Khám phá uy lực "Mũi tên thần" của Hải quân Na Uy

31/07/2011 12:58
(GDVN) - Tên lửa chống tàu tầm trung NSM do Công ty Kongsberg Defence & Aerospace chế tạo cho hải quân Na Uy nhằm thay thế tên lửa Penguin.

(GDVN) - Tên lửa chống tàu tầm trung NSM (Naval Strike Missile) do Công ty Kongsberg Defence & Aerospace chế tạo cho hải quân Na Uy nhằm thay thế tên lửa Penguin.

NSM có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt nước hoạt động trên biển, vùng eo biển ... Ngoài ra, NSM có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, được sử dụng trong thành phần tổ hợp tên lửa đa năng bố trí trên tàu, mặt đất và các phương tiện đường không.

hhhh
Bề mặt thân tên lửa được làm từ vật liệu composite có khả năng hấp
thụ sóng radar.

Theo một số nguồn tin, phiên bản NSM dùng trên tàu hiện đã được trang bị cho chiến hạm chủ lực F-310 Nansen và tàu tên lửa Skjold của Hải quân Na Uy vào năm 2007.

Tên lửa NSM được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường, được trang bị cánh ở giữa thân có thể xòe ra được và 4 bánh lái cân bằng ở phía đuôi.

Khi chế tạo, nhà sản xuất đã đặc biệt chú đến cách thức làm giảm khả năng phát hiện bằng radar và nhiệt. Bề mặt thân tên lửa được làm từ vật liệu composite có khả năng hấp thụ sóng radar.

ttrr
Tên lửa NSM trưng bày trong triển lãm vũ khí. Ảnh Militarypedia.corran.pl

Tên lửa được trang bị động cơ tuabin phản lực TRI 40 do công ty Microturbo của Pháp sản xuất. Đây là động cơ một trục kích thước nhỏ, được trang bị bộ ép trục 4 tầng có khả năng chịu áp suất từ 3.83:1 đến 5.58:1 và buồng đốt hình khuyên. Động cơ có thể làm việc ở trần cao từ 0 đến 6.000m và đạt vận tốc 0,95M.

Để thực hiện chương trình bay và hiệu chỉnh, TRI 40 được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số điện thủy cơ và máy phát điện bên trong gắn trên trục tuabin.

Nhiệt độ trong buồng đốt đạt gần 1.010°C, mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 120kg/kN/h. Đặc tính kết cấu của TRI 40 là không có hệ thống bôi trơn riêng biệt, mà bôi trơn vòng bi bằng nhiên liệu.

Tên lửa được trang bị đầu đạn tác chiến xuyên - nổ, có trọng lượng 120kg. Đầu nổ chậm, bảo đảm phá hủy mục tiêu theo nhiều phương án phụ thuộc vào loại mục tiêu.
 
ggg
Chiến hạm Nansen trang bị tên lửa NSM.

Hệ thống điều khiển của tên lửa là hệ thống hỗn hợp. Việc điều khiển trong giai đoạn quỹ đạo hành trình được thực hiện bởi hệ thống điều khiển quán tính.

Hệ thống điều khiển cho phép hoạt động ngoài khu vực nhìn thẳng của tên lửa. Tên lửa có thể cơ động theo quỹ đạo lập trình phức tạp từ trước, vòng tránh chướng ngại vật và các khu vực phòng không của đối phương, tấn công mục tiêu ở các khu vực dễ bị tổn thương nhất.

Việc hiệu chỉnh quỹ đạo bay của tên lửa ở giai đoạn hành trình được thực hiện theo dữ liệu của tiểu hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS và tiểu hệ thống hiệu chỉnh theo địa hình TERCOM (Terrain Contour Matching).

Nguyên tắc hoạt động của TERCOM dựa trên cơ sở đối chiếu địa hình khu vực phát hiện cụ thể của tên lửa với bản đồ tham chiếu địa hình theo hành trình bay của tên lửa trước đó đã được lập trình sẵn trong bộ nhớ của hệ thống điều khiển trên khoang.

fff
Phóng tên lửa JSM từ máy bay. Ảnh Aviationweek.typepad.com

Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị đầu tự dẫn quan sát nhiệt mới, có khả năng chống nhiễu, độ nhạy cao và quan sát rộng. Theo đánh giá của các chuyên gia, đầu tự dẫn này cho phép phát hiện mục tiêu thậm chí ngay cả khi trường nhiệt của mục tiêu thấp với sự hỗ trợ của hệ thống bảo vệ nước đa năng.

Việc tự động lựa chọn mục tiêu được thực hiện bằng cách đối chiếu hình ảnh mục tiêu từ bộ cảm biến của đầu tự dẫn với hình ảnh các mục tiêu lưu trữ trong bộ nhớ của hệ thống điều khiển trên khoang.

Năm 2008, Ba Lan đã ký hợp đồng mua tên lửa NSM trị giá 115 triệu USD để bảo vệ bờ biển Baltic. Theo các điều kiện của hợp đồng, đến năm 2012 Hải quân Ba Lan sẽ nhận được 1 tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, được trang bị các bệ phóng tên lửa NSM cơ động. Vị trí bố trí tiểu đoàn này dự kiến ở Semirovitsa.

ggg
Phóng tên NSM từ căn cứ ven bờ. Ảnh Defencetalk.com

Phương án NSM đã được lắp đặt trên các loại máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II, Eurofighter Typhoon, Gripen và trực thăng NH90.

Phương án NSM dùng cho các phương tiện hàng không có tên gọi là JSM (Joint Strike Missile), dự kiến sử dụng như là một loại vũ khí trên khoang của máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II.

Tên lửa đa năng JSM có cự ly bắn xa hơn phiên bản cơ sở, đạt cự ly đến 240km, được trang bị hệ thống điều khiển cải tiến với đường truyền dữ liệu 2 hướng cho phép trao đổi thông tin và hoạt động trong thành phần nhóm các phương tiện tấn công đường không.

Máy bay tiêm kích F-35 có thể mang 2 tên lửa JSM trong khoang và bổ sung ở các điểm treo vũ khí bên ngoài. Thỏa thuận về việc hợp tác chế tạo tên lửa JSM trong thành phần vũ khí F-35 đã được Lockheed Martin và Kongsberg Defence & Aerospace ký 2009.
Dự kiến, đến năm 2013 bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa này với nguồn kinh phí lấy từ Chính phủ Na Uy và Australia.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật

Cự ly bắn tối đa: 185km
Cự ly bắn tối thiểu: 3km
Vận tốc bay: 0,95M
Dài: 3.960mm
Sải cánh: 1.400
Trọng lượng phóng: 407 kg (tính cả máy gia tốc), 347 kg (không có máy gia tốc)
Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 120kg

{iarelatednews articleid='9200,9184,8921,8829,8834,8725,8714,8695,8448,8379,8330,8302,8113,8143,7921'}

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)
 

alt