Iraq và những bài học về chiến tranh nhân dân từ Tướng Giáp

09/10/2013 06:45
Nguyễn Hường
(GDVN) - Chiến lược chiến tranh du kích chống lại những gì được coi là không thể tránh khỏi của một cuộc xâm lược của Mỹ đã được hoàn thiện tại Iraq trong nhiều năm. Nó không phải một chiến lược tổng thể, nhưng được lấy cảm hứng từ những kinh nghiệm chiến tranh tuyệt vời của huyền thoại Võ Nguyên Giáp, vị tướng Việt Nam đã đánh bại cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Tờ Tlaxcala-int.org hôm 6/10 viết: Nhân sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kiến trúc sư chiến thắng của Việt Nam trước Pháp và Mỹ qua đời hôm 4/10 ở tuổi 102, để tỏ lòng tôn kính đến chiến lược gia cách mạng tuyệt vời này, tờ báo đã đăng tải lại bài viết của tác giả Pepe Escobar xuất bản trên Uruknet năm 2003.

Bài viết có nội dung bàn về việc những sách lược quân sự của Tướng Giáp trong chiến tranh Việt Nam đã được vận dụng trong chiến tranh Iraq như thế nào ở thời điểm khi người Mỹ bắt đầu tiến hành chiến tranh chống khủng bố tại quốc gia này.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Theo bài viết, mặc dù Iraq không có địa hình giống như Việt Nam, người Iraq không được quy về một mối dưới ngọn cờ của Đảng như người Việt Nam, nhưng cuộc chiến của Mỹ tại Iraq cũng sẽ gánh thất bại giống như ở Việt Nam vì những gì đang xảy ra ở quốc gia Trung Đông này cũng mang đẫm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc.
Bài viết dẫn lời Phó Thủ tướng Iraq Tariq Aziz nói trước khi Mỹ tiến hành chiến tranh tại quốc gia này rằng: "Hãy biến thành phố của chúng ta thành đầm lầy, biến các tòa nhà thành những cánh rừng".
Mohammed Saeed al- Sahaf  hay còn gọi là "Comical Ali" - cựu Bộ trưởng Thông tin Iraq cũng từng ví nước này sẽ là "một Đông Dương thứ hai" nhằm ám chỉ sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam.
Chiến lược chiến tranh du kích chống lại những gì được coi là không thể tránh khỏi của một cuộc xâm lược của Mỹ đã được hoàn thiện tại Iraq trong nhiều năm. Nó không phải một chiến lược tổng thể, nhưng được lấy cảm hứng từ những kinh nghiệm chiến tranh tuyệt vời của huyền thoại Võ Nguyên Giáp, vị tướng Việt Nam đã đánh bại cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Các nhà chiến lược Iraq thuộc đảng cầm quyền Ba'ath luôn luôn là những học trò của chiến tranh Việt Nam hay kháng chiến chống Mỹ. Người Iraq cũng được dạy và phân tích các sự kiện lịch sử cũng như người dân Việt Nam, bài viết cho biết.
Theo bài viết, người Iraq xem cuộc chiến tranh chống lại Mỹ tại nước này giống như cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống lại kẻ xâm lược đế quốc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy ở Việt Nam.

Những kinh nghiệm về chiến tranh nhân dân của Tướng Giáp đã được người Iraq vận dụng tối đa, xuất sắc.
Những kinh nghiệm về chiến tranh nhân dân của Tướng Giáp đã được người Iraq vận dụng tối đa, xuất sắc.

Bộ sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp Toàn tập" của Nhà xuất bản Thế giới từ năm 1969-1991 được coi là bộ sách gối đầu của các chính trị gia đảng Ba'ath. Mặc dù họ không thể vận dụng y nguyên những gì đã học được từ các cuốn sách, nhưng về cơ bản, chiến lược mà Iraq sử dụng trong cuộc chiến tranh chống lại quân đội Mỹ được vận dụng từ những bài học của Tướng Giáp và thay đổi cho phù hợp, biến thành chiến lược "Toàn quốc kháng chiến Iraq".
Mục tiêu của chiến lược này là quấy rối, làm chậm và làm nản lòng đội quân tinh nhuệ đến từ nước ngoài. Lòng yêu nước và tinh thần chống đế quốc của người Iraq mạnh mẽ như người Việt Nam, bài viết cho biết.
Những lời của Tướng Giáp như "phải tạo ra điều kiện để tấn công kẻ thù bằng mọi cách" hay "cần phối hợp lực lượng cách mạng đô thị với nông thôn" đã được vận dụng trong hai cuộc tấn công ở Baghdad và vành đai Sunni. 
Cách "kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng" của Tướng Giáp được vận dụng ở Iraq thông qua chiến lược phối hợp giữa vành đai Sunni với các nhóm người Shiite.
Nhận định của Tướng Giáp: "Chiến lược của chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến tranh lâu dài" cũng đã được người Iraq lắng nghe và thấu hiểu.

Người Mỹ đã phải rút khỏi Iraq sau 10 năm chiến tranh dưới áp lực của dân chúng trong nước.
Người Mỹ đã phải rút khỏi Iraq sau 10 năm  chiến tranh dưới áp lực của dân chúng trong nước.

Iraq hiện nay (năm 2003) cũng giống như Việt Nam sau cuộc tấn công Tết Mậu thân năm 1968. Người Mỹ khi đó đã có thể rút khỏi Việt Nam bất cứ lúc nào, nhưng họ đã không rút lui vì sợ "mất mặt". Ở Iraq khi đó, Nhà Trắng và Lầu Năm Gốc dù đã nhiều lần tuyên bố chiến thắng nhưng họ vẫn không thể rời khỏi Iraq. Họ biết chắc rằng nếu họ rời đi, người Shiite sẽ chiếm ưu thế, chính phủ chống Mỹ tại Iraq sẽ giành được quyền lực. 

Người Iraq vận dụng tối đa sách lược của Tướng Giáp trong việc làm mất tinh thần của lính Mỹ, tăng khó khăn nên đến mức họ không thể chịu đựng nổi và phải rút lui, sự bất bình được nuôi dưỡng để người dân đứng lên chống lại những kẻ chiếm đóng.
Với hơn 20 năm chiến tranh, mặc dù cuộc đấu tranh vũ trang ở Iraq theo cách của Tướng Giáp vẫn còn ở giai đoạn trứng nước, nhưng nó ngày càng có sức công phá lớn.
Tướng Giáp đã viết rằng chiến tranh Việt Nam đã "đập vỡ kế hoạch xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc dùng người Việt Nam giết người Việt Nam, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" và người Mỹ đang lặp lại sai lầm đó ở Iraq, bài viết cho biết.  

Mặc dù tuyên bố chiến thắng, nhưng Mỹ đã buộc phải rút khỏi Iraq vì quá "mệt mỏi".
Mặc dù tuyên bố chiến thắng, nhưng Mỹ đã buộc phải rút khỏi Iraq vì quá "mệt mỏi".

Khái niệm về một trật tự chính trị và kinh tế ở Iraq mà nhân vật quyền lực số 2 Lầu Năm Góc Paul Wolfowitz đưa ra tương tự như những gì mà Mỹ muốn ở miền Nam Việt Nam và những gì mà Mỹ áp đặt lên các nước ở thế giới thứ ba trong những năm 1950 và 1960. Tại Việt Nam, Mỹ có thể đã có sức mạnh và sự kiểm soát của một chính phủ bù nhìn, nhưng hoàn toàn thất bại trong việc tạo ra một hệ thống chính trị, kinh tế và tư tưởng khả thi có khả năng chống lại cách mạng Việt Nam. Điều này cũng có thể tái diễn ở Iraq.
Bài viết cho biết, Wolfowitz chắc chắn không quan tâm đến dân chủ mà muốn thiết lập một hệ thống quân sự để "giám sát" bộ máy chính trị và như Asia Times Online từng nhận định là trật tự kinh tế Mỹ trợ cấp mới. Iraq, trong dự án của Wolfowitz sẽ trở thành một thuộc địa của Mỹ nhắm mục tiêu vào dầu mỏ.
Theo bài viết, Washington đã đánh giá thấp sự nguy hiểm của Iraq khi không tưởng tượng được rằng họ có thể học hỏi rất nhanh những kinh nghiệm chiến tranh của Việt Nam, những chiến lược của Tướng Giáp đã giành chiến thắng trước các cỗ máy chiến tranh nhờ ba yếu tố: phân cấp quản lý, huy động quần chúng và chiến thuật quân sự di động. 
Tướng Giáp đã tạo ra các sách lược, tổ chức và kỹ thuật để cân bằng bộ máy chiến tranh tối tân của Mỹ mà từ đó, nó có thể được áp dụng bởi lực lượng kháng chiến ở khắp mọi nơi trên thế giới, và đặc biệt là tại Iraq.
Nguyễn Hường