Gruzia "mượn gió bẻ măng" khủng hoảng Ukraine, NATO vẫn hờ hững

26/03/2014 06:53
Nguyễn Hường (theo Reuters)
(GDVN) - Gruzia đang hy vọng rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Ukraine sẽ giúp quyết định số phận của họ.
Sau sáu năm bị mất một phần lãnh thổ trong cuộc chiến tranh với Nga, Gruzia đang hy vọng rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Ukraine sẽ giúp quyết định số phận của họ bằng việc NATO và Liên minh châu Âu sẽ tăng tốc hội nhập Gruzia vào phương Tây. 

Gruzia đang theo đuổi chính sách thân phương Tây và cảm thấy có sự gắn bó chặt chẽ với chính phủ Kiev mới. 

Người biểu tình ủng hộ Nga tại Dotnetsk, Ukraine.
Người biểu tình ủng hộ Nga tại Dotnetsk, Ukraine.
Hàng trăm người Gruzia đã tổ chức biểu tình ủng hộ Ukraine nhằm thúc đẩy mong muốn được củng cố quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.
Quốc gia 4,5 triệu người này đã bày tỏ hy vọng có thể tham gia liên minh quân sự NATO từ lâu giờ muốn phương Tây phản ứng mạnh mẽ hơn trong vấn đề Crimea. 
"Kết quả của cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ xác định tương lai của Gruzia về tự do, an ninh và chủ quyền," Helen Khoshtaria, một nhà phân tích chính trị độc lập tại Tbilisi cho biết. "Nó sẽ xác định liệu Nga có thành công trong việc sử dụng các thế mạnh độc quyền để gây ảnh hưởng và sự thay đổi ở châu Âu hay không".
Bà tin rằng Moscow đang cố gắng khôi phục Liên Xô. 
Nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn và đảo ngược hành động của Nga, nó sẽ là một thông điệp cho Nga rằng hành động của họ sẽ không có hậu quả thực tế và sẽ khuyến khích Moscow hoàn tất việc khôi phục Liên bang Xô Viết, bà nói thêm.

Gruzia từ lâu đã có mối quan hệ không mấy hòa thuận với Moscow. Nga đã giận dữ khi Gruzia tuyên bố độc lập và sử dụng các biện pháp trừng phạt thương mại để thể hiện sự ảnh hưởng của mình.

Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008.
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi cuộc chiến 5 ngày trên khu vực ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia vào năm 2008. Hiện Nga vẫn kiểm soát hai khu vực này.
Sau khi xuất hiện báo cáo lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát bán đảo Crimea, ngày 6/3, Tbilisi đã thông qua nghị quyết chỉ trích chính sách của Moscow đối với Ukraine và kêu gọi EU, NATO tăng tốc quá trình hội nhập Gruzia.
"Hành vi hung hăng" của Nga đã đặt ra "một mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ cho bạn bè của chúng tôi Ukraine, mà còn cả Gruzia và toàn bộ châu Âu", nghị quyết cho biết.
Cho đến nay, Mỹ và EU mới chỉ áp đặt lệnh trừng phạt đóng băng tài khoản và cấm thị thực để trừng phạt Moscow trong vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, Gruzia hy vọng phương Tây sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nữa. 
"Nga cắt Crimea ra từ Ukraine như cách cắt Abkhazia và Nam Ossetia khỏi Gruzia," sinh viên 19 tuổi Levan Gabrichidze nói. "Ukraine quan trọng với châu Âu hơn là Gruzia, nhưng tôi hy vọng Châu Âu và Mỹ sẽ chủ động hơn, mặc dù tôi không nhìn thấy hành động mạnh mẽ nào cho đến thời điểm này".
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đến nay vẫn im lặng trước sự sốt sắng trên của Gruzia
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đến nay vẫn im lặng trước sự sốt sắng trên của Gruzia 
Mặc dù nền kinh tế tương đối nhỏ, dân số chỉ bằng 1/10 của Ukraine, nhưng Gruzia là có một vị trí quan trọng, là nơi đường ống dẫn khí và dầu từ Caspian tới châu Âu đi qua.
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đến năm vẫn im lặng trước sự sốt sắng trên của Gruzia khi từ chối trả lời câu hỏi có xem xét mở rộng thành viên trong bối cảnh hiện nay hay không. 
Lý do của sự do dự này có thể xuất phát từ việc Gruzia nằm xung quanh các láng giềng thân Nga, cách khá xa biên giới của EU và NATO, ngược lại với Ukraine. Láng giềng Armenia, nơi có một căn cứ quân sự của Nga, đang lên kế hoạch tham gia liên minh thuế quan do Moscow thúc đẩy. 
Azerbaijan đã sử dụng Crimea như một mô hình để có thể khôi phục lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh, một vùng đất được kiểm soát bởi người dân tộc Armenia kể từ một cuộc chiến tranh trong những năm 1990./.
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Gruzia từng mong muốn gia nhập NATO nhưng cuối cùng hy vọng đã đổ vỡ do cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008. 
Nguyễn Hường (theo Reuters)