Hà Nội: Nguy hiểm từ cây “cầu khỉ” hơn 50 năm tuổi

03/03/2014 14:07
TRẦN KHÁNG
(GDVN) - Giữa đô thị hiện đại, nhiều người dân Hà Nội vẫn phải rùng mình đi trên cây “cầu khỉ” nối liền 2 thôn của 2 huyện Thanh Oai và Phú Xuyên.

Để đảm bảo việc đi lại thuận tiện, cây “cầu khỉ” Phương Nhị bắc qua nhánh của sông Nhuệ, nối thôn Phương Nhị (xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) với thôn Trình Viên (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên). Là nơi lưu thông hàng ngày của người dân hai thôn và cả người nơi khác tới thôn nhưng cây cầu khỉ này được làm tạm bợ bằng thanh thép, những miếng ghép gỗ cây xà cừ.

Tỉ lệ thuận với sự tồn tại hơn 50 năm qua, cây cầu khỉ Phương Nhị đã gieo biết bao nỗi ám ảnh về sự ghê rợn và chết chóc cho người dân mỗi khi đi qua. Cây cầu khỉ hàng ngày vẫn phải còng lưng đưa người sang sông trong nỗi ám ảnh tai nạn bất cứ lúc nào.

Vụ tai nạn đau thương mới đây nhất, vào khoảng 19h ngày 10/8/2013, chị Nguyễn Thị Hiếu (sinh năm 1983) ở xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội đi mua thuốc về chữa bệnh. Khi qua cây “cầu khỉ” được làm bằng vài thanh sắt, gỗ mục, không có lan can nằm vắt ngang nhánh sông Nhuệ, chị Hiếu bị ngã khỏi cầu, bị nước lũ cuốn trôi.

Theo ông Nguyễn Xuân Kiên (69 tuổi) - người được dân làng cho giữ và sửa chữa cầu cho biết, cầu được làm bằng tre từ thời chống Mỹ, sau bộ đội ta về làng dựng cầu bằng thanh ray tàu hỏa cho dân làng chạy loạn. Kể từ đó đến nay tuy là nơi qua lại quan trọng của cả huyện nhưng không được quan tâm. Hàng năm thường xuyên có người qua cầu xảy chân ngã xuống.

“Tôi rất mong các cơ quan chức năng giúp đỡ xây cầu cho bà con đi lại được an toàn” – đây là lời tâm sự của ông Kiên cùng nhiều người dân hàng ngày phải đi qua đây.

Cận cảnh việc đi lại nguy hiểm khi qua cây cầu khỉ Phương Nhị, xã Hồng Dương (Thanh Oai, Hà Nội):

Với vị thế giao thương rất thuận lợi giữa các vùng, cây cầu khỉ Phương Nhị đã tồn tại được hơn 50 năm qua.
Với vị thế giao thương rất thuận lợi giữa các vùng, cây cầu khỉ Phương Nhị đã tồn tại được hơn 50 năm qua.
Mỗi ngày có hàng trăm người và phương tiện qua đây. Tuy nhiên việc đi lại bị hạn chế, cầu chỉ cho xe đạp, xe máy và người đi bộ lưu thông qua.
Mỗi ngày có hàng trăm người và phương tiện qua đây. Tuy nhiên việc đi lại bị hạn chế, cầu chỉ cho xe đạp, xe máy và người đi bộ lưu thông qua.
Bộ khung sắt hoen gỉ hàng ngày phải “gồng mình” đưa mọi người qua sông.
Bộ khung sắt hoen gỉ hàng ngày phải “gồng mình” đưa mọi người qua sông.
Cầu được ghép bởi 136 tấm ván gỗ gồ ghề, dài 32m, rộng 1.25m, có 4 trụ bằng sắt để đỡ.
Cầu được ghép bởi 136 tấm ván gỗ gồ ghề, dài 32m, rộng 1.25m, có 4 trụ bằng sắt để đỡ.
Những miếng gỗ rời rạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn….
Những miếng gỗ rời rạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn….
Mọi người đi qua đây phải “nín thở” tập trung điều khiển phương tiện.
Mọi người đi qua đây phải “nín thở” tập trung điều khiển phương tiện.
Theo người dân cho biết, UBND TP đã giao cho Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu có tên Hồng Phú, nối liền hai xã Hồng Dương và Phú Túc. Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì mà cây cầu này vẫn chưa được triển khai xây dựng?
Theo người dân cho biết, UBND TP đã giao cho Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu có tên Hồng Phú, nối liền hai xã Hồng Dương và Phú Túc. Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì mà cây cầu này vẫn chưa được triển khai xây dựng?
Cây cầu nằm ở vị thế giao thương rất thuận lợi, nếu được sửa chữa, xây dựng thành một cây cầu bê tông tốt sẽ mở ra một sự phát triển vô cùng lớn của người dân không chỉ địa phương mà còn cho tất cả những địa bàn lân cận.
Cây cầu nằm ở vị thế giao thương rất thuận lợi, nếu được sửa chữa, xây dựng thành một cây cầu bê tông tốt sẽ mở ra một sự phát triển vô cùng lớn của người dân không chỉ địa phương mà còn cho tất cả những địa bàn lân cận.
Người dân hàng ngày phải lưu chuyển qua cây cầu này hàng ngày, hàng ngày vẫn mong mỏi cơ quan chức năng xây dựng cho họ một cây cầu an toàn để đi lại.
Người dân hàng ngày phải lưu chuyển qua cây cầu này hàng ngày, hàng ngày vẫn mong mỏi cơ quan chức năng xây dựng cho họ một cây cầu an toàn để đi lại.
Để có tiền sửa chữa, người qua cầu phải nộp phí 2000 đồng/ xe máy; 1000 đồng/ xe đạp; đi bộ là 500 đồng/ người.
Để có tiền sửa chữa, người qua cầu phải nộp phí 2000 đồng/ xe máy; 1000 đồng/ xe đạp; đi bộ là 500 đồng/ người.
TRẦN KHÁNG