Lục quân Mỹ công bố kế hoạch trang bị năm tài khóa 2015

13/06/2014 07:56
Việt Dũng
(GDVN) - Công bố kế hoạch trang bị 2015, phát triển dẫn đường quán tính mini, vũ khí siêu thanh, diễn tập với Hàn Quốc... là những nội dung gây chú ý của Lục quân Mỹ.

Lục quân Mỹ công bố kế hoạch trang bị năm tài khóa 2015

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Lục quân Mỹ công bố kế hoạch trang bị năm tài khóa 2015, muốn duy trì ưu thế tuyệt đối".

Xe tăng Lục quân Mỹ bắn đạn
Xe tăng Lục quân Mỹ bắn đạn

Bài viết dẫn nguồn tin cho biết, ngày 10 tháng 6 lục quân Mỹ đã công bố "Kế hoạch hiện đại hóa trang bị lục quân năm tài khóa 2015". Tài liệu kế hoạch này đã giới thiệu chi tiết Lục quân đầu tư nghiên cứu, phát triển và mua sắm trong 11 lĩnh vực tổ hợp năng lực; đã tập trung giới thiệu thành tựu đạt được trong 2 năm qua của mỗi tổ hợp; đồng thời đã cung cấp kế hoạch đầu tư trang bị năm tài khóa 2015 của Lục quân.

Ngoài ra, "Kế hoạch hiện đại hóa trang bị lục quân năm tài khóa 2015" đã liên kết đầu tư nghiên cứu, phát triển và mua sắm của Lục quân với chiến lược lục quân rộng lớn hơn, đã giới thiệu trọng điểm và mục tiêu xây dựng hiện đại hóa cụ thể, kế hoạch vật tư ưu tiên và các chương trình khoa học và công nghệ của lục quân.

Mặc dù môi trường tác chiến và môi trường tài chính hiện nay nếu thay đổi, kế hoạch này có thể cần phải điều chỉnh, nhưng kế hoạch này đã cung cấp khuôn khổ linh hoạt và tương xứng cho lục quân Mỹ, làm cho lục quân có thể tiếp tục trang bị ít hơn nhưng không hy sinh ưu thế tuyệt đối của họ.

Cùng với việc có thể cung cấp cho Mỹ một đội quân có trang bị tốt nhất, hiện đại nhất trên bất cứ chiến trường nào, lục quân vẫn tập trung vào bảo đảm khả năng có thể chịu đựng về kinh tế.

Lục quân Mỹ nghiên cứu phát triển hệ thống dẫn đường quán tính cỡ nhỏ, giảm lệ thuộc vào GPS

Trang mạng "Aerospace Defense" ngày 6 tháng 6 đưa tin, Công ty Northrop Grumman (NOC) đã nhận được một hợp đồng từ Trung tâm công trình nghiên cứu phát triển hàng không và tên lửa lục quân Mỹ, nghiên cứu chế tạo hệ thống dẫn đường quán tính cỡ nhỏ cho Cơ quan Phát triển các dự án nghiên cứu tương lai Mỹ (DARPA).

Hệ thống dẫn đường (ảnh minh họa)
Hệ thống dẫn đường (ảnh minh họa)

Chương trình "Chip-Scale Combinatorial Atomic Navigator" (C-SCAN) của DAPRA nhằm kết hợp giữa hệ thống điện tử hàng không cỡ nhỏ với công nghệ dẫn đường quán tính nguyên tử, tích hợp thành một đơn vị đo đạc quán tính đơn nhất, tính năng hệ thống có thể ổn định lâu dài, thời gian khởi động ngắn.

Hệ thống dẫn đường tích hợp này sẽ áp dụng bộ cảm biến quán tính khác nhau, nhưng bộ cảm biến này bổ sung cho nhau về đặc tính vật lý, có thể cung cấp dẫn đường đáng tin cậy trong môi trường GPS từ chối.

Hợp đồng này tổng trị giá 648.000 USD, Công ty Northrop Grumman (NOC) sẽ nghiên cứu chế tạo một đơn vị đo đạc quán tính cỡ nhỏ cho chương trình C-SCAN, áp dụng thiết bị con quay MEMS sóng âm, công nghệ con quay cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

Công việc liên quan gồm có tiếp tục hoàn thiện công nghệ con quay NMR, giảm kích thước mô đun, phát triển thiết bị đo gia tốc quang học chính xác cao mới. Sau khi trải qua 12 tháng hợp đồng căn bản, hợp đồng này còn gồm có nhiều sự lựa chọn khác, tổng trị giá có thể đạt 134 triệu USD.

Phó tổng giám đốc bộ phận thương mại hệ thống dẫn đường tiên tiến của công ty Northrop Grumman, ông Charles Walker cho biết: "Công nghệ hệ thống mini có thể giảm rõ rệt kích thước, trọng lượng, nhu cầu công suất và giá thành của hệ thống dẫn đường chính xác", "ngoài ra, hệ thống này còn có thể giảm lệ thuộc vào GPS và tín hiệu bên ngoài khác, bảo đảm dẫn đường cho binh sĩ tác chiến và thiết bị không bị ảnh hưởng".

Hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Văn phòng công nghệ hệ thống nhỏ của DARPA phụ trách quản lý chương trình C-SCAN, thúc đẩy phát triển công nghệ đi trước trong lĩnh vực hệ thống nhỏ.

Chương trình C-SCAN thuộc một phần của chương trình công nghệ nhỏ định vị, dẫn đường và báo giờ chuẩn, nhằm phát triển công nghệ nhỏ hoàn thiện có thể dùng để dẫn đường chính xác và dẫn đường quán tính chip, giảm lệ thuộc vào GPS.

Trong tương lai, những công nghệ này có thể dùng cho chip bộ cảm biến dẫn đường tiên tiến, bao gồm chỉ thị, định vị mục tiêu, dẫn đường và vũ khí thông minh.

Lục quân Mỹ trao hợp đồng vũ khí siêu thanh tiên tiến 44 triệu USD

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 11 tháng 6 dẫn trang mạng Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 9 tháng 6 cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 9 tháng 6 tuyên bố trao 10 hợp đồng quốc phòng, tổng trị giá 963,1 triệu USD.

Trong đó, chương trình nghiệm chứng, xác minh, xác nhận, thẩm tra công nghệ "vũ khí siêu thanh tiên tiến" (AHW) của Bộ tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian - Lục quân Mỹ trao cho hợp đồng trị giá 44 triệu USD.

Bộ tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian - Lục quân Mỹ đã trao hợp đồng "giá thành và chi phí cố định" trị giá 44 triệu USD cho Tập đoàn khoa học công nghệ quân sự Mỹ (Miltec Corp), dùng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học như tiền lương nhân viên, vật liệu... Hợp đồng dự kiến kết thúc vào ngày 5 tháng 6 năm 2019.

X-51A - Một loại vũ khí siêu thanh của Mỹ đang được nghiên cứu phát triển
X-51A - Một loại vũ khí siêu thanh của Mỹ đang được nghiên cứu phát triển

Hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan sẽ tập trung hoàn thành ở thành phố Huntsville, bang Alabama.

Thư đấu thầu chương trình từng được công bố trên mạng internet, đồng thời chỉ nhận một thư đấu thầu. Công tác quản lý hợp đồng liên quan do Bộ tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian - Lục quân Mỹ phụ trách.

Ngoài ra, cùng với việc trao quyền hợp đồng này, chương trình AHW và kinh phí RDT&E trị giá 10,786 triệu USD năm tài khóa 2013 của công ty này cũng hoàn thành thanh toán chuyển khoản.

Lục quân Hàn-Mỹ lần đầu tiên diễn tập ở Mỹ

Hãng Yonhap Hàn Quốc ngày 5 tháng 6 đưa tin, lục quân Hàn Quốc cùng ngày tuyên bố, lục quân Hàn-Mỹ sẽ tiến hành diễn tập quân sự liên hợp ở Trung tâm huấn luyện quốc gia (NTC) phía đông California Mỹ từ ngày 9 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 2014.

Đây là lần đầu tiên lục quân Hàn-Mỹ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp, Hàn Quốc cử 170 binh sĩ tham gia.

Mỹ-Hàn tập trận đổ bộ liên hợp (ảnh minh họa)
Mỹ-Hàn tập trận đổ bộ liên hợp (ảnh minh họa)

Theo bài báo, mục tiêu của cuộc diễn tập quân sự này nhằm nâng cao toàn diện khả năng chiến tranh liên hợp lục quân Hàn-Mỹ, chuẩn bị cho chiến tranh thực tế.

Trung tâm huấn luyện quốc gia Mỹ có diện tích đạt 2.400 km2, là căn cứ huấn luyện lớn nhất của lục quân Mỹ, có thể cung cấp môi trường tót cho huấn luyện liên hợp dưới nhiều hình thức.

Người phụ trách lục quân Hàn Quốc cho biết, hy vọng huấn luyện lần này có thể tiếp tục nâng cao khả năng chiến đấu thực tế và khả năng tác chiến liên hợp của lục quân Hàn-Mỹ.

Việt Dũng