Giới hạn DEHP trong thực phẩm: Không quá 1,5 mg/kg

03/07/2011 02:02
Bộ Y tế vừa ban hanh quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).

Bộ Y tế vừa ban hanh quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).

Bộ Y tế vừa ban hanh quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).
Nhiều sản phẩm đồ uống tại Đài
Loan, TQ bị thu hồi vì nhiễm DEHP.

Trước đó, ngày 26/5, Cơ quan y tế Đài Loan thông báo một công ty phụ gia thực phẩm hàng đầu tại đây đã sử dụng chất DEHP - một loại phụ gia công nghiệp tạo đục - để làm giảm giá thành. Trong khi nếu dùng tinh chất dầu mè hoặc dầu cọ đắt thì sẽ hơn nhiều lần.

Việt Nam cũng đã phát hiện một số sản phẩm như: thạch, nước giải khát, kẹo... bị nhiễm DEHP do sử dụng chất tạo đục có xuất xứ từ Đài Loan. Đến nay, đã có gần 50 sản phẩm nhiễm DEHP bị thu hồi.

DEHP là tên viết tắt của diethyl hexyl phtalate, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nhựa để tạo độ dẻo. Tác hại với sức khỏe của nó phụ thuộc vào mức độ đưa vào cơ thể. Khi nhiễm cấp tính với liều lượng 5-10g có thể gây ức chế hệ tiêu hóa ở người. Trên động vật thí nghiệm gây nhiễm liều cao qua đường tiêu hóa thì có tác động xấu lên gan, thận và tăng trưởng.

Khi nhiễm DEHP ở liều nhất định và kéo dài có thể gây tăng sinh tế bào gan, phổi ở động vật thí nghiệm, gây dị tật bẩm sinh, giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến thụ thai, teo tinh hoàn, làm xáo trộn nội tiết gây dậy thì sớm trước tuổi.

Sự cố nhiễm DEHP là sự cố an toàn thực phẩm gây bất ngờ trên thế giới, tương tự vụ gian dối melanine trong sữa để làm tăng độ đạm ở Trung Quốc vào năm 2008.

Theo Vnexpress

>> Thu hồi 12 loại nước ép trái cây nhiễm DEHP tại Hà Nội

>> Mì gói nghi chứa DEHP có mặt tại nhiều siêu thị VN

>> Phát hiện chất DEHP trong chè xanh Trung Quốc

>> Thu hồi hàng loạt sirô, kẹo xốp chứa độc chất DEHP

>> Độc chất DEHP có thể tồn tại trong nhiều vật dụng trẻ em