vai trò truyền thống của nó”. “Khả năng răn đe, ngăn chặn và kiểm soát biển vẫn là nguyên nhân quan trọng xây dựng hạm đội tàu ngầm”.

Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức
Tàu ngầm thông thường Type 212A Đức

Lực lượng tàu ngầm Italia cũng hy vọng ngăn chặn giảm số lượng tàu, đang xem xét kéo dài tuổi thọ của 2 tàu ngầm lớp Sauro phiên bản cải tiến lên 10 năm (ít nhất duy trì quy mô hạm đội 6 tàu trước năm 2025), đồng thời, trong sách trắng quốc phòng sắp công bố, thúc đẩy mở rộng quy mô tàu trên cơ sở 4 chiếc theo kế hoạch ban đầu. 

Việt Dũng (Tổng hợp)