Lý giải nguyên nhân khiến khuẩn E. coli trở nên cực độc

10/06/2011 04:56
(GDVN) - Hiện nay có rất nhiều thông tin về dịch tả gây ra bởi E. coli đang hoành hành dữ dội tại châu Âu gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và nhân mạng.

(GDVN) - Hiện nay có rất nhiều thông tin về dịch tả gây ra bởi E. coli có tên O104:H4 đang hoành hành dữ dội tại châu Âu gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và nhân mạng. Điều gì đã khiến một chủng vi khuẩn nổi tiếng là “hiền lành” và rất hữu ích trong nghiên cứu khoa học bỗng chốc lại biến thành kẻ “khủng bố” như vậy?

Anh Hoàng Tùng, độc giả của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam hiện đang theo học tại Đại học Sunmoon, Asan, Hàn quốc về Dược học và sinh học phân tử đã có bài dịch phân tích về vấn đề này.
 

E. coli trở nên cực độc khi chúng bị lây nhiễm thể thực khuẩn sản sinh độc tố Shiga
E. coli trở nên cực độc khi chúng bị lây nhiễm thể thực khuẩn sản
sinh độc tố Shiga

Tin tức mới nhất cho thấy, tác nhân giúp cho E. coli trở nên độc là do có độc tính Shiga. Tuy nhiên, chất độc này không phải do chúng trực tiếp sản xuất ra mà bị nhiễm bởi 1 loại virus gọi là thể thực khuẩn (bacteriophage).

Chính loài gây nhiễm này có mang gen sản sinh độc tố Shiga và E. coli chỉ đóng vai trò làm vật truyền bệnh trung gian. Triệu trứng biểu hiện ở người bệnh là đi ngoài cấp, thận bị tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

Nhưng câu hỏi đặt ra là trong những trường hợp nào thì E. coli lại chứa thể thực khuẩn mang độc tố chết người Shiga? Hiện nay giả thuyết lớn nhất là do cách thức chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh không đúng quy cách hoặc hiệu lực thuốc không đủ mạnh đã kích thích sự di chuyển của gen virus lan tràn.

Bình thường trong tự nhiên E. coli vẫn thường bị nhiễm thực khuẩn thể và cũng là một cách để chúng tăng cường khả năng sinh tồn bằng cách sử dụng những ưu điểm của cả 2 loài gộp lại (giống như sự cộng sinh).

Tuy vậy, trong những trường hợp đặc biệt “dính phải” thực khuẩn độc và chúng có điều kiện để nảy nở sinh sôi cực độ sẽ giết chết thân chủ đồng thời giải phóng độc tố và trong trường hợp như vậy không thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy.

Tìm về nguyên nhân sử dụng thuốc kháng sinh, các nhà nghiên cứu nghi vấn rằng loại thuốc này được sử dụng tràn lan trong nông nghiệp cung cấp vào thành phần thức ăn hoặc tiêm chủng.

Alfredo Caprioli, nhà nghiên cứu Italy cho biết, thực khuẩn thể có rất nhiều trong dạ dày của gia súc và tại ruột của chúng là nơi diễn ra quá trình loại virus này lây nhiễm vào E. coli đồng thời làm xuất hiện biến chủng mới.

Cho tới nay toàn bộ gen của chủng E. coli gây độc lần này đã được giải mã.

{iarelatednews articleid='4224,4164,4147,3905,3873,3632,3573,3187'}

Hoàng Tùng (theo Nature)

*Độc giả có thể gửi các tin, bài tâm huyết, nghiêm túc cho báo điện tử Giáo Dục Việt Nam theo địa chỉ toasoan@giaoduc.net.vn. Xin chân thành cám ơn!