Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

GS. Nguyễn Lân Dũng bàn về chuyện cụ 87 tuổi bị con đặt nằm tại vỉa hè

30/09/2012 05:57
Thu Hòe
(GDVN) - “Đó có thể là hậu quả của việc bố mẹ chỉ lo kiếm tiền mà không quan tâm đến việc giáo dục con cái. Đó là sự nuông chiều quá mức đối với con cái, cho chúng dư thừa tiền bạc đến khi hết tiền thì quay về "tróc nã” bố mẹ. Đó cũng là hậu quả của việc chỉ lo dạy Chữ, coi thường việc dạy làm Người và dạy Nghề...".
Dư luận chưa kịp lắng xuống với câu chuyện của cụ ông 87 tuổi Ngô Vi Nhân bị con cái mang vứt nằm vỉa hè phơi nắng, mưa hơn 10 tiếng đồng hồ lại đến vụ tố chồng, con đánh gãy cổ của bà Lê Thị Liên. GS – NGND Nguyễn Lân Dũng đã có những bày tỏ quan điểm xung quanh sự việc này.
GS. Nguyễn Lân Dũng mở đầu những chia sẻ cùng Giáo dục Việt Nam: “Có cuốn sách cổ rất hay đã tái bản rất nhiều lần là cuốn “Nhị thập tứ hiếu”. Chuyện ngày xưa bên Trung Quốc nhưng rất đáng để các bạn trẻ ngày nay tham khảo. Đó là các truyện Ngu Thuấn (虞舜): hiếu cảm động trời; Lưu Hằng (刘恆, tức Hán Văn Đế): người con nếm thuốc; Tăng Sâm (曾参): mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót; Trọng Do (仲由): vác gạo nuôi cha mẹ; Đổng Vĩnh (董永): bán thân chôn cha; Đàm Tử (郯子): cho cha mẹ bú sữa hươu; Giang Cách (江革): làm thuê nuôi mẹ; Lục Tích (陆绩): giấu quýt cho mẹ; Đường phu nhân: (唐夫人) cho mẹ chồng bú sữa; Ngô Mãnh (吳猛): cho muỗi hút máu;…
Các bạn trẻ nên tìm đọc. Các bậc cha mẹ cũng nên kể lại cho các con những chuyện này khi chúng còn rất nhỏ. Nhà trường, đoàn thể, chính quyền… không thể đứng ngoài cuộc để nhìn những đứa con bất hiếu và những ông bố, bà mẹ bất hạnh. Phải xử theo đúng bộ luật Hôn nhân và gia đình…”Chuyện hiếm gặp nhưng ở đâu cũng có, năm nào cũng thấy GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, chuyện con cái ruồng rẫy, hắt hủi, đối xử tệ bác… và thậm chí là đánh đập bố mẹ không thương tiếc chỉ là những câu chuyện hiếm gặp thế nhưng chỗ nào cũng có thể có và năm nào cũng thấy xuất hiện. Xã hội đã có "hơn một" cụ ông Ngô Vi Nhân, "hơn một" bà Lê Thị Liên, "hơn một" những người chồng bạo hành vợ, người con đánh đập cha mẹ già... Ông phân tích: “Đó là hậu quả của việc bố mẹ chỉ lo kiếm tiền mà không quan tâm đến việc giáo dục con cái. Đó là sự nuông chiều quá mức đối với con cái, cho chúng dư thừa tiền bạc đến khi hết tiền thì quay về "tróc nã” bố mẹ. Đó cũng là hậu quả của việc chỉ lo dạy Chữ, coi thường việc dạy làm Người và dạy Nghề. Lớp 7E cũ của chúng tôi cách đây 61 năm (!) nhờ được học các thày vừa có tâm , vừa có tài cho nên nay vẫn thường xuyên thân thiết với nhau và đều là những đứa bạn tốt, những công dân gương mẫu.”Giáo dục gia đình đang bị xem nhẹ  Gia đình là bộ phận cấu thành nên xã hội. Giáo dục gia đình là nền tảng cho giáo dục, đạo đức xã hội. Thế nhưng, rất nhiều những câu chuyện đau lòng về tình máu mủ đã xảy ra khiến dư luận phẫn nộ, lên án… Câu hỏi đặt ra, phải chăng, giáo dục gia đình đang bị xem nhẹ? Lí giải luận điểm này, GS. Nguyễn Lân Dũng nói: “Các cụ thường dạy " Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Bác Hồ nói “…Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt. Tục ngữ ta có câu: Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn (HCM toàn tập, 1996. T9, tr.523).” Ca dao Việt nam Việt Nam cũng có những câu rất hay như: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Hay là: “Anh em như thể chân ta., Như gốc với rễ như cây với cành. Anh thời phải thuận đạo anh. Em thời hiếu đễ mới đành đạo em”… Đúng là giáo dục gia đình và giáo dục học đường, xã hội còn đang bị xem nhẹ. Trong dịp khai giảng đầu năm học vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng đã có nhận xét: “Giáo dục và đào tạo nước ta vẫn còn những bất cập, yếu kém, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự gắn với nhu cầu của xã hội. Một trong những yêu cầu của xã hội chính là sự hòa thuận giúp đỡ nhau trong từng gia đình của xã hội.”
Giáo dục gia đình bị xem nhẹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành xử đau lòng trong gia đình như thế này
Giáo dục gia đình bị xem nhẹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành xử đau lòng trong gia đình như thế này
Dạy con tối kị  "nuông chiều", tuyệt đối không "roi vọt"… Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, điều quan trọng nhất để duy trì sự yên ấm trong một gia đình đó là sự làm gương của người lớn. Sự gương mẫu trong cuộc sống của ông bà, cha mẹ, các anh chị lớn trong gia đình có vai trò và tác động rất lớn đến các thành viên khác trong gia đình. Không thể và rất hi hữu lại có những cá thể bất thường trong một gia đình có nền tảng giáo dục tốt. Tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nhất là những chia sẻ lúc gặp khó khăn như đau ốm, túng thiếu... cũng là sợi dây thiết chặt hơn những mối quan hệ gia đình. Bố mẹ không nên cấm đoán các mối quan hệ của con nhưng cũng cần lưu tâm đặc biệt để biết con đang giao du với những người bạn như thế nào. Các bậc làm cha, làm mẹ đừng quên câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giáo dục gia đình tối kị với sự “nuông chiều” nhưng tuyệt đối không dùng tới roi vọt với con cái.
Nhiều gia đình đang đánh mất đi dự hòa thận, thân ái thật lòng với nhau
Nhiều gia đình đang đánh mất đi dự hòa thận, thân ái thật lòng với nhau
GS. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: “Cũng như mọi người khi chứng kiến hoặc đọc trên sách báo về những chuyện đau lòng khi bố mẹ bị con cái hắt hủi, ruồng bỏ hoặc để sống quá thiếu thốn…, tôi cũng thấy sốc, thấy đau, day dứt và thất vọng. Ngày xưa, trải qua những năm tháng kháng chiến đầy khó khăn nguy hiểm mọi gia đình chúng tôi đều luôn giữ được sự hòa thuận, thân ái thật lòng. Vậy mà khi đất nước tự do, cuộc sống dư giả về vật chất, đời sống tinh thần được nâng lên…, người ta lại đánh mất đi cái sự hòa thận, thân ái thật lòng ấy. Với gia đình riêng của chúng tôi, các con đều ngoan và đang thực sự giỏi giang hơn cả bố mẹ . Hai cháu nội đều ngoan và có những sự thông minh rất đáng nể. Chúng hiểu biết và coi trọng việc gìn giữ truyền thống của cả đại gia đình. Bố mẹ các cháu nội của tôi cũng rất quan tâm đến chuyện giáo dục đạo đức cho con cái. Đó chính là niềm hạnh phúc của chúng tôi nói riêng và của cả đại gia đình nói chung…”
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Thu Hòe