Hải quân Pháp, Italia lần lượt tiếp nhận máy bay, tàu ngầm mới

11/10/2014 08:29
Việt Dũng
(GDVN) - Đó là máy bay chiến đấu Rafale-M tiêu chuẩn F3, dự kiến bàn giao vào năm 2017; và tàu ngầm AIP lớp U212A thứ ba, 2 chiếc trước đã bàn giao năm 2006 và 2007.
Máy bay chiến đấu Rafale-M của Hải quân Pháp
Máy bay chiến đấu Rafale-M của Hải quân Pháp

Hải quân Pháp tiếp nhận Rafale-M tiêu chuẩn F3 đầu tiên

Ngày 7 tháng 10 Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp tuyên bố, Hải quân Pháp đã tiếp nhận chiếc máy bay chiến đấu hải quân Dassault Rafale-M nâng cấp từ "tiêu chuẩn F1" lên "tiêu chuẩn F3" đầu tiên.

Công ty Dassault hiện nay đang nâng cấp cải tạo 10 máy bay chiến đấu Rafale-M cùng loại của Hải quân Pháp, dự kiến bàn giao vào năm 2017.

Lô máy bay chiến đấu Rafale F1 đợi nâng cấp, cải tạo này là loại máy bay nghỉ hưu từ tuyến 1 trước đây, nâng cấp hiện đại hóa chúng bắt đầu từ tháng 4 năm 2012, sau khi nâng cấp sẽ dùng để thay thế cho máy bay chiến đấu hải quân Dassault Super Etendard của Hải quân Pháp sắp nghỉ hưu vào năm 2016.

Theo ngân sách của Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp, chi phí của 10 máy bay chiến đấu này khoảng 240 triệu Euro. Chiếc máy bay chiến đấu nâng cấp, cải tạo đầu tiên (số hiệu đuôi máy bay là M10) ngày 3 tháng 10 bàn giao cho Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp ở nhà máy Mérignat của công ty Dassault.

F3 là tiêu chuẩn sản xuất mới nhất hiện nay của Rafale, Rafale F3 có thể trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động RBE2 AESA, tiến hành tiếp dầu trên không cho máy bay cùng loại, mang theo thiết bị vũ khí ngắm chuẩn/trinh sát Rafale (có thể mang theo tên lửa chống hạm Exocet AM39, tên lửa hành trình tầm xa Scalp-EG và tên lửa hạt nhân ASMP-A).

Máy bay chiến đấu Rafale-D một chỗ ngồi (gần) và Rafale-C hai chỗ ngồi (xa) của Không quân Pháp
Máy bay chiến đấu Rafale-D một chỗ ngồi (gần) và Rafale-C hai chỗ ngồi (xa) của Không quân Pháp

Hải quân Pháp mới đầu đã tiếp nhận 10 máy bay chiến đấu Rafale F1 có khả năng tác chiến không đối không cơ bản và 16 máy bay chiến đấu Rafale F2 đa năng, còn tất cả các máy bay chiến đấu tiếp nhận sau đó đều là máy bay chiến đấu Rafale F3 toàn năng.

Tất cả máy bay chiến đấu Rafale F2 của Hải quân và Không quân Pháp đã nâng cấp thành máy bay chiến đấu Rafale F3, quá trình nâng cấp tương đối đơn giản, trong khi đó, 9 trong số 10 máy bay chiến đấu Rafale F1 bị niêm phong, 1 chiếc dùng để nâng cấp cải tại thử nghiệm.

Cải tạo chương trình "tiêu chuẩn F1" nâng cấp thành "tiêu chuẩn F3"  bao gồm: lắp 1 bộ thiết bị buồng lái mới, cải tiến chức năng lưu trữ và giá treo của máy bay, điều chỉnh đầu máy bay để cho phép lắp đặt radar mảng pha quét điện tử chủ động RBE2 AESA, tăng thiết bị đối kháng điện tử/tác cheiens điện tử Thales SPECTRA, lắp máy tính nhiệm vụ mới và lắp đặt mạng lưới điện lại bên trong máy bay. Vì vậy nâng cấp tiêu chuẩn F1 lên tiêu chuẩn F3 cần tiến hành dỡ bỏ hoàn toàn máy bay.

Công ty Dassault đã bàn giao tổng cộng 133 máy bay chiến đấu Rafale B, C và M máy bay chiến đấu M cải tiến cho Hải quân và Không quân Pháp.

Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A của Hải quân Italia (nguồn 81.net)
Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A của Hải quân Italia (nguồn 81.net)

Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A Italia hạ thủy

Mạng Hải quân Italia ngày 9 tháng 10 đưa tin, tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A do nhà máy đóng tàu Fincantieri, Italia chế tạo hạ thủy, đây là chiếc thứ ba trong số 4 tàu ngầm lớp U212A mà Hải quân Italia đặt mua.

Được biết, tàu ngầm lớp U212A được Hải quân Italia dùng để thay thế tàu ngầm lớp Sauro.

Tàu ngầm lớp U212A là chương trình cùng hợp tác giữa Italia và Đức bắt đầu từ năm 1994, chương trình này đã bàn giao 2 tàu ngầm cho Italia (tàu ngầm Todaro và Scirè lần lượt vào năm 2006 và 2007).

2 tàu ngầm mới chế tạo có lượng giãn nước là 1.450 tấn, dài 56 m, đường kính tối đa là 7 m, thủy thủ đoàn 24 người, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/giờ. 2 tàu ngầm này sẽ vận dụng phương án giải quyết công nghệ đổi mới, sẽ hoàn toàn dùng vật liệu không từ tính để chế tạo, đồng thời sẽ trang bị thiết bị chạy êm mới nhất để giảm tiếng ồn.

Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A của Hải quân Italia (nguồn 81.net)
Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A của Hải quân Italia (nguồn 81.net)

Tàu ngầm mới sẽ trang bị hệ thống đẩy chạy êm dựa trên công nghệ pin nhiên liệu, do phản ứng hy đrô - ô xy không dựa vào không khí bên ngoài (AIP) để cung cấp năng lượng, bảo đảm tăng 3 - 4 lần so với tùa ngầm pin thông thường. Nó còn có hệ thống kiểm soát vũ khí và điện-âm thanh tích hợp hoàn toàn cùng với 1 hệ thống tự động hóa nền tảng hiện đại.

Hai tàu ngầm lớp Todaro lô đầu tiên đã bàn giao cho Hải quân Italia. Chiếc đầu tiên mang tên Salvatore Todaro hạ thủy tại nhà máy Muggiano (La Spezia) của công ty Fincantieri vào ngày 6 tháng 11 năm 2003. Chiếc thứ hai mang tên Scirè hạ thủy vào ngày 18 tháng 12 năm 2004.

Công ty Fincantieri ngoài chế tạo tàu ngầm cho Hải quân Italia, còn phụ trách cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ hậu cần cho Hải quân Italia, trong đó có cung cấp trung tâm huấn luyện thủy thủ hiện đại cho Hải quân Italia. Công ty này cũng đã chế tạo 1 chiếc tàu sân bay (Cavour) cho Hải quân Italia.

Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A của Hải quân Italia
Tàu ngầm Pietro Venuti Type U212A của Hải quân Italia
Tàu ngầm lớp U212A của Hải quân Italia
Tàu ngầm lớp U212A của Hải quân Italia
Tàu ngầm AIP lớp U212A chạy thử
Tàu ngầm AIP lớp U212A chạy thử
Tàu ngầm Salvatore Todaro - tàu ngầm Type U212 đầu tiên của Hải quân Italia
Tàu ngầm Salvatore Todaro - tàu ngầm Type U212 đầu tiên của Hải quân Italia
Việt Dũng