Lần đầu tiên Nga công khai khoang thoát thân tàu ngầm, có kế hoạch lớn

19/11/2014 09:27
Đông Bình
(GDVN) - Tàu khu trục kiểu mới lớp Leader sẽ chế tạo 12 chiếc, trang bị tên lửa S-500 mới, "lỗ đen đại dương" sắp tiếp tục biên chế, tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương

Cấp bách cần tàu khu trục lớp Leader

Theo hãng Itar-Tass Nga, Bộ Quốc phòng Nga đã phê chuẩn kế hoạch nghiên cứu phát triển tàu khu trục thế hệ mới lớp Leader cho Hải quân Nga.

Lớp Leader là tàu khu trục đa năng, trang bị thiết bị bắn thẳng đứng kiểu thông dụng, có thể mang theo và bắn tên lửa chống hạm, tấn công mục tiêu đất liền, phòng không và săn ngầm.

Tàu khu trục lớp Udaloy hiện có của Nga
Tàu khu trục lớp Udaloy hiện có của Nga

Công việc nghiên cứu phát triển lớp Leader sẽ triển khai vào năm 2015, do Cục thiết kế kết cấu Phương Bắc - tổ chức nghiên cứu phát triển chủ yếu của tàu chiến mặt nước cỡ lớn và vừa Nga thực hiện, năm 2018 khởi công chế tạo, chiếc đầu tiên sẽ bàn giao vào năm 2023 - 2025, có kế hoạch chế tạo 12 chiếc, trang bị 6 chiếc lần lượt cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.

Là tàu chiến mặt nước chiến đấu quan trọng nhất của Hải quân, tàu khu trục có thể thực hiện nhiệm vụ rộng rãi nhất và đa dạng hóa, trong khi đó, hiện nay hoàn toàn thiếu nhất loại tàu này.

Tàu khu trục tên lửa lớp hiện có duy nhất của Hải quân Nga là lớp Sovremenny (Hiện Đại). Tàu lớp này nghiên cứu phát triển từ thập niên 70 thế kỷ 20, chế tạo hàng loạt vào thập niên 80, chế tạo tổng cộng 17 chiếc, hiện có 9 chiếc đang còn hoạt động.

Lớp Sovremenny là tàu khu trục tên lửa đa năng, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" bởi vì nó được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, có uy lực lớn.

Lớp Sovremenny dùng động cơ hơi nước, điều này tương đối hiếm thấy trong các tàu khu trục hiện đại. Động cơ hơi nước có công suất lớn, độ tin cậy tốt, nhưng so với động cơ khí đốt, với công suất ngang nhau, thì thể tích và chất lượng chiếm dụng tương đối lớn, đã mất nhiều không gian trong tàu, những không gian này vốn có thể dùng để trang bị những thiết bị điện tử và vũ khí mạnh, tiên tiến hơn, sự thoải mái trong công việc và sinh hoạt của thủy thủ bị ảnh hưởng tương đối lớn.

Từ thập niên 80 thế kỷ 20 đến nay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn và vừa như tàu khu trục, tàu hộ vệ của hải quân phương Tây phổ biến sử dụng động cơ khí đốt, tàu chiến mặt nước hải quân hoàn toàn sử dụng động cơ khí đốt đã trở thành xu thế.

Hiện nay, ngoài tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay và tàu ngầm động cơ hạt nhân, động cơ hơi nước về cơ bản đã rời khỏi "gia tộc" động cơ hải quân.

Tàu khu trục săn ngầm cỡ lớn Vice Admiral Kulakov, Hạm đội Phương Bắc, Hải quân Nga
Tàu khu trục săn ngầm cỡ lớn Vice Admiral Kulakov, Hạm đội Phương Bắc, Hải quân Nga

Tàu săn ngầm cỡ lớn lớp Udaloy là loại tàu riêng có của Hải quân Liên Xô và Nga, chế tạo tổng cộng 13 chiếc. Ngoài máy bay trực thăng săn ngầm, lớp Udaloy còn trang bị hai giá tên lửa săn ngầm tầm xa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân với 4 nòng, đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất của tàu lớp này.

Sau khi Liên Xô tan rã, một số tàu lớp Sovremenny và Udaloy nghỉ hưu trước, số còn lại cũng không được bảo đảm bảo trì đầy đủ trong thời gian dài, hiệu suất hoạt động không cao. Sau năm 2010, Hải quân Nga ngày càng tích cực hoạt động ở các đại dương trên thế giới, giống như tàu tuần dương tên lửa lớp Slava và lớp Kirov, tàu khu trục lớp Sovremenny và Udaloy có cường độ và tần suất sử dụng rất lớn.

Trên thực tế, ngoài 4 lớp tàu trên, Hải quân Nga về cơ bản không có tàu chiến mặt nước chiến đấu khác có thể sử dụng. Lớp Slava và lớp Kirov lần lượt chỉ có 4 chiếc và 1 chiếc, vì vậy lớp Sovremenny và Udaloy đã trở thành trụ cột của lực lượng mặt nước Hải quân Nga.

4 lớp tàu nói trên đều chế tạo vào thập niên 80 thế kỷ 20. Trong 10 năm tới, những tàu chiến này sẽ bước vào thời kỳ nghỉ hưu cao trào sau khi đủ thời gian hoạt động 30 năm. Cùng với việc chế tạo hàng loạt lớp Leader, lớp Leader sẽ thay thế 4 lớp tàu trên, trở thành xương sống của lực lượng tàu chiến mặt nước Hải quân Nga.

Hải quân Nga đã có quyết tâm phát triển tàu sân bay kiểu mới, việc nghiên cứu phát triển và chế tạo nó đều đã đưa vào chương trình. Tháng 7 Năm 2012, Tổng tư lệnh Hải quân Nga Chirkov cho biết, đã cấp phát cho nghiên cứu phát triển tàu sân bay kiểu mới; tháng 10, Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga tuyên bố, phương án tàu sân bay tương lai đã xác định, có kế hoạch chế tạo xong vào năm 2023.

Tàu sân bay Kuznetsov Hải quân Nga
Tàu sân bay Kuznetsov Hải quân Nga

Để thành lập cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai, Hải quân Nga sẽ tiến hành đồng bộ nghiên cứu phát triển và chế tạo máy bay hải quân kiểu mới, tàu chiến hộ tống và tàu sân bay kiểu mới.

Năm 2011, tổng giám đốc Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga Roman Trotsenko cho biết, từ năm 2016 sẽ khởi công chế tạo 6 tàu khu trục tên lửa mới có năng lực tác chiến phòng không phòng thủ tên lửa và phản vũ trụ, do Cục thiết kế kết cấu Phương Bắc thiết kế, nhà máy đóng tàu Phương Bắc và nhà máy biển Baltic chế tạo, có kế hoạch làm tàu hộ tống cho cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai, vì vậy, kế hoạch tàu khu trục kiểu mới sử dụng động cơ hạt nhân. Hiện nay, tàu khu trục kiểu mới như lời nói của Roman Trotsenko chính là lớp Leader.

Điều đáng đề cập là, lớp Leader sẽ trang bị tên lửa phòng không S-500 phiên bản hải quân. S-500 là trụ cột của hệ thống phòng không và không gian tương lai của Nga có năng lực đánh chặn tất cả các mục tiêu bay từ tầng trời giữa và thấp đến vũ trụ, tính năng vượt xa tên lửa S-300 phiên bản cải tiến và S-400 chủ yếu trang bị hiện nay của Quân đội Nga. Như vậy, tàu lớp Leader không chỉ có thể đem lại năng lực phòng không phòng thủ tên lửa cho biên đội tàu chiến mặt nước, cụm chiến đấu tàu sân bay, mà còn là mắt xích trên biển của hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược.

Hải quân Nga yêu cầu lớp Leader phải có 2 loại động cơ là động cơ hạt nhân và động cơ khí đốt, tương ứng, lượng giãn nước lần lượt là 9.000 - 10.000 tấn và 12.000 - 14.000 tấn. Tàu phiên bản động cơ hạt nhân chủ yếu sẽ làm tàu chiến hộ tống cho cụm chiến đấu tàu sân bay, có năng lực phòng không phòng thủ tên lửa mạnh hơn; còn tàu phiên bản động cơ khí đốt chủ yếu dùng để thực hiện các nhiệm vụ rộng rãi nhất như tuần tra, hộ tống, hiện diện tuyến đầu, ứng phó khủng hoảng.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21631 Nga
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21631 Nga

Căn cứ vào "Cương yếu phát triển vũ khí quốc gia 2011-2020" Liên bang Nga, trước năm 2020, tàu chiến mặt nước chiến đấu mà Hải quân Nga chế tạo chủ yếu là tàu hộ vệ lớp Đại Dương Type 11356P/M và Type 22350, hai loại tàu này đều bắt đầu thiết kế từ thời kỳ Liên Xô, chủ yếu dùng để thay thế loại tương ứng sắp hết thời gian hoạt động.

Tàu hộ vệ Type 22350 và 11356P/M đã chế tạo hàng loạt và lần lượt bàn giao, nhưng biên chế trước tiên cho Hạm đội Biển Đen, thứ hai là Hạm đội Baltic, còn tàu lớp Sovremenny và lớp Udaloy chủ yếu biên chế cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương, như vậy, tình hình thiếu tàu khu trục tên lửa của hai hạm đội đại dương sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Phát triển tàu chiến chiến đấu hải quân kiểu mới là công trình hệ thống có công nghệ tập trung, phức tạp, chu kỳ nghiên cứu phát triển và chế tạo dài, kinh phí khổng lồ, cần được bảo đảm bởi kế hoạch chế tạo tàu chiến trung và dài hạn cấp quốc gia.

Trong "Cương yếu phát triển vũ khí quốc gia 2011-2020", việc chế tạo tàu lớp Leader và tàu sân bay kiểu mới đều không được đưa vào. Tháng 11 năm 2013, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, Nga bắt đầu nghiên cứu xây dựng "Cương yếu phát triển vũ khí quốc gia 2016-2025", khi đó, có triển vọng đưa vào tàu sân bay và tàu khu trục kiểu mới, tương ứng, kế hoạch chế tạo tàu chiến mới của Hải quân Nga cũng sẽ ra đời.

Cũng về tàu khu trục lớp Leader, mạng khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc tháng 10 cho rằng, do chương trình phát triển tàu này có tính phức tạp, tính sáng tạo và lượng công việc nghiên cứu chế tạo rất lớn, việc bàn giao chiếc tàu loại này đầu tiên sẽ không sớm hơn năm 2023-2025.

Tàu hộ vệ Type 22350 Nga
Tàu hộ vệ Type 22350 Nga

Có thông tin từ tháng 9 cho biết, Ủy ban công nghiệp quân sự Nga xem xét vào khoảng năm 2018 bắt đầu chế tạo tàu khu trục lớp Leader, trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cũng cho biết, Hải quân Nga cần trang bị loại tàu này "trong tương lai không xa".

Sắp biên chế tàu ngầm tàng hình kiểu mới

Mạng tin tức khoa học quốc phòng Trung Quốc ngày 17 tháng 11 dẫn mạng An ninh toàn cầu ngày 14 tháng 11 đưa tin, tàu ngầm diesel-điện mới nhất Rostov-on-Don sẽ hoàn thành chạy thử trên biển, cuối năm 2014 sẽ gia nhập Hải quân Nga.

Đây là chiếc thứ hai của tàu ngầm lớp Varshavyanka trong chương trình 636.3 (NATO gọi là lớp Kilo phiên bản cải tiến), tổng cộng có kế hoạch chế tạo 6 chiếc, đồng thời vào cuối năm 2016 gia nhập Hạm đội Biển Đen. Tháng 9, chiếc thứ nhất Novorossiysk đã được biên chế.

Tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka áp dụng công nghệ tàng hình tiên tiến, đã mở rộng phạm vi tác chiến, đã nâng cao năng lực tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước và dưới nước. Hải quân Mỹ cho rằng, nó là "lỗ đen đại dương", bởi vì sau khi nó lặn, hầu như không có cách gì có thể dò tìm được nó. Loại tàu ngầm này chủ yếu dùng để tiến hành nhiệm vụ chống hạm và chống tàu ngầm ở vùng biển tương đối nông.

Hạm đội Biển Đen Nga đã có vài chục năm không có tàu ngầm kiểu mới gia nhập, hiện chỉ có duy nhất một chiếc tàu ngầm, là tàu Varshavyanka lớp Kilo trang bị vào năm 1990.

Lễ thượng cờ tàu ngầm diesel-điện Novorossiysk ngày 22 tháng 8 năm 2014
Lễ thượng cờ tàu ngầm diesel-điện Novorossiysk ngày 22 tháng 8 năm 2014

Cùng liên quan đến tàu ngầm Nga, vào trung tuần tháng 11, truyền thông Trung Quốc đã đăng nhiều hình ảnh về cấu tạo đặc biệt của khoang thoát hiểm của tàu ngầm hạt nhân kiểu mới của Quân đội Nga.

Hình ảnh này đã được chụp trong một cuộc diễn tập cứu viện khẩn cấp của tàu ngầm hạt nhân Hải quân Nga. Trong diễn tập, tàu ngầm tấn công lớp Severodvinsk đã lần đầu tiên công khai khoang thoát thân của nó.

Tàu phá băng sẽ chế tạo ở St. Petersburg vào tháng 3 năm 2015

Mạng thông tin khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 13 tháng 11 đưa tin, theo ITAR-TASS ngày 3 tháng 11, chiếc tàu phá băng Type 21180 đầu tiên do Hải quân Nga chế tạo có kế hoạch bắt đầu khởi công chế tạo ở St. Petersburg vào tháng 3 năm 2015. Thông tin này đã được tổ hợp công nghiệp quân sự Nga xác nhận.

Nguồn tin cho biết, công nghệ và thiết kế kỹ thuật của tàu phá băng sẽ do Trung tâm công trình của Nhà máy đóng tàu Admiralty Shipyards thực hiện.

Trước đó, cấp cao Tập đoàn đóng tàu thống nhất Alexei Rakhmanov cho biết, việc chế tạo tàu phá băng Type 21180 phù hợp với nhu cầu của Hạm đội Phương Bắc.

Dự tính, loại tàu phá băng này có thể chạy trong lớp băng dày 80 cm. Căn cứ vào tài liệu nhiệm vụ kỹ thuật, lô đầu tiên của tàu loại này sẽ hoạt động ở khu vực Bắc Cực và khu vực Viễn Đông. Khả năng tự cấp của tàu có thể lên tới 60 ngày đêm, khả năng chạy liên tục đạt 12.000 hải lý.

Tàu chiến Nga hiện diện ở vùng biển phía bắc Australia
Tàu chiến Nga hiện diện ở vùng biển phía bắc Australia

Tàu chiến Nga áp sát vùng biển Australia gây chú ý

Truyền thông quốc tế gần đây xôn xao về việc 4 tàu chiến Hải quân Nga áp sát vùng biển của Australia, gồm 1 tàu tuần dương, 1 tàu khu trục, 1 tàu kéo và 1 tàu chở dầu - trong đó có tàu chỉ huy Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương. Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương Nga, thượng tá Roman Martov cho biết, mục đích của hoạt động tuần tra lần này là "thể hiện sự hiện diện của lực lượng hải quân ở vùng biển này".

Theo BBC Anh ngày 13 tháng 11, Bộ Quốc phòng Australia cho biết, Hải quân Australia đã theo dõi tàu chiến Hải quân Nga xuất hiện ở vùng biển phía bắc nước này.

Bộ Quốc phòng Australia cho biết, Australia đã điều 2 tàu khu trục và 1 máy bay trinh sát đến theo dõi tàu chiến Nga. Khi đó, tàu chiến Nga chạy hướng Australia, nhưng vẫn ở vùng biển quốc tế. Hoạt động của những tàu chiến này hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

Trước đó, tàu chiến Nga cũng từng triển khai trong thời gian các hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng, bao gồm triển khai trong thời điểm Singapore tổ chức Hội nghị cấp cao APEC năm 2009.

Tuyên bố cho biết: "Năm 2010, 1 chiếc tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga cũng từng theo cựu Tổng thống Nga Medvedev đến San Francisco".

Chuyên gia phân tích cho rằng, đây là Nga phô diễn vũ lực trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane.

Tàu tuần dương tên lửa Varyag Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga
Tàu tuần dương tên lửa Varyag Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga

Chuyên gia quân sự James Brown, Viện nghiên cứu Lowy Australia cho rằng, hoạt động của 4 tàu chiến Hải quân Nga diễn ra sau khi tàu tuần dương tên lửa Nga vừa tổ chức diễn tập bắn đạn thật một mình ở Biển Đông. Hoạt động của Hải quân Nga giống như là để "khoe cơ bắp".

Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 11, rang mạng Rusnews cho biết, tàu chiến Hải quân hoàng gia Australia và tàu tuần dương Varyag Nga đã tổ chức tập trận chung. Nguồn tin từ Chính phủ Australia cho biết: "Nga vui vẻ đồng ý đề nghị tổ chức diễn tập". Theo nguồn tin này, Quân đội Australia và Nga đã lên tàu hộ vệ Parramatta FFH 154 của Hải quân Australia tổ chức diễn tập thông tin vô tuyến điện.

Khi đó, Quân đội Australia cho biết, tàu tuần dương Varyag và các tàu chiến khác của Nga đã ở vùng biển quốc tế, lân cận bang Queensland.

Ngoại trưởng Australia Bishop ngày 13 tháng 11 cho rằng, Hải quân Nga có đủ quyền triển khai tàu chiến ở vùng biển quốc tế.

Hiện nay, giữa Nga và các nước phương Tây đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay. Đáng chú ý, vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phải rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G20 trước khi nó kết thúc, các nhà phân tích cho là do chịu sức ép từ sự chỉ trích kiểu “đánh hội đồng” của Mỹ và đồng minh về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như các vấn đề liên quan đến Nga hiện nay.

Tàu đổ bộ xe tăng Novocherkassk lớp Ropucha "gặp thoáng qua" tàu khu trục USS Ross (DDG-71) Mỹ ở eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ
Tàu đổ bộ xe tăng Novocherkassk lớp Ropucha "gặp thoáng qua" tàu khu trục USS Ross (DDG-71) Mỹ ở eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ

Nga phủ nhận cho tàu ngầm xâm nhập lãnh hải Thụy Điển

Liên quan đến sự hiện diện của Hải quân Nga trên các vùng biển của thế giới, theo truyền thông quốc tế, Quân đội Thụy Điển ngày 14 tháng 11 đã công bố các hình ảnh của thiết bị định vị thủy âm cho thấy, có một chiếc tàu ngầm nước ngoài cỡ nhỏ vào tháng 10 đã xâm nhập vùng biển của họ, dẫn đến nước này đã có hành động quân sự lớn nhất trong nhiều năm qua.

Các hình ảnh công bố đã cho thấy có dấu vết dưới đáy biển của một chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ. Sau khi Thụy Điển nhận được báo cáo liên quan đến hoạt động này, tàu chiến và máy bay của Hải quân Thụy Điển đã tìm kiếm vùng biển duyên hải Stockholm.

Một người qua đường cũng nhìn thấy một vật thể lạ nổi lên mặt nước ở ven biển Stockholm và chụp được ảnh. Nhưng Quân đội Thuỵ Điển không thể xác nhận là tàu ngầm của quốc gia nào xâm phạm. Nga đã bị nghi ngờ, nhưng Bộ Quốc phòng Nga hoàn toàn phủ nhận đó là tàu ngầm Nga.

Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Thuỵ Điển Sverker Goeranson trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: "Quân đội Thụy Điển hiện có thể xác nhận, 1 chiếc tàu ngầm nước ngoài cỡ nhỏ đã xâm phạm lãnh hải Thụy Điển". Nhưng, ngoài thiết bị giám sát của quân đội phát hiện tàu ngầm xâm nhập, hoàn toàn không cung cấp nhiều chi tiết hơn. Hoạt động tìm kiếm, điều tra của Quân đội Thụy Điển kết thúc mà không làm cho bất cứ tàu ngầm nào nổi lên mặt nước.

Ngoài ra, theo tờ "Thời báo Hoàn Cầu" đầu tháng 11, gần đây, 1 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ mang tên USS Ross (DDG-71) và 1 tàu đổ bộ xe tăng lớp Ropucha Hải quân Nga mang tên Novocherkassk, số hiệu 142 đã "gặp nhau thoáng qua" ở một cây cầu lớn tại eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu đổ bộ xe tăng Novocherkassk lớp Ropucha "gặp thoáng qua" tàu khu trục USS Ross (DDG-71) Mỹ ở eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ
Tàu đổ bộ xe tăng Novocherkassk lớp Ropucha "gặp thoáng qua" tàu khu trục USS Ross (DDG-71) Mỹ ở eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ

Theo bài báo, gần đây, do cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ liên tiếp điều tàu chiến đến biển Đen gây sức ép với Nga, trong khi đó Nga cũng điều tàu chiến ra vào biển Đen để phô diễn vũ lực với bên ngoài.

Hải quân Nga bị cấm lên tàu chiến lớp Mistral do Pháp chế tạo?

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 18 tháng 11 dẫn báo Nga cho biết, hiện nay, Hải quân Nga (được huấn luyện điều khiển tàu đổ bộ lớp Mistral ở thành phố Nazaire Pháp) bị nghi là bị cấm lên chiếc tàu chiến này.

Nguồn tin tiết lộ với báo chí địa phương Pháp, từ ngày 17 tháng 11, thủy thủ bị cấm lên tàu đổ bộ Vladivostok, đây là quyết định nhà cầm quyền Pháp. Nhưng Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, không rõ về sự việc này, không áp dụng bất cứ biện pháp đặc biệt nào để thực hiện lệnh cấm này.

Đến nay, Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bất cứ bình luận nào đối với sự kiện này.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga

Năm 2011, hai nước Nga-Pháp đã ký kết hợp đồng Pháp chế tạo 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga, tổng trị giá hợp đồng là 1,2 triệu Euro. Căn cứ vào hợp đồng, Pháp sẽ lần lượt bàn giao 2 tàu này cho Nga vào năm 2014 và năm 2015. Từ sớm, Hải quân Nga đã đến Nazaire để tiếp nhận đào tạo.

Trước đó, Nga chính thức cho biết, Pháp sẽ bàn giao chiếc đầu tiên cho Nga vào ngày 14 tháng này. Tuy nhiên, tới gần ngày bàn giao, Bộ Quốc phòng Pháp lại cho biết thời gian chưa xác định.

Ngày 12 tháng 11 tại Quốc hội Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drian cho biết, Pháp sẽ bàn giao chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Mistral trong thời gian tới, nhưng thời gian cụ thể còn chưa xác định. Sau đó, Nga đã ra "tối hậu thư" cho Pháp, cho biết, nếu trước cuối tháng 11 không thể bàn giao tàu chiến thì Nga sẽ đòi Pháp trả tiền bồi thường lớn.

Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk của Hải quân Nga gần đây diễn tập cứu viện khẩn cấp, lần đầu tiên công khai khoang thoát thân
Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk của Hải quân Nga gần đây diễn tập cứu viện khẩn cấp, lần đầu tiên công khai khoang thoát thân
Đông Bình