Indonesia có khả năng sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến của Nhật Bản

06/02/2015 09:51
Việt Dũng
(GDVN) - Indonesia-Nhật Bản chuẩn bị ký biên bản ghi nhớ thương mại quốc phòng và hợp tác công nghiệp, trong khi Ấn Độ trình đề án muốn Nhật chế tạo tàu ngầm tại Ấn Độ.

Nhật Bản và Indonesia chuẩn bị ký kết bản ghi nhớ thương mại quốc phòng

Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 5 tháng 2 dẫn tờ "Jane's Defence Industry News" ngày 4 tháng 2 đưa tin, theo đại diện cao nhất của Chính phủ Indonesia tại Nhật Bản, Indonesia và Nhật Bản đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thúc đẩy thương mại quốc phòng và hợp tác công nghiệp tiềm năng.

Tổng thống Indonesia chuẩn bị thăm Nhật Bản bàn hợp tác quốc phòng
Tổng thống Indonesia chuẩn bị thăm Nhật Bản bàn hợp tác quốc phòng

Đại sứ Indonesia tại Nhật Bản cho biết, bản ghi nhớ quốc phòng này sẽ do Tổng thống Indonesia Joko Widodo ký kết khi thăm Nhật Bản vào tháng 3 năm 2015. Bản ghi nhớ này sẽ bán cho Indonesia trang bị quốc phòng do Nhật Bản chế tạo, đồng thời giữa công nghiệp quốc phòng của hai nước sẽ tiến hành "hợp tác nghiên cứu và sản xuất".

Tăng cường hợp tác với Indonesia có một phần nguyên nhân là Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng bước vào hệ thống công nghệ quốc phòng của các nước Đông Nam Á. Ví dụ, sau vài tháng giảm lệnh cấm xuất khẩu quân sự vào tháng 4 năm 2014, Nhật Bản đã tổ chức hội thảo và trưng bày xuất khẩu những năng lực trên biển tiềm năng liên quan với các nước trong khu vực, ví dụ hệ thống quét mìn, dò tìm cảnh báo sớm, thông tin, giám sát và dẫn đường.

Đối với Indonesia, sức hấp dẫn trong tiến hành thương mại quốc phòng và hợp tác công nghệ với Nhật Bản chủ yếu là do doanh nghiệp nhà nước của họ sẽ có cơ hội sở hữu công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

Ấn Độ trình đề án muốn Nhật Bản chế tạo 6 tàu ngầm lớp Soryu ở Ấn Độ

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 4 tháng 2 còn có bài viết cho hay, Ấn Độ đang cân nhắc đưa tàu ngầm thông thường lớp Soryu Nhật Bản vào một trong những phương án lựa chọn của chương trình 75I.

Nhật Bản-Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật Bản-Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng

Theo tờ "The Times of India", Ấn Độ đã trình đề án với Nhật Bản, hy vọng Nhật Bản cân nhắc chế tạo 6 chiếc tàu ngầm của chương trình này tại lãnh thổ Ấn Độ.

Căn cứ vào quan điểm "made in India" của Chính phủ Ấn Độ, nội dung đề án mới nhất còn gồm có đề nghị Nhật Bản và Ấn Độ thành lập nhà máy đóng tàu liên doanh.

Nếu như đề án được thông qua, Nhật Bản sẽ tham gia tranh thầu chương trình 75I, các đối thủ cạnh tranh bao gồm Nhà máy đóng tàu DCNS của Pháp, Công ty đóng tàu Howaldtswerke Deutsche Đức, Công ty Navantia Tây Ban Nha và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport).

Năm 2007, Ấn Độ khởi động kế hoạch chương trình 75I nhằm lấy tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ tiếp theo thay thế cho loại cũ của họ.

Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản có lượng giãn nước 4.200 tấn, cao hơn lớp 214 của Đức, lớp Scorpene của Pháp và lớp Kilo của Nga, khả năng tải trọng cũng mạnh hơn.

Ngoài ra, sau khi Nhật Bản bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí trang bị, Chính phủ Ấn Độ còn cân nhắc mua sắm thủy phi cơ US-2i từ Nhật Bản cho hải quân của họ.

Đồng thời, Australia cũng đang đánh giá phương án lấy tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản thay thế cho tàu ngầm Collins cũ.

Nhật Bản tích cực thúc đẩy xuất khẩu vũ khí cho những nước có lợi cho an ninh hàng hải của nước này. Trong hình là tàu ngầm AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo.
Nhật Bản tích cực thúc đẩy xuất khẩu vũ khí cho những nước có lợi cho an ninh hàng hải của nước này. Trong hình là tàu ngầm AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo.
Việt Dũng