Luận án TS tại Nhật lật tẩy dã tâm của TQ tại Biển Đông

03/08/2011 23:23
(GDVN) - Với tham vọng mở rộng lãnh thổ biển, TQ đã sử dụng nhiều chiêu thức trắng trợn nhằm tạo thời cơ hoàn thiện việc củng cố chủ quyền và các quyền lợi trên biển, biến vùng biển tranh chấp thành vùng biển của mình.
(GDVN) - Với tham vọng mở rộng lãnh thổ biển, TQ đã sử dụng nhiều chiêu thức trắng trợn nhằm tạo thời cơ hoàn thiện việc củng cố chủ quyền và các quyền lợi trên biển, biến vùng biển tranh chấp thành vùng biển của mình. 
LTS: Trong hơn hai tháng đặc biệt vừa qua, bất kì nơi đâu, trong hoàn cảnh nào mỗi trái tim người Việt Nam đều thổn thức chung nhịp đập yêu nước, trăn trở cho tương lai dân tộc, giống nòi.  Để giúp bạn đọc có được cái nhìn nhiều chiều về vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng một phần luận án tiến sĩ của anh Nguyễn Hữu Quyết – hiện đang là nghiên cứu sinh tại Học viện Nghiên cứu Quốc gia về Chính sách (Nhật Bản). 
Được đánh giá là lưu học sinh xuất sắc tại trường đại học hàng đầu Nhật Bản hiện nay về nghiên cứu chính sách chính phủ, hiện nay anh Quyết đang thực hiện luận án nghiên cứu tiến sĩ về vai trò của ASEAN trong xu hướng phát triển hòa bình, giải quyết tranh chấp trong khu vực. Trong đó, chủ đề quan trọng là vấn đề tranh chấp trên biển Đông. 
Bài 1: TQ lập mưu “ăn tươi nuốt sống” biển Đông như thế nào?
Chiến lược tham vọng của Trung Quốc
Biển Đông có vị trí đặc biệt quan trọng cả về địa chiến lược, địa kinh tế và địa chính trị. 90% biển này được thềm lục địa bao bọc, bao gồm hàng trăm đảo, đảo nhỏ, đảo san hô và đảo đá ngầm. Quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền bao gồm ít nhất 200 hòn đảo nhỏ và là khu vực tranh chấp của Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Khu vực biển này có vị trí chiến lược quân sự vô cùng quan trọng, là vùng có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và ngư trường phong phú, và là hành lang tàu thuyền qua lại tấp nập nhất thế giới nối Thái Bình Dương, Đông Bắc Á với Trung Đông và Ấn Độ Dương.  
Xác định vị trí chiến lược quan trọng của Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong các bản đồ bằng tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành thường gọi Nam Trung Quốc Hải), những năm 30-40 chính phủ Trung Quốc đã đơn phương xuất bản các bản đồ chính thức ghi chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Trường Sa và đã đòi chủ quyền đối với Quần đảo này. 
Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 trong vụ việc ngày 26/5
Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 trong vụ việc ngày 26/5
Ngay sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố với thế giới rằng các đảo nhỏ, đảo san hô đá ngầm ở Nam Trung Quốc Hải và các vùng biển xung quanh thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Việc đòi chủ quyền trên của Trung Quốc cũng đã được ghi rõ trong bản Tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc tháng 9 năm 1958 (Declaration on the Territorial Sea). Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa và tấn công vào một số đảo thuộc Quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ, nhưng sự tác chiến của Trung Quốc đã thất bại. 
Chiếc lược “3 mục tiêu”
Anh Nguyễn Hữu Quyết tốt nghiệp thủ khoa hai trường đại học ở hai cấp: Ở bậc Đại học Tốt nghiệp Thủ khoa khoa Ngoại ngữ Đại học Vinh-Việt Nam. Ở bậc thạc sỹ, Tốt nghiệp thủ khoa ngành Quan hệ Quốc tế khoá học 2008-2010 tại Đại học Quốc tế Nhật Bản.
- Năm 2008: Nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản.
- Báo cáo khoa học của anh Quyết đã được đưa đi trình bày tại Mỹ
- Ngày 1/6/2011, ông Trương Tấn Sang sang thăm Nhật Bản và giao lưu, động viên với bà con Việt Kiều và lưu học sinh Việt Nam sau đợt động đất, anh Quyết là một trong những lưu học sinh tiêu biểu được vinh dự gặp mặt và báo cáo trực tiếp với bác Trương Tấn Sang tại Đại sứ quán Việt Nam.
- Anh Quyết hiện đang là Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện nghiên cứu Quốc gia về Chính sách Nhật Bản  từ 10/2010 đến nay.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Trung Quốc xây dựng chiến lược đầy tham vọng tại Biển Đông. Chiến lược này dựa trên 03 mục tiêu quan trọng: 
Thứ nhất, việc đảm bảo lãnh thổ biển và tài nguyên biển là mục tiêu chiến lược quan trọng nhằm giải quyết vấn đề thiếu tài nguyên năng lượng do sự phát triển kinh tế nhanh chóng và nhu cầu sản xuất trong nước được xem là “cổ máy sản xuất của thế giới”, và nhằm giải quyết vấn đề lương thực do sự kinh tế phát triển và sự gia tăng về dân số. Trung Quốc cho rằng trong tương lai để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay việc đảm bảo cung cấp ổn định nguồn tài nguyên năng lượng là vô cùng quan trọng. 
Trung Quốc hiện nay dựa vào than đá khoảng trên 50% năng lượng tiêu dùng trong nước, nhưng do vấn đề vận chuyển và nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí nên mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đang tăng lên nhanh chóng. 
Đặc biệt nhu cầu sản xuất trong nước, nhất là các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, đòi hỏi một nguồn năng lượng khá lớn, trong khi sự biến động của giá dầu thế giới càng đặt Trung Quốc vào “cơn khát dầu” tại Biển Đông. Hơn  nữa, với tốc độ tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, Trung Quốc đang có nguy cơ thiếu nguồn lương thực nghiêm trọng. Trước tình trạng này việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thay thế bởi nguồn tài nguyên thủy sản trở nên quan trọng đối với an ninh quốc gia và an sinh xã hội. 
Thứ hai, Trung Quốc tham vọng xây dựng một khu vực đặc quyền kinh tế rộng lớn và đảm bảo tuyến đường vận tại biển quan trọng tương xứng với nước có bờ biển dài nhất châu Á. 
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ghi rõ 3 điểm quan trọng liên quan đến các nước có tranh chấp biển ở khu vực. Thứ nhất, tất cả các nước có quyền xác lập lãnh hải đến 12 hải lý (Điều 3). Thứ hai, một quốc gia có thể xác lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đến 200 hải lý, nước đó có đặc quyền thăm dò, khai thác, bảo hộ và quản lý các sinh vật hoặc tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật trong khu vực này (Điều 55-75). 
Thứ ba, những đảo đá con người không thể cư trú được hoặc không thể duy trì hoạt động kinh tế độc lập không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 121). Tức là không thể lấy những đảo đá này làm điểm chuẩn để xác định vùng đặc quyền kinh tế. 
Trên thực tế, với tham vọng mở rộng lãnh thổ biển và vùng đặc quyền kinh tế, Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm Luật Biển năm 1982. Trung Quốc sử dụng nhiều chiêu thức trắng trợn nhằm tạo thời cơ hoàn thiện việc củng cố chủ quyền và các quyền lợi trên biển, biến vùng biển tranh chấp thành vùng biển của mình. Tuyến đường vận tải khu vực biển Đông có giá trị chiến lược rất quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn an ninh-quân sự quốc gia. 
Ngay từ giữa những năm 90 khi chiếm đảo san hô Mischief từ Philippines, Trung Quốc đã trù liệu sau này 50% nguyên liệu sắt thép nhập khẩu, 30% lượng dầu nhập khẩu và khoảng 80% khối lượng trao đổi ngoại thương của Trung Quốc sẽ được vận chuyển qua đường biển này. Đây được coi là cửa ngõ để Trung Quốc nhập khẩu dầu từ Vịnh Pécxích và các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ châu Phi. 
Mặt khác, Quần đảo Trường Sa là khu vực rất quan trọng liên quan đến chiến lược  biển của Trung Quốc ở khía cạnh giúp Hải quân Trung Quốc có thể mở rộng hoạt động sang Ấn Độ Dương hoặc Thái Bình Dương. 
Thứ ba, Trung Quốc tham vọng thực hiện mục tiêu cuối cùng là trở thành một “siêu cường biển” trong tương lai. Hai thập kỷ qua đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, sức ảnh hưởng lớn về chính trị và nguồn ngân sách quốc phòng khổng lồ. 
Với những thành tựu to lớn đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thể hiện quan điểm ngày một nhất quán, cứng rắn, và thậm chí gân hấn để hiện thực hóa chiến lược kiểm soát khu vực Biển Đông. 
Trung quốc khẳng định điều kiện an ninh của mình là ổn định nhất kể từ năm 1949 đến nay. Theo “Thông báo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc” do Bộ quốc phòng Mỹ công bố, kể từ năm 1989 khi Trung Quốc chính thức triển khai chương trình hiện đại hóa quân sự, chí phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc tăng 12,9%. Năm 2011 giữa lúc các quốc gia khu vực đang lo ngại về thế lực và sự bành chướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, thì nước này đã công bố mức chi tiêu 91.5 tỷ đô la Mỹ cho ngân sách quốc phòng năm 2011, tăng 12,7% so với mức chi tiêu năm 2010. 
Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một “siêu cường biển”, chiến lược hiện đại hóa lực lượng hải quân không ngừng được tăng cường, đặc biệt là kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân biển xa. Trung Quốc đã tiến hành mua sắm máy bay chiến đấu đường dài, tàu khu trục, tàu sân bay, tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, mua sắp tàu có khả năng tác chiến ở biển xa, tàu hải giám, tăng cường trang bị điện tử, cải thiện sức mạnh không quân chi viện cho hải quân và hiện đại hóa vũ khí tấn công nhằm xây dựng lực lượng hải quân thành hải quân biển xa tinh nhuệ. 
Theo phân tích của các nhà quân sự phương Tây, Trung Quốc có thể tiến hành tác chiến ở Quần đảo Trường Sa cách đảo Hải Nam tới 1000 km. 
Còn nữa
{iarelatednews articleid='9304,8995,7622,7555,7059,5776,5800,5638,5456,5076,5006,4698,4625'}
Nguyễn Hữu Quyết