Hải quân Mỹ mời 20 nước tham gia diễn tập, bỏ qua Trung Quốc

15/05/2015 10:31
Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)
(GDVN) - Một trong ý nghĩa chính của hội nghị Hawaii là xây dựng khuôn khổ cơ bản cho diễn tập quân sự đổ bộ đa quốc gia, phù hợp với Biển Đông.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2014
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2014

Trang mạng Đài tiếng nói Đức ngày 14 tháng 5 đưa tin, châu Á-Thái Bình Dương Mỹ mời đại diện quân sự các nước châu Á-Thái Bình Dương cùng xây dựng đại cương sơ bộ diễn tập đổ bộ liên hợp.

Trung Quốc không nằm trong danh sách mời. Quân đội Mỹ cho biết, tình hình này hoàn toàn không phải khác thường.

Theo bài báo, hội nghị quân sự 23 nước châu Á-Thái Bình Dương do lực lượng Thủy quân lục chiến đứng ra triệu tập sẽ bắt đầu vào ngày 18 tháng 5 tới ở Hawaii.

Hội nghị này cũng được tổ chức lần đầu tiên. Tham dự hội nghị có trên một nửa quốc gia đến từ châu Á, trong đó bao gồm những nước "có tranh chấp chủ quyền lãnh hải" với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Hải quân Mỹ mời 20 nước tham gia diễn tập, bỏ qua Trung Quốc ảnh 2

Mỹ dù thế nào cũng không từ bỏ CA-TBD, Mỹ có thêm nhiều "đồng minh"

(GDVN) - Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, bất kể về lời nói hay thực chất, Mỹ đều đang ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc.

Tại Hawaii, một người phát ngôn lực lượng Thủy quân lục chiến Quân đội Mỹ cho biết, hội nghị sẽ thảo luận sách lược tấn công đổ bộ, trong đó bao gồm các cuộc tấn công đảo đá do tàu chiến phát động và nhảy dù trên đảo đá.

Theo hãng tin Reuters Anh, một văn kiện trù bị do một cố vấn viết cho Quân đội Mỹ chỉ ra, không mời Trung Quốc là do Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Mỹ và một số nước tham dự hội nghị.

Washington bày tỏ không hài lòng với tư thế hung hăng dọa nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc ít nhất đang xây dựng (bất hợp pháp) một cơ sở hạ cánh máy bay.

Ngày 12 tháng 5, một quan chức Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều máy bay và tàu thuyền đến Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải ở đây.

Khi hỏi về nguyên nhân Trung Quốc bị loại khỏi hội nghị lần này, người phát ngôn lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ trả lời cho biết, pháp luật Mỹ cấm tổ chức giao lưu quân sự tương tự với Trung Quốc.

Ông còn cho biết, hoạt động diễn tập này do Quân đội Mỹ đứng ra tổ chức sẽ loại Quân đội Trung Quốc ra ngoài - điều này hoàn toàn không khác thường.

Năm 2014, Trung Quốc và hơn 20 quốc gia khác đã cùng tham gia cuộc diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương (Rimpac) do Mỹ tổ chức.

Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng chỉ ra, phạm vi tham gia của Quân đội Trung Quốc chỉ giới hạn ở hành động cứu trợ nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn.

Tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2014
Tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2014

Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề này. Tại cuộc họp báo thường lệ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, chỉ cần dựa trên tinh thần bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, mỗi nước đều có quyền mời người mà họ muốn mời.

Đổ bộ bãi biển

Tác chiến đổ bộ tập trung vào hành động của hải quân, trong đó bao gồm đổ bộ bãi biển từ đường thủy và đường không. Hành động này sử dụng nhiều cho việc vận chuyển vật tư cứu viện sau khi thảm họa tự nhiên xảy ra và tiến hành phối hợp giữa các bên.

Hải quân Mỹ mời 20 nước tham gia diễn tập, bỏ qua Trung Quốc ảnh 4

Trung Quốc tham gia diễn tập đa quốc gia nhưng mang tâm lý sợ hãi

(GDVN) - Trung Quốc thông qua tàu bệnh viện Peace Ark để xây dựng hình tượng hòa bình, nhưng cho tàu do thám đến đã thể hiện tư duy Chiến tranh Lạnh.

Các đảo đá, chuỗi đảo ở Biển Đông rất nhiều, thiên tai liên tiếp xảy ra, vì vậy, các hành động cứu nạn như vậy phù hợp với nhu cầu của khu vực.

Văn kiện trù bị viết, một trong ý nghĩa chính của hội nghị Hawaii là xây dựng khuôn khổ cơ bản cho diễn tập quân sự đổ bộ đa quốc gia, bao gồm, trong tình hình không có Mỹ tham gia, các nước khác cũng có thể tổ chức các loại diễn tập.

Vào thứ Ba tuần tới, quan chức quân đội các nước sẽ quan sát Hải quân Mỹ diễn tập, khi đó sẽ sử dụng tàu sân bay chở máy bay trực thăng, tàu đổ bộ và các cơ sở trên biển khác có thể sử dụng để xây dựng căn cứ xa bờ, vừa có thể dùng cho tác chiến, vừa có thể dùng để cứu nạn.

Phó chủ nhiệm Michael Green - Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nói với hãng tin Reuters rằng, Mỹ có các đồng minh ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, "đối với các đối tác khác, từ cuộc chiến với thiên tai đến ứng phó với yêu sách lãnh thổ của nước lớn trên biển, đều là có lợi, vô hại".

Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò" lố bịch đối với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên bản đồ vẽ bậy và dùng vũ lực (xâm chiếm Hoàng Sa năm 1956, 1974, xâm chiếm Trường Sa năm 1988, 1995...), vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Vào tháng trước, Trung Quốc tiếp tục tiến hành biện hộ (vô lý, vô nghĩa, lố bịch) đối với yêu sách chủ quyền của họ ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam), nói rằng, những đảo họ xây dựng phi pháp mới có thể cung cấp "dịch vụ dân sự", chẳng hạn nghiên cứu khoa học và bố trí phương tiện cứu nạn.

Tàu đổ bộ lớp Osumi Nhật Bản và tàu khu trục Aegis Mỹ trong cuộc diễn tập Keen Sword vào tháng 11 năm 2014
Tàu đổ bộ lớp Osumi Nhật Bản và tàu khu trục Aegis Mỹ trong cuộc diễn tập Keen Sword vào tháng 11 năm 2014

Trung Quốc là kẻ thù tiềm tàng của Mỹ

Mỹ đã triển khai khoảng 80.000 binh lực ở khu vực này, hầu như là một nửa lực lượng hải quân Mỹ. Họ chủ yếu triển khai ở đảo Okinawa Nhật Bản, nằm ở rìa biển Hoa Đông. Ở khu vực này, Hải quân Mỹ có năng lực tác chiến đổ bộ mạnh nhất.

Binh lực của Hải quân Trung Quốc khoảng 12.000 người. Có chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc là kẻ thù tiềm tàng của Mỹ.

Theo bài báo, các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông "cơ bản không có năng lực tác chiến đổ bộ". Nhưng, đồng minh thân cận của Mỹ - Hải quân Australia năm 2014 đã tiếp nhận tàu tấn công đổ bộ Canberra, trong tương lai sẽ còn biên chế thêm 1 chiếc nữa, thủy thủ đoàn của tàu này khoảng 1.000 quân.

Sau khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền, Nhật Bản - một đồng minh thân cận khác của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng bắt đầu chính sách quốc phòng "khoe cơ bắp", lực lượng Thủy quân lục chiến Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bắt đầu huấn luyện.

Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)