Mỹ công bố "kế hoạch đóng tàu chiến 30 năm" mới

15/07/2014 07:44
Việt Dũng
(GDVN) - Kế hoạch vừa được trình lên Quốc hội Mỹ, đáng chú ý là số lượng tàu chiến được chế tạo đến năm 2044, có nhiều chi tiết gây chú ý.

Mỹ công bố kế hoạch đóng tàu 30 năm mới

Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 13 tháng 7 đưa tin, Mỹ đã công bố kế hoạch đóng tàu 30 năm mới nhất, so với kế hoạch năm 2013, tổng số tàu được đóng đã tăng 10 chiếc. Con số này hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ sẽ chế tạo nhiều tàu chiến hơn, mà là tính toán có sự thay đổi về quy tắc.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

Sau khi trải qua vài tháng sửa đổi của Hải quân và Lầu Năm Góc, kế hoạch này đã được đệ trình lên Quốc hội vào ngày 1 tháng 7. Chi tiết sửa đổi gồm có vấn đề vốn chế tạo tàu ngầm trong tương lai, cho nghỉ hưu và cải tạo hiện đại hóa nửa số tàu tuần dương.

Ngoài ra, báo cáo có liên quan đến kế hoạch đóng tàu của Mỹ 30 năm tới, gồm có số lượng tàu chiến được đóng đến năm 2044, đồng thời đã công bố một phần chi tiết của chương trình.

Căn cứ vào quy tắc thống kê số lượng tàu chiến mới nhất của Quân đội Mỹ, tổng số tàu chiến công bố năm nay có sự thay đổi so với năm 2013. Báo cáo cho phép hải quân tính thêm 2 tàu bệnh viện và tàu tuần tra duyên hải trong hàng ngũ chiến đấu, phương pháp thống kê này gây tranh cãi nhất định.

So với báo cáo năm 2013, số lượng tàu chiến năm 2014 có sự khác biệt. Căn cứ vào quy tắc thống kê mới, trong năm tài khóa 2015, Quân đội Mỹ sẽ có 284 tàu chiến, trong khi đó, theo báo cáo năm 2013 thì con số này là 274 tàu. 

So với báo cáo cũ, báo cáo mới sẽ có thêm 10 tàu chiến, sự khác biệt này đến năm tài khóa 2019 sẽ giảm xuống 1 con số và sẽ giảm hàng năm. Số lượng tàu chiến của hạm đội vào năm 2028 sẽ nhiều nhất (báo cáo năm 2014 là 319 tàu, báo cáo năm 2013 là 316 tàu).

Giống như năm 2013, ngân sách năm tài khóa 2015 đã đi ngược lại Đạo luật kiểm soát ngân sách, điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Báo cáo chỉ ra, nếu năm tài khóa 2016 vẫn có lỗ hổng nhất định, hải quân sẽ không thể thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm”. 

Mặc dù vậy, báo cáo của hải quân cho biết, cơ cấu binh lực hiện có của hải quân có thể bảo đảm an ninh chiến lược quốc gia và rủi ro tác chiến.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược USS Ohio Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược USS Ohio Hải quân Mỹ

Trong thư gửi Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Walker viết, mặc dù Quốc hội đã đồng ý cho tàu sân bay USS George Washington sẽ tiếp tục hoạt động trong năm tài khóa 2015, trần vốn của Đạo luật kiểm soát ngân sách sẽ ép nó phải nghỉ hưu.

Hải quân không ngừng gây sức ép với Quốc hội, yêu cầu áp dụng biện pháp mới quy hoạch lại và đầu tư vốn tiến hành đại tu, thay nhiên liệu cho tàu sân bay. Hiện nay hoàn toàn không có thông tin chính thức cho thấy Quốc hội đã đồng ý, phải đợi đến khi Ủy ban ngân sách Thượng viện đưa ra Đạo luật Quốc phòng năm tài khóa 2015 mới có thể biết rõ.

Báo cáo đã đặc biệt nhấn mạnh vấn đề vốn thay nhiên liệu hạt nhân cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio (SSBN (X)). Lô 12 chiếc tàu ngầm đầu tiên có kế hoạch hoàn thành vào năm 2021. 

Hải quân cho biết, trong thời gian thay nhiên liệu của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio, sức chiến đấu hiện có của hải quân còn lâu mới có thể đáp ứng yêu cầu “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm”.

So với báo cáo năm 2013, ngân sách đóng tàu chiến năm 2014 đã có sự điều chỉnh. Trong quy hoạch giai đoạn đầu (năm tài khóa 2015-2024), mỗi năm sẽ đầu tư 15,7 tỷ USD cho chế tạo tàu chiến; trong trung hạn (năm tài khóa 2025-2034), chỉ tiêu này sẽ nâng lên tới 19,7 tỷ USD, chủ yếu thể hiện ở chi phí cho SSBN (X). 

Ngân sách trong giai đoạn cuối là 14,6 tỷ USD. Từ năm 2015-2044, chi tiêu đóng tàu bình quân mỗi năm là 16,7 tỷ USD, ngân sách theo báo cáo năm 2013 là 16,8 tỷ USD.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii lớp Virginia, Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii lớp Virginia, Hải quân Mỹ

Trong đó đã bao gồm chỉ tiêu mang tính không thể dự đoán về chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công, đặc biệt trong thập niên 20 của thế kỷ này, sẽ đồng thời chế tạo tàu ngầm lớp Virginia và SSBN (X). 

Trong kế hoạch năm 2013, Hải quân Mỹ có kế hoạch trong 3 năm chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, giá chế tạo quá đắt đỏ, vì vậy Lầu Năm Góc cho rằng căn bản không thể hoàn thành.

Trong kế hoạch năm 2014, kế hoạch mua sắm nêu trên được phân chia hoàn thành trong 6 năm, bắt đầu từ năm 2024 thì cứ cách 1 năm bắt đầu chế tạo 1 chiếc. Báo cáo đã đề cập đến kế hoạch thiết kế tiếp theo của lớp Virginia, công tác nghiên cứu và phát triển này sẽ bắt đầu tiến hành vào năm 2034.

Năm 2014, Lầu Năm Góc sẽ tiến hành xét duyệt đối với chương trình tàu chiến đấu duyên hải (tàu tuần duyên), đồng thời có khả năng tiến hành xây dựng lại hoặc sửa lại chương trình này. 

Cuối tháng 7 sẽ đệ trình một báo cáo lực lượng tác chiến đặc biệt mặt nước nhỏ (SSCTF), báo cáo này sẽ quyết định chương trình này có đưa vào kế hoạch năm 2016 hay không. Trước đó, LCS đã được đưa vào kế hoạch đóng tàu mỗi năm 3 chiếc (trừ năm tài khóa 2019-2025 mỗi năm chế tạo 2 chiếc).

Kế hoạch mua sắm tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn (LHA (R)) vẫn để trong năm tài khóa 2017, nhưng mức vốn mỗi năm của LX (R) giảm đi, kế hoạch chế tạo đến năm tài khóa 2019, có kế hoạch chế tạo tổng cộng 11 chiếc.

Chiếc tàu chở dầu lớp T-AO (X) vẫn để ở năm tài khóa 2016, chiếc thứ hai sẽ bắt đầu chế tạo vào năm tài khóa 2018. Có kế hoạch chế tạo 17 tàu chiến lớp này trước năm 2033 và cung cấp hỗ trợ vốn.

Tàu đổ bộ mới USS Green Bay của Mỹ
Tàu đổ bộ mới USS Green Bay của Mỹ

Báo cáo này cũng đã tiến hành thảo luận về số lượng tàu bảo đảm. 2 tàu chi viện chiến đấu tốc độ nhanh cỡ lớn (AOE) sử dụng tua bin chạy ga, chi phí vận hành và chi phí bảo trì nó tương đối cao, vì vậy có 2 tàu chi viện loại này như tàu USNS Bridge sẽ nghỉ hưu trong năm 2014; hải quân đang bàn khả năng cho nghỉ hưu toàn bộ 4 tàu chi viện chiến đấu tốc độ nhanh cỡ lớn.

Báo cáo còn bàn về vấn đề số phận 4 tàu kéo ATF và 4 tàu cứu hộ ARS hiện có, 2 loại tàu này sẽ nghỉ hưu 2 chiếc vào năm tài khóa 2016. Kế hoạch tuy có thay đổi, nhưng tàu chi viện khác đang được chế tạo theo đơn đặt hàng, 4 tàu kéo mới được chế tạo vào năm 2017, 4 tàu cứu hộ mới được chế tạo vào năm 2020. 

Trong chương trình còn có chương trình thay thế 2 tàu cứu hộ tàu ngầm mới, lần lượt bắt đầu chế tạo vào năm 2023 và năm 2025.

Kế hoạch chuyển đổi năm tài khóa 2014-2016 của Hải quân Mỹ

Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 11 tháng 7 đưa tin, thông qua Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus ký phê chuẩn, Bộ Hải quân Mỹ (DON) đã công bố “Kế hoạch chuyển đổi năm tài khóa 2014-2016” (Department of the navy transformation plan fy 2014-2016), kế hoạch này là kế hoạch chỉ đạo chiến lược chuyển đổi do cấp cao Bộ Hải quân xây dựng, thông qua thay đổi văn hóa trong bộ, sử dụng rộng rãi hơn các phương thức như phân tích và quản lý có hiệu quả, thúc đẩy hải quân cải tiến hoạt động nghiệp vụ, cải tiến chế độ, lấy lực lượng hải quân có phạm vi toàn cầu tiếp tục phục vụ đất nước.

Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus cho rằng, 4 yếu tố lớn cốt lõi nhất duy trì khả năng hải quân là: nhân tài, nền tảng, năng lượng và đối tác hợp tác. Tầm nhìn của Bộ hải quân là tiếp tục nâng cao khả năng tổ chức, cung cấp phương án giải quyết với tỷ lệ giữa hiệu suất và giá cao trong những vấn đề quản lý gai góc nhất. 

Tối ưu hóa nghiệp vụ sẽ có lợi cho Bộ hải quân phục vụ tốt hơn cho lực lượng hải quân hiện nay và tương lai. Thông qua nỗ lực, Bộ hải quân cuối cùng sẽ chuyển đổi thành cơ cấu tổ chức hiệu suất cao, tính thích ứng cao, đủ để khắc phục mọi khó khăn.

Mục tiêu của Bộ hải quân: (1) Duy trì lực lượng tác chiến; (2) Tối đa hóa trình độ sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ; (3) Lấy năng lượng bền vững để dẫn dắt quốc gia; (4) Nâng cao tính hoàn chỉnh và hiệu suất mua sắm; (5) Nhanh chóng tăng cường hệ thống không người lái; (6) Thúc đẩy chuyển hóa doanh nghiệp sáng tạo.

Ba nguyên nhân lớn thực hiện mục tiêu là: (1) Thay đổi văn hóa; (2) Giỏi dùng phân tích; (3) Cải tiến quản lý.

Tạo dựng 2 thời cơ chiến lược lớn: (1) Biện pháp cải cách chế độ cơ cấu hải quân; (2) Thứ tự ưu tiên chuyển đổi nghiệp vụ. Tiến tới, thúc đẩy sự nghiệp hải quân tiếp tục tiến lên.

Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ
Việt Dũng