Màn trình diễn của phi đội “Thiên thần xanh” tại Baltimore 2012

20/06/2012 07:31
Nguyễn Thảo (nguồn: darkroom.baltimoresun )
(GDVN) - Phi đội “Thiên thần xanh” (Blue Angels) của Hải quân Hoa Kỳ đã có những màn trình diễn tuyệt vời trên bầu trời Baltimore, một thành phố độc lập thuộc tiểu bang Maryland trong thời gian diễn ra tuần hạm đội Baltimore 2012 và kỷ niệm 200 năm cuộc chiến tranh Anh – Mỹ (18/6/1812 – 18/6/2012). Dưới đây là một số hình ảnh.
Phi đội bay “Thiên thần xanh” là một phi đội bay trình diễn cấp cao của Hải quân Mỹ, được thành lập vào năm 1946.
Phi đội bay “Thiên thần xanh” là một phi đội bay trình diễn cấp cao của Hải quân Mỹ, được thành lập vào năm 1946.
Hiện nay, phi đội “Thiên thần xanh” đang sử dụng máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet cho đội hình bay. Phi đội này thường trình diễn ở các sân bay dân sự và quân sự tại các thành phố lớn như San Francisco, Cleveland và Seattle…
Hiện nay, phi đội “Thiên thần xanh” đang sử dụng máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet cho đội hình bay. Phi đội này thường trình diễn ở các sân bay dân sự và quân sự tại các thành phố lớn như San Francisco, Cleveland và Seattle…
Mùa trình diễn của phi đội hàng năm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11. Hồi trung tuần tháng 5, Phi đội bay “Thiên thần xanh” (Blue Angels) của Hải quân Mỹ cũng đã có những màn trình diễn ngoạn mục tại căn cứ Không quân Andrews.
Mùa trình diễn của phi đội hàng năm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11. Hồi trung tuần tháng 5, Phi đội bay “Thiên thần xanh” (Blue Angels) của Hải quân Mỹ cũng đã có những màn trình diễn ngoạn mục tại căn cứ Không quân Andrews.
Thông thường, mỗi lần bay trình diễn, phi đội “Thiên thần xanh” sử dụng 6 máy bay FA-18 Hornet. Khi bay, các máy bay thực hiện các bài bay thể hiện các kỹ năng đa dạng.
Thông thường, mỗi lần bay trình diễn, phi đội “Thiên thần xanh” sử dụng 6 máy bay FA-18 Hornet. Khi bay, các máy bay thực hiện các bài bay thể hiện các kỹ năng đa dạng.
Các máy bay được sơn màu giống màu đặc trưng của Hải quân Mỹ (xanh và vàng).
Các máy bay được sơn màu giống màu đặc trưng của Hải quân Mỹ (xanh và vàng).
Chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet mang số hiệu 3 trong đội hình phi đội biểu diễn những kỹ năng bay lượn tuyệt vời trên bầu trời thành phố Baltimore xinh đẹp.
Chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet mang số hiệu 3 trong đội hình phi đội biểu diễn những kỹ năng bay lượn tuyệt vời trên bầu trời thành phố Baltimore xinh đẹp.
Từ khi được thành lập vào năm 1946 đến nay, Phi đội “Thiên thần xanh” cũng đã trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm. Vào năm 1950, phi đội bay tạm thời giải tán, các phi công thuộc phi đội đã bị điều đến Viễn Đông tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vào năm 1952, phi đội bay “Thiên thần xanh” tái thành lập.
Từ khi được thành lập vào năm 1946 đến nay, Phi đội “Thiên thần xanh” cũng đã trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm. Vào năm 1950, phi đội bay tạm thời giải tán, các phi công thuộc phi đội đã bị điều đến Viễn Đông tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vào năm 1952, phi đội bay “Thiên thần xanh” tái thành lập.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, phi đội thực hiện các bài tập ở trần bay không quá 2.400m. Khi thời tiêt nhiều mây, chỉ thực hiện các bài tập bay ở trần bay không lớn hơn 460km.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, phi đội thực hiện các bài tập ở trần bay không quá 2.400m. Khi thời tiêt nhiều mây, chỉ thực hiện các bài tập bay ở trần bay không lớn hơn 460km.
Chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet mang số hiệu 3 trong đội hình phi đội biểu diễn những kỹ năng bay lượn tuyệt vời trên bầu trời thành phố Baltimore xinh đẹp.
Chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet mang số hiệu 3 trong đội hình phi đội biểu diễn những kỹ năng bay lượn tuyệt vời trên bầu trời thành phố Baltimore xinh đẹp.
Các phi công nhận được mức lương trung bình, không được nhận thêm các khoản bổ sung. Tuy vậy, họ không phàn nàn gì, ngược lại họ luôn thấy tự hào và vinh dự khi là thành viên của phi đội “Thiên thần xanh”. Điều này quả thực là mơ ước, vinh dự và tự hào đối với mỗi phi công.
Các phi công nhận được mức lương trung bình, không được nhận thêm các khoản bổ sung. Tuy vậy, họ không phàn nàn gì, ngược lại họ luôn thấy tự hào và vinh dự khi là thành viên của phi đội “Thiên thần xanh”. Điều này quả thực là mơ ước, vinh dự và tự hào đối với mỗi phi công.
Màn trình diễn đẹp mắt của chiếc tiêm ích F/A-18 mang số hiệu 3 thuộc phi đội bay “Thiên thần xanh”.
Màn trình diễn đẹp mắt của chiếc tiêm ích F/A-18 mang số hiệu 3 thuộc phi đội bay “Thiên thần xanh”.
Để trúng tuyển vào đội “Thiên thần xanh”, phi công phải trải qua một cuộc cạnh tranh thi tài rất phức tạp với nhiều bài tập khó. Yêu cầu mỗi ứng viên phải là người đang phục vụ trong hải quân hoặc lực lượng thủy quân lục chiến, có khả năng lái máy bay phản lực và tối thiểu đã có "thâm niên" 1.250 giờ bay.
Để trúng tuyển vào đội “Thiên thần xanh”, phi công phải trải qua một cuộc cạnh tranh thi tài rất phức tạp với nhiều bài tập khó. Yêu cầu mỗi ứng viên phải là người đang phục vụ trong hải quân hoặc lực lượng thủy quân lục chiến, có khả năng lái máy bay phản lực và tối thiểu đã có "thâm niên" 1.250 giờ bay.
Các phi công được báo chí phỏng vấn sau khi hoàn thành màn trình diễn đầy ấn tượng.
Các phi công được báo chí phỏng vấn sau khi hoàn thành màn trình diễn đầy ấn tượng.
Và cho chữ ký những người hâm mộ.
Và cho chữ ký những người hâm mộ.

Nguyễn Thảo (nguồn: darkroom.baltimoresun )