Lo Bắc Kinh phật ý, Hàn Quốc sẽ im lặng ở Biển Đông đến khi xung đột

06/07/2014 06:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Một Trung Quốc không được kiểm soát có thể dễ dàng khống chế các nước láng giềng có hệ thống phòng thủ yếu hơn họ đáng kể.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul tuần qua. Ảnh Getty.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul tuần qua. Ảnh Getty.

Tờ International Policy Digest ngày 2/7 đăng bài phân tích của Ann Song bình luận, trong tháng 5 thế giới đã sững sờ trước việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần vị trí họ hạ đặt (trái phép) giàn khoan 981 (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) ở Biển Đông. Cùng vỡi trữ lượng lớn nhiên liệu chưa được khai thác, Biển Đông còn là một tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.

Hàn Quốc là một cường quốc kinh tế trong khu vực, đối tác chặt chẽ với Trung Quốc và cũng có quyền lợi ở Biển Đông. Quyền lợi của Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu nổ ra bất kỳ cuộc xung đột nào trên vùng biển này.

Lo Bắc Kinh phật ý, Hàn Quốc sẽ im lặng ở Biển Đông đến khi xung đột ảnh 2

Lý Hiển Long: Cần chuẩn bị cho tình huống đụng độ trên Biển Đông

(GDVN) - Ông Long cho rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xảy ra các cuộc đụng độ hoặc sự cố làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Thách thức lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là đối phó với các nước láng giềng, mà là việc cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ, ủng hộ các nước này (chống lại sự bành trướng của Trung Quốc). Với ngân sách quốc phòng 122 tỉ USD cho quân sự năm 2013, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ. Một Trung Quốc không được kiểm soát có thể dễ dàng khống chế các nước láng giềng có hệ thống phòng thủ yếu hơn họ đáng kể.

Các cuộc tấn công gần đây của Trung Quốc nhằm vào các tàu Việt Nam trên Biển Đông là một ví dụ rõ ràng cho điều này. Tuy nhiên, sự va chạm (liều lĩnh) và bạo lực ngày càng tăng như vậy có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang, trong đó có khả năng sẽ thu hút các bên không liên quan trực tiếp như Hoa Kỳ, thông qua các cam kết đảm bảo an ninh cho Philippines.

Lo Bắc Kinh phật ý, Hàn Quốc sẽ im lặng ở Biển Đông đến khi xung đột ảnh 3

Học giả Ấn Độ: Biển Đông căng thẳng vì TQ xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa

(GDVN) - Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đều bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa.

Căng thẳng leo thang trên Hoa Đông trước đó đã dẫn đến việc Mỹ - Nhật Bản tăng cường hiệp ước phòng thủ song phương, tiếp tục thể hiện rõ điều này ngay tại Đối thoại Shangri-la vừa qua. Liên minh Mỹ - Nhật ngày càng được củng cố sẽ tác động đáng kể đến cách Hàn Quốc sẽ phản ứng trước diễn biến trên các vùng biển phức tạp.

Trong lịch sử, Mỹ đã đóng góp quan trọng để bảo vệ quân đội Hàn Quốc trong khi sự oán giận hậu chiến tranh đã khiến Hàn Quốc chỉ trích mạnh mẽ và lạnh nhạt với Nhật Bản. Trung Quốc đã tìm cách tiếp cận Seoul để hỗ trợ họ trong trường hợp bạo lực leo thang ở Hoa Đông, phản ứng của Seoul sẽ tác động trực tiếp đến quan hệ Mỹ - Hàn và có thể làm hỏng mối quan hệ liên minh vững chắc với Washington. Kịch bản xấu nhất xảy ra trong trường hợp này là quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Hàn Quốc.

Hiện tại Hàn Quốc có thể không nhanh chóng tham gia cùng với Hoa Kỳ trong những vấn đề có thể làm hỏng quan hệ của họ với Trung Quốc. Còn khi Washington vừa tăng cường quan hệ chặt chẽ với Tokyo còn Hàn Quốc vẫn nhạy cảm trong vấn đề lịch sử với Nhật Bản.

Quân đội Hàn Quốc, hình minh họa.
Quân đội Hàn Quốc, hình minh họa.

Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn có thể bắt tay với Nhật Bản, Seoul có thể đứng về phía cộng đồng quốc tế chứ không phải Trung Quốc. Hàn Quốc tìm kiếm mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh không chỉ vì kinh tế mà còn vì vấn đề Bắc Triều Tiên. Nhưng chính nỗ lực của Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của mình đã khiến Seoul cảnh giác với ý định thực sự của Bắc Kinh khi hợp tác với láng giềng.

Cuối năm ngoái Hàn Quốc đã mở rộng vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của mình, một phản ứng trực tiếp sau khi Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Hoa Đông "tình cờ" đè lên cả không phận Hàn Quốc.

Tháng 10 năm ngoái Hàn Quốc cũng đã ký biên bản ghi nhớ mở rộng hợp tác quốc phòng với Philippines. Thỏa thuận này đã nhanh chóng được tiếp nối với hợp đồng trị giá 420 triệu USD hồi tháng 3 năm nay cung cấp 12 chiến đấu cơ FA-50 cho Manila.

Lo Bắc Kinh phật ý, Hàn Quốc sẽ im lặng ở Biển Đông đến khi xung đột ảnh 5

"Mỹ phải kiểm soát tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc"

(GDVN) - Mối nguy hiểm là chủ nghĩa xét lại đang gia tăng ở Trung Quốc nếu không được kiểm soát sẽ cơ bản làm thay đổi trật tự quốc tế ở châu Á theo thời gian.

Với Trung Quốc ngày một hung hăng ở Biển Đông, các giao dịch quốc phòng mở rộng giữa Hàn Quốc và Philippines cho thấy Seoul ngầm hỗ trợ Manila trong cuộc đấu tranh trên biển với Trung Quốc.

Seoul không phát biểu công khai phản đối các hành động của Trung Quốc bởi lo ngại điều đó có thể gây hậu quả xấu trong quan hệ song phương, nhưng Hàn Quốc rất có thể sẽ tham gia các nỗ lực trừng phạt quốc tế nếu Trung Quốc có hành vi bạo lực hơn nữa ở Biển Đông. Trong hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo quốc tế đã phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông, Biển Đông.

Tháng trước Tổng thống Philippines Anquino thăm Nhật Bản và bày tỏ sự ủng hộ việc chính phủ Nhật Bản sửa đổi hiến pháp cho phép quân đội Nhật Bản tham gia bảo vệ các đồng minh và đối tác, chống lại một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Vì vậy, trừ khi nổ ra một cuộc xung đột, đối đầu quân sự ở Biển Đông, trong tương lai gần Hàn Quốc vẫn duy trì quan điểm trung lập và nhẹ giọng trước căng thẳng ở khu vực để nỗ lực cân bằng lợi ích trong quan hệ với các quốc gia khác nhau.

Hồng Thủy