Hạm đội tàu ngầm sẽ thu hẹp ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ?

27/08/2014 10:44
Việt Dũng
(GDVN) - Đến năm 2028, quy mô của hạm đội tàu ngầm tấn công sẽ từ 55 tàu ngầm hiện nay từng bước giảm xuống còn 41 chiếc.

Trang mạng "The Stars and Stripes" Mỹ ngày 22 tháng 8 đưa tin, Hải quân Mỹ coi hạm đội tàu ngầm của mình là hạm đội tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương hầu như không ai có ý kiến gì đối với vấn đề này.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ

Theo bài báo, tàu ngầm có thể thu thập tin tức tình báo, bảo vệ tàu chiến mặt nước và điều lực lượng đột kích Seal đến khu vực có tình hình quốc tế căng thẳng, tỷ lệ bị phát hiện rất nhỏ. Nhưng, một thực tế không thể tránh khỏi của hạm đội Mỹ là, tuổi thọ và chi phí sử dụng.

Căn cứ vào kế hoạch đóng tàu mới nhất của Hải quân Mỹ, đến năm 2028, quy mô của hạm đội tàu ngầm tấn công sẽ từ 55 tàu ngầm hiện nay từng bước giảm xuống còn 41 chiếc.

Mặc dù với tốc độ dự kiến, đến năm 2028 mua 22 tàu ngầm lớp Virginia có giá chế tạo 2 tỷ USD, rất nhiều tàu ngầm lớp Los Angeles chế tạo vào thập niên 70 và năm 1980 của thế kỷ trước cũng còn không nhiều thời gian phục vụ, không đuổi kịp tốc độ thay thế.

Vào thập niên 20 của thế kỷ này, 14 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của hạm đội tàu ngầm cũng sẽ cần phải thay thế. Lúc này, Quốc hội và Lầu Năm Góc đều không hề nắm chắc số tiền 95 tỷ USD cần cho chế tạo 12 tàu chiến mới đến từ đâu.

Theo bài báo, khó có thể lượng hóa ảnh hưởng của sự thiếu thốn tàu ngầm tấn công đối với nhiệm vụ hàng ngày của Hải quân Mỹ, bởi vì "lực lượng tàu ngầm" không công khai hoạt động của nó. Nhưng, việc triển khai mấy năm gần đây của hải quân trong đó có tuần tra định kỳ ở Biển Đông, kim ngạch thương mại đi qua Biển Đông mỗi năm của Mỹ đạt 1.200 tỷ USD. Biển Đông vẫn là trung tâm của tình hình cănq thẳng và xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với nhiều đồng minh của Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ

Bài báo cho rằng, thực tế số lượng tàu ngầm giảm có khả năng làm gia tăng sự lo ngại đối với kế hoạch ưu tiên nhất cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Nhà nghiên cứu cao cấp Ian Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng: “Mỹ đã làm nhiều như vậy ở khu vực này, nhưng bất kể Mỹ nói bao nhiêu lần về các nỗ lực cho khu vực này, vẫn có người nghi ngờ”.

Những nghi ngờ này chủ yếu đến từ sự căng thẳng về ngân sách của Mỹ, Quốc hội vẫn không tìm được biện pháp giải quyết cắt giảm ngân sách.

Một loạt hoạt động cắt giảm ngân sách này làm giảm hoạt động của các nhân viên dân sự Bộ Quốc phòng. Cho dù không giảm ngân sách, cũng không có kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Thông tin tư liệu

Mạng tin tức khoa học công nghệ đầu năm 2014 cho biết, một báo cáo về kế hoạch đóng tàu hải quân của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, trong năm tài khóa 2014, Hải quân Mỹ yêu cầu cấp kinh phí chế tạo 8 tàu chiến mới, trong đó có 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, 1 tàu Aegis DDG-51, 4 tàu tuần duyên và 1 tàu đổ bộ (MLP/AFSB).

Theo bài báo, trong kế hoạch trung hạn, từ năm tài khóa 2014 đến 2018, Hải quân Mỹ có kế hoạch đóng mới 41 tàu chiến, giảm 1 chiếc so với số lượng 42 chiếc (đóng tàu trong 5 năm) so với năm tài khóa 2013.

Hải quân Mỹ dự đoán, trong 30 năm tới, quy mô tàu chiến của họ không chỉ nhỏ hơn 306 chiếc, về tàu khu trục, tàu ngầm tấn công và tàu đổ bộ sẽ còn đối mặt với rất nhiều thiếu thốn về năng lực.

Tàu tuần duyên Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên Hải quân Mỹ

Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 17 tháng 7 đưa tin, ngoài việc đã xác định 14 tàu chiến cho nghỉ hưu vào năm tài khóa 2015, Hải quân Mỹ sẽ còn cho nghỉ hưu hoặc tháo dỡ 17 tàu chiến giai đoạn năm tài khóa 2017-2019, trong đó có 11 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, 1 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 2 tàu kéo viễn vương Powhatan, 2 tàu cứu hộ lớp Safeguard và 1 chiếc tàu căn cứ nổi trên biển (AFSB – tàu đổ bộ tấn công).

Theo tờ “The Stars and Stripes” Mỹ, ngày 20 tháng 8, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã công bố nội dung chi tiết kế hoạch tác chiến hải quân 5 năm. Kế hoạch này yêu cầu tiếp tục tăng cường hiện diện tuyến đầu, đưa tàu chiến được triển khai tăng lên 120 chiếc trước năm 2020, trong khi đó số lượng tàu chiến được triển khai năm 2014 bình quân là 97 chiếc.

Kế hoạch này còn yêu cầu thành lập một cơ quan “an ninh mạng” độc lập để phụ trách bảo vệ hệ thống mạng liên quan của hải quân.

Kế hoạch này được gắn với tình hình chi tiêu từ năm 2015 đến năm 2019 của hải quân Mỹ, sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tái cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực Thái Bình Dương của chính quyền Obama, số lượng tàu chiến sẽ điều đến khu vực này vào năm 2019 tăng lên 65 chiếc, nhiều hơn 15 chiếc so với năm 2014.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

“Các trang bị mạnh nhất sẽ thực hiện các hoạt động quân sự ở Tây Thái Bình Dương” của Hải quân Mỹ bao gồm tàu khu trục tên lửa lớp DDG mới nhất, tàu cao tốc liên hợp, máy bay trinh sát Poseidon, máy bay tác chiến điện tử Growler và phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C.

Vào năm 2015, 1 tàu ngầm tấn công sẽ gia nhập hàng ngũ 3 tàu ngầm khác đã triển khai ở Guam.

Trợ lý phụ trách ngân sách Hải quân Mỹ, Thiếu tướng William Lescher cho biết, Hải quân Mỹ đang cắt giảm chi tiêu, sẽ giảm số lượng mua máy bay F-35C trong 5 năm tới từ 69 chiếc xuống còn 36 chiếc.

Hải quân Mỹ đã yêu cầu năm tài khóa 2015 có được kinh phí ngân sách 125,2 tỷ USD, ít hơn khoảng 400 triệu USD so với ngân sách đưa ra năm 2014.

Đô đốc Jonathan Greenert cho rằng: “Mặc dù năm tài khóa 2016 có thể xuất hiện tình hình tự động cắt giảm chi tiêu, nhưng nhiệm vụ phải ưu tiên xem xét là duy trì hiện diện tuyến đầu ở các địa điểm và thời điểm quan trọng, đồng thời sẵn sàng xử lý một loạt mối đe dọa và tình huống khẩn cấp”.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ

Nhưng, kế hoạch này không đưa ra thảo luận số lượng tàu sân bay có khả năng sẽ duy trì 11 chiếc hay không. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng đề nghị cho nghỉ hưu tàu sân bay USS George Washington vào năm 2016, nhưng Tham mưu trưởng Hải quân Greenert bày tỏ phản đối.

Hiện nay, tàu chiến triển khai ở Trung Đông có 30 chiếc, căn cứ vào kế hoạch này, đến năm 2019 sẽ tăng lên khoảng 40 chiếc. Hiện nay, duyên hải Bahrain có 10 tàu tuần tra, đến cuối năm 2019 sẽ tăng thêm 4 tàu tuần duyên.

Đối với châu Phi và Mỹ Latinh, Hải quân Mỹ có kế hoạch thúc đẩy hiện diện “chi phí thấp và bước đi nhỏ”. Bắt đầu từ năm 2015, Hải quân Mỹ sẽ điều 1 tàu bệnh viện tới khu vực Nam Mỹ, thời hạn là 1 năm; nhưng bắt đầu từ năm 2016, mỗi năm điều 1 tàu tuần tra bờ biển tới Nam Mỹ. Kế hoạch này không nói cụ thể việc triển khai hải quân ở châu Phi.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ kêu gọi duy trì “ưu thế trên mặt nước” của hải quân. Vào năm 2015, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu chiếc tàu ngầm tấn công lớp Virginia thứ 12, đến năm 2019 dự kiến sẽ còn biên chế thêm 8 chiếc.

Tàu tuần dương tên lửa và tàu đổ bộ sẽ được tiến hành cải tạo, kéo dài thời gian hoạt động, nhưng không rõ số lượng. Đô đốc Greenert thừa nhận, đây không phải là “sự lựa chọn hàng đầu” của ông, nhưng “hạn chế ngân sách buộc mọi người đi con đường này”.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ

Kế hoạch này cho biết, để tăng cường an ninh mạng, Hải quân Mỹ sẽ thành lập một cơ quan “an ninh mạng” để quản lý toàn bộ quá trình hệ thống mạng của hải quân. “Sẽ tuyển dụng, đào tạo gần 1.000 nhân viên mạng giỏi, đến cuối năm 2016 sẽ thành lập 40 nhóm tác chiến mạng nhỏ”.

Dự kiến cuối năm 2014, Đô đốc Greenert sẽ công bố một báo cáo tiến độ, giới thiệu tình hình tiến triển thực hiện mục tiêu kế hoạch hải quân trước đây.

Việt Dũng