Giá trị bí ẩn của Crimea: Tăng mạnh năng lực tác chiến vũ trụ cho Nga

11/03/2015 09:11
Việt Dũng
(GDVN) - Sáp nhập Crimea giúp Nga khôi phục hoạt động của trạm kiểm soát ngoài vũ trụ ở Crimea, khôi phục vinh quang về vũ trụ của thời Liên Xô.
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga (nguồn Tân Hoa xã)
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga (nguồn Tân Hoa xã)

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 10 tháng 3 dẫn trang mạng "Thời báo Moscow" Nga ngày 5 tháng 3 đăng bài viết "Sáp nhập Crimea đã tăng cường năng lực ngoài vũ trụ của Nga" cho rằng, Crimea quay trở về Nga là một lợi ích to lớn đối với Hải quân Nga, điều này đã đảm bảo tương lai của Hạm đội Biển Đen và cảng chính Sevastopol. Tuy nhiên, lợi ích của sáp nhập còn có lợi cho Nga đoạt lại vinh quang đã mất của chương trình vũ trụ Liên Xô.

Là nhà lãnh đạo giai đoạn ban đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Liên Xô đã triển khai kế hoạch nghiên cứu người máy (robot) gây ấn tượng sâu sắc. Do cự ly rất xa, nhiệm vụ như vậy cần anten parabol mạnh để gửi và nhận chỉ lệnh, dữ liệu từ đầu dò ở xa.

Để thực hiện những nhiệm vụ này, quan chức hàng không vũ trụ Liên Xô đã chế tạo thiết bị theo dõi và kiểm soát ở bán đảo Crimea, ở đó có thời tiết tốt, hạ tầng cơ sở lớn rất ít, có thể giảm gây nhiễu vô tuyến điện, hiệu quả thu tốt hơn.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thành phố cảng Sevastopol của Crimea để kiểm duyệt Hạm đội Biển Đen đóng tại đây (ảnh tư liệu)
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thành phố cảng Sevastopol của Crimea để kiểm duyệt Hạm đội Biển Đen đóng tại đây (ảnh tư liệu)

Cùng với sự tan rã của Liên Xô, chương trình vũ trụ của Nga đã để quyền kiểm soát trạm thông tin ngoài vũ trụ Crimea cho Ukraine, khiến cho một bộ phận mạng lưới theo dõi của họ mất đi chức năng. Vào thập niên 90 bất ổn của thế kỷ trước, cùng với việc tàu tiếp tế theo dõi được chế tạo từ thời kỳ Liên Xô để lâu năm không tu sửa, Nga đã mất đi nhiều hơn phạm vi kiểm soát vũ trụ.

Trong tình hình thiếu những tài sản chiến lược này, Nga chỉ có thể liên lạc với phi thuyền bay qua không phận Nga. Một sự lựa chọn duy nhất khác là Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) đưa chúng vào mạng lưới  thông tin và theo dõi vệ tinh khổng lồ của Mỹ.

Nhưng sau khi Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, Nga có cơ hội tiếp tục tăng cường năng lực thông tin giữa họ với phi truyền và vệ tinh quân dụng, Bộ Quốc phòng Nga luôn nỗ lực khởi động sử dụng lại trạm kiểm soát, theo dõi trên bán đảo Crimea.

Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea (ảnh tư liệu)
Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea (ảnh tư liệu)
Việt Dũng