Mỹ mở rộng phạm vi xác định tình nghi phần tử khủng bố

28/07/2014 10:58
Việt Dũng
(GDVN) - Chính phủ Mỹ đang mở rộng kho dữ liệu theo dõi các phần tử khủng bố, đã mở rộng quyền hạn đưa các nhân viên bổ sung vào danh sách đen.
Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ
Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ

Một tài liệu Chính Phủ Mỹ mới được tiết lộ cho biết, Chính phủ Mỹ có thể đưa bất cứ người Mỹ hay người nước ngoài nào vào danh sách theo dõi phần tử khủng bố trong điều kiện không có bằng chức xác thực.

Trong quy trình của Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ, bất cứ hai một khi bị đưa vào danh sách đen, sẽ không thể tìm được lý do tại sao họ bị coi là nhân viên tình nghi, thậm chí đến danh tính của một số người đã chết đều giữ lại trong danh sách.

Quy định mới của chính quyền Tổng thống Barack Obama cho thấy Chính phủ Mỹ đang mở rộng kho dữ liệu theo dõi các phần tử khủng bố, đã mở rộng quyền hạn đưa các nhân viên bổ sung vào danh sách đen.

Nhân viên được đưa vào danh sách đen sẽ bị hạn chế ngồi máy bay, người không nằm trong danh sách cấm bay sẽ bị lục soát và kiểm tra an ninh bổ sung.

Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ (ảnh minh họa)
Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ (ảnh minh họa)

Theo bài báo, số người trong danh sách đen phần tử khủng bố đang tăng mạnh trong những năm gần đây, từ năm 2009 đến nay đã lên tới 1,5 triệu người.

Các tổ chức nhân quyền đã tiến hành công kích đối với danh sách theo dõi, cho rằng, Chính phủ Mỹ đã thiết lập một hệ thống quá rộng và vô trách nhiệm.

Nhưng, Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ cho rằng, danh sách theo dõi là công cụ hữu hiệu giảm tấn công khủng bố, danh sách này thường được xem xét.

Tờ “Nhật báo Kinh tế tài chính” Trung Quốc ngày 25 tháng 7 cũng có bài viết chỉ rõ, trang mạng “The Intercept” Mỹ đã tiết lộ tài liệu của Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ (NCTC), tài liệu này có tên là “Chỉ dẫn danh sách theo dõi tháng 3 năm 2013”, dài 166 trang, cho rằng, cơ quan chính phủ có thể tăng thêm tên người trong danh sách theo dõi, trên cơ sở “nghi ngờ hợp lý”, nhưng không thể tăng thêm trên cơ sở “nghi ngờ không có bằng chứng hoặc trực giác”.

Quân đội Mỹ tấn công Taliban ở Afghanistan (ảnh minh họa)
Quân đội Mỹ tấn công Taliban ở Afghanistan (ảnh minh họa)

Có quan chức Nhà Trắng cho rằng, trong quy định này, cố vấn chống khủng bố cao cấp của Tổng thống Mỹ có quyền đưa một cá nhân nào đó vào danh sách đen ưu tiên tình nghi nguy hiểm nhất. 

Sau sự kiện 11/9, danh sách theo dõi luôn là hạng mục ưu tiên của an ninh Mỹ, nhưng cũng luôn bị phê phán là quá tùy ý và không thuận tiện.

Được biết, trong 5 năm qua, số người bị cấm bay hoặc cần kiểm tra an ninh bổ sung đã tăng mạnh. Đến ngày 30 tháng 9 năm 2013, số người này đã lên tới 468.700 người, tăng khoảng 132.000 người so với năm trước.

Theo bài báo, mặc dù chỉ dẫn danh sách theo dõi đánh dấu là “không cơ mật”, nhưng, nhiều năm qua, chính quyền “Bush con” và chính quyền Obama đều mạnh mẽ phản đối tiết lộ tiêu chuẩn bổ sung ai đó vào kho dữ liệu danh sách theo dõi.

Bài báo cho biết, tài liệu của chính phủ Mỹ còn cho thấy, sau khi cơ quan có liên quan quyết định “điểm danh” ai đó vào danh sách theo dõi, các cơ quan chính phủ khác rất ít từ chối, trong số trên 460.000 người bị đưa vào danh sách đen năm 2013 chỉ có 1% bị phủ quyết.

Quân đội Mỹ đánh sập một tòa nhà mà Taliban có thể sử dụng (ảnh tư liệu minh họa)
Quân đội Mỹ đánh sập một tòa nhà mà Taliban có thể sử dụng (ảnh tư liệu minh họa)

Người phụ trách chương trình an ninh quốc gia liên minh tự do công dân Mỹ, Hina Shamsi lên án chính phủ hầu như không cung cấp quyền truy đòi thực chất cho những người muốn xóa tên mình.

Hina Shamsi cho rằng: “Hệ thống ‘sửa’ danh sách theo dõi của chính phủ sẽ không xác nhận hoặc phủ nhận danh sách, cũng không cung cấp lý do hoặc tiến hành lấy lời khai xóa tên của người nào đó…”.

Việt Dũng