Hải quân Bangladesh sắp trang bị 9 máy bay huấn luyện K-8W của TQ

03/07/2014 09:56
Việt Dũng
(GDVN) - Hải quân Bangladesh sẽ nhận được 9 máy bay huấn luyện K-8W, 2 máy bay trực thăng Z-9 của Trung Quốc, 5 máy bay trực thăng Mi-171SH của Nga...
Máy bay huấn luyện K-8 Trung Quốc đã bán cho hơn 10 nước (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Máy bay huấn luyện K-8 Trung Quốc đã bán cho hơn 10 nước (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 1 tháng 7 đưa tin, Bộ trưởng các vấn đề tự trị địa phương (đồng thời phụ trách vấn đề quốc phòng) của Bangladesh, ông Syed Ashraful Islam gần đây khi báo cáo với Quốc hội về vấn đề các biện pháp bảo vệ lãnh hải và mua sắm vũ khí trang bị quốc gia, cho biết, Hải quân Bangladesh sẽ nhận được 9 máy bay huấn luyện K-8W do Trung Quốc sản xuất trước cuối năm 2014.

Được biết, lô máy bay huấn luyện K-8W này sẽ dùng để huấn luyện phi công của Bộ tư lệnh lực lượng hàng không Hải quân Bangladesh nằm ở cảng Chittagong, chúng được mua sắm trong khuôn khổ hợp đồng ký kết với Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc năm 2013, kim ngạch giao dịch chưa tiết lộ.

Tờ "Jane's" Anh tiết lộ, ngoài máy bay huấn luyện K-8W của Trung Quốc, Hải quân Bangladesh còn chuẩn bị tiếp nhận 5 máy bay trực thăng đa năng Mi-171SH của Nga.

Bộ trưởng Syed Ashraful Islam cho biết, lô máy bay trực thăng này được mua trong khuôn khổ khoản vay xuất khẩu do Nga cung cấp, có thể sẽ biên chế vào năm 2015, chủ yếu dùng cho các hoạt động theo dõi và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Máy bay trực thăng Mi-171SH do Nga chế tạo
Máy bay trực thăng Mi-171SH do Nga chế tạo

 Hải quân Bangladesh sắp trang bị 9 máy bay huấn luyện K-8W của TQ ảnh 4

Báo TQ quân sư cho Bắc Kinh cách đối phó với tên lửa Việt Nam

(GDVN) - Bài báo của TQ dường như quên mất lịch sử, không biết rằng một khi đã xảy ra chiến sự thì vũ khí thôi không quyết định được chiến thắng. 

Trong tương lai, Chính phủ Bangladesh sẽ còn thông qua phương thức mua thêm trang bị,

tiếp tục tăng cường sức chiến đấu cho hải quân và bộ tư lệnh hàng không hải quân. Trước đây có tin cho biết, vào trung tuần tháng 1 năm 2013, Nga và Bangladesh đã ký kết thỏa thuận cho vay xuất khẩu 1 tỷ USD.

Tháng 7 năm 2011, Hải quân Bangladesh thành lập Bộ tư lệnh lực lượng hàng không hải quân,

tăng cường khả năng theo dõi/giám sát biển và khả năng tác chiến trên biển đối phó tàu chiến của địch, sau đó đã mua 2 máy bay trực thăng AW-109 và 2 máy bay tuần tra trên biển Dornier-228NG.

Trong tương lai dự kiến sẽ còn nhận được 3 máy  bay trực thăng Z-9 của Trung Quốc và 5 máy  bay trực thăng Mi-171SH của Nga.

Thực tế nhập khẩu 9 máy bay huấn luyện K-8W Trung Quốc cho thấy, Hải quân Bangladesh chuẩn bị trang bị máy bay chiến đấu động cơ phản lực.

Trước đó, tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 14 tháng 5 cho biết, trong thời gian chuyến thăm Bangladesh của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng vào trung tuần tháng 5 năm 2014,

Trung Quốc và Bangladesh đã ký 4 thỏa thuận quân sự để tăng cường khả năng quốc phòng cho Dacca.

Tàu hộ vệ Type 053H2 số hiệu F17 (mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ Type 053H2 số hiệu F17 (mạng sina Trung Quốc)

Căn cứ vào thỏa thuận, Quân đội Trung Quốc sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và tiến hành đào tạo cán bộ quân sự cho lực lượng vũ trang Bangladesh.

Phía Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường hợp tác phát triển sức mạnh quân sự của Bangladesh. Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển, Trung Quốc là nước cung ứng vũ khí lớn nhất của Bangladesh trong gần 5 năm qua.

Bài báo cho biết, Hải quân Bangladesh sẽ nhập khẩu 2 tàu ngầm Trung Quốc trước năm 2015 để xây dựng một "quân đội lập thể". 2 tàu hộ vệ mua của Trung Quốc đã đưa vào biên chế tháng 3 năm 2014.

Trong thời gian từ năm 2008-2012, Bangladesh đã mua các vũ khí như tên lửa chống hạm, xe tăng, máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Do giá thành thấp, mua vũ khí của Trung Quốc có lợi cho Bangladesh. Vì vậy, Chính phủ Bangladesh rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc.

Tàu hộ vệ Type 053H2 Trung Quốc bán cho Bangladesh
Tàu hộ vệ Type 053H2 Trung Quốc bán cho Bangladesh
Việt Dũng