Thời báo Hoàn Cầu:

"J-15 khó địch nổi máy bay chiến đấu của Việt Nam"

01/10/2013 08:08
Đông Bình
(GDVN) - Phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu và hoạt động hạ cánh của máy bay J-15 đã làm hạn chế rất lớn năng lực tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh.
Máy bay chiến đấu J-15 tập cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 tập cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Ngày 30 tháng 9, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc đăng bài viết nhan đề "Báo Mỹ: Máy bay J-15 có lượng tải đạn nhỏ, khi mang theo tên lửa chống hạm khó địch nổi máy bay chiến đấu Việt Nam". Đây là một trong những hoạt động tuyên truyền có chủ đích, thường xuyên xuất hiện trên các trang báo của tờ Hoàn Cầu, ấn phẩm được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Bài viết cho rằng, năng lực tác chiến của tàu sân bay đến từ máy bay hải quân, trong khi đó, tính năng tác chiến của máy bay hải quân chủ yếu dựa vào vũ khí mang theo. Ngày 28 tháng 9, tờ "Tin tức quốc phòng" Mỹ nhấn mạnh, lượng tải đạn của máy bay chiến đấu J-15 (trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh) bị hạn chế bởi cất cánh kiểu nhảy cầu, năng lực tác chiến cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo bài báo, có chuyên gia cho rằng, điều ảnh hưởng tới lượng tải đạn không chỉ bao gồm phương thức cất cánh, lượng tên lửa cho phép mang theo khi hạ cánh cũng quan trọng như vậy, điều này đã trở thành một vấn đề nan giải đặt ra trước mặt hải quân các nước.

Tờ "Tin tức quốc phòng" cho rằng, thông tin đến từ mạng Internet Trung Quốc cho thấy, trong tình hình máy bay J-15 chở đầy dầu, nhiều nhất chỉ có thể mang theo 2 tấn đạn dược. Vì vậy, sau khi mang theo 2 quả tên lửa chống hạm YJ-83K, J-15 chỉ có thể trang bị thêm 2 quả tên lửa không đối không tầm gần PL-8, còn tên lửa không đối không tầm trung PL-12 có trọng lượng tương đối lớn rõ ràng quá nặng.

Theo bài báo, sau khi mất đi khả năng không chiến cự ly trung bình của PL-12, J-15 đã không thể đối phó được với máy bay hải quân của nước khác, thậm chí tầm bắn của máy bay chiến đấu Không quân Việt Nam cũng hơn tên lửa PL-8.

Tương tự bị hạn chế bởi trọng lượng cất cánh, J-15 khó mà mang theo cổng "pod" điện tử, cho dù hoàn thành nhiệm vụ đơn giản cũng cần điều động máy bay hải quân, điều này lãng phí rất lớn về tổng số máy bay có hạn trên tàu sân bay.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Việt Nam (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Việt Nam (ảnh tư liệu)

Bài báo cho rằng, nguyên nhân gây ra tình hình này là phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu của tàu sân bay Liêu Ninh đã làm hạn chế trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay chiến đấu. Ngoài ra, trọng tải của tàu Liêu Ninh tương đối nhỏ, khoảng cách trượt của máy bay chiến đấu có hạn.

Bài báo cho rằng, kinh nghiệm của Nga chứng minh, máy bay chiến đấu trên 26 tấn cất cánh từ tàu sân bay có kích cỡ này rất khó khăn. Chính là vì nguyên nhân này, sau khi nghiên cứu chế tạo ra máy bay chiến đấu hải quân hạng nặng Su-33, Nga lại chuyển sang nghiên cứu chế tạo máy bay hải quân hạng nhẹ MiG-29K có trọng lượng cất cánh nhỏ hơn.

Nhưng, theo bài báo, khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, máy bay J-15 chỉ tồn tại tình trạng thiếu tên lửa đối không; khi tranh đoạt quyền kiểm soát trên không, J-15 có thể mang theo đầy đủ tên lửa cự ly trung bình PL-12.

Mặc dù bài báo cho rằng, nếu tàu sân bay tương lai của Trung Quốc áp dụng phương thức cất cánh bằng máy phóng, sẽ không còn tồn tại vấn đề bị hạn chế bởi lượng tải đạn; nhưng có chuyên gia cho rằng, kinh nghiệm hoạt động của tàu sân bay nước ngoài chứng minh, ngoài phương thức cất cánh, mô hình hạ cánh đặc biệt của máy bay hải quân cũng ảnh hưởng đến lượng tải đạn của nó.

Tàu sân bay cỡ lớn và trung bình hiện đại phổ biến áp dụng phương thức “cản” hạ cánh, máy bay hải quân hạ cánh trong chớp mắt sẽ gây ra chấn động rất lớn, đạn dược ở cánh máy bay không những tăng mạnh trọng lượng hạ cánh máy bay chiến đấu, tăng độ khó điều khiển, hơn nữa lực tác động to lớn còn có thể làm cho đạn dược rời khỏi giá treo, trực tiếp đe dọa máy bay, thậm chí an toàn của tàu sân bay.

Tên lửa không đối không cự ly trung bình PL-12 Trung Quốc
Tên lửa không đối không cự ly trung bình PL-12 Trung Quốc

Đối với vấn đề này, trong một thời gian rất dài sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu sân bay các nước đều nghiêm cấm máy bay mang theo đạn dược khi hạ cánh, quy định trước khi hạ cánh, máy bay hải quân phải vứt bỏ những quả bom hoặc tên lửa vẫn chưa sử dụng.

Cùng với chi phí chế tạo tên lửa hiện đại ngày càng cao, tùy tiện vứt bỏ đạn dược dẫn đường chính xác chưa sử dụng cũng ngày càng khó có thể chấp nhận, lệnh cấm “hạ cánh khi còn đạn” bắt đầu từng bước được nới lỏng. Nhưng, tính năng của bản thân máy bay hải quân lại trở thành hạn chế mới.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, máy bay chiến đấu F-14 trên tàu sân bay Mỹ nhiều nhất có thể mang theo 6 quả tên lửa tầm xa Phoenix, nhưng bị hạn chế bởi trọng lượng hạ cánh tối đa, nó chỉ có thể mang theo 4 quả tên lửa Phoenix hạ cánh; tức là nếu F-14 mang theo đủ đạn cất cánh mà không bắn, cần phải trút bỏ 2 quả tên lửa xuống biển rồi mới hạ cánh. Phải biết rằng, khi đó trên một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz cũng chỉ có 96 quả tên lửa đắt đỏ này.

Máy bay chiến đấu hải quân Rafale Pháp mặc dù đã tính tới nhân tố “mang đạn hạ cánh” ngay từ khi thiết kế, nhưng giữa trọng lượng treo ngoài tối đa và năng lực mang đạn hạ cánh của nó có khoảng cách gấp đôi, trong tình hình xấu nó có thể phải vứt bỏ một nửa đạn dược mới có thể hạ cánh xuống tàu sân bay.

Kể cả máy bay chiến đấu hải quân F-35C Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Trái lại, máy bay hải quân không người lái X-47B do có trọng lượng nhỏ, kết cấu cánh máy bay có lực nâng lớn, độ khó công nghệ trong giải quyết vấn đề mang đạn hạ cánh không lớn.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 do Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 do Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu hải quân Rafale-M một chỗ ngồi do Pháp sản xuất.
Máy bay chiến đấu hải quân Rafale-M một chỗ ngồi do Pháp sản xuất.
Máy bay chiến đấu F-35C do Mỹ chế tạo
Máy bay chiến đấu F-35C do Mỹ chế tạo
Ngày 10 tháng 7 năm 2013, máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay.
Ngày 10 tháng 7 năm 2013, máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay.

Follow us on Facebook

Đông Bình