"Năm 2014 Trung Quốc sẽ dùng "gậy lớn" thay "gậy nhỏ" ở Biển Đông"

01/01/2014 10:05
Đông Bình
(GDVN) - Thùng thuốc súng lớn nhất là ở biển Hoa Đông; Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" ở Biển Đông; năm 2014, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên sẽ gia tăng...
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông để huấn luyện, thử nghiệm, làm quen... được cho là "có khả năng tác chiến ban đầu".
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông để huấn luyện, thử nghiệm, làm quen... được cho là "có khả năng tác chiến ban đầu".

Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 tuyên bố: "Hãy quên cuộc nội chiến Syria và chương trình vũ khí hạt nhân của Iran đi, hiện không có khu vực điểm nóng nào quan trọng hơn biển Hoa Đông".

Theo bài báo, chu kỳ "ác tính" xung đột Trung-Nhật cũng kéo Mỹ vào, vùng biển này có thể trở thành "thùng thuốc súng" lớn nhất năm 2014. Khi phác họa hình ảnh đa chiều về Trung Quốc năm 2013 (sương mù, "đánh hổ cũ", đổ bộ lên Mặt Trăng, Hội nghị Trung ương 3 khóa 18...), việc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là dấu hiệu "phô trương sức mạnh" rõ ràng nhất của Trung Quốc và là căn cứ dự báo năm 2014.

Nhưng, sự cứng rắn này của Ban lãnh đạo mới Trung Quốc cũng khiến cho họ kinh ngạc: "hổ cũ" hủ bại (tham nhũng) liên tục bị lộ nguyên hình, quyết tâm cải cách tiếp tục khởi động động cơ quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu.

Năm 2013, Trung Quốc biên chế tới 5 tàu hộ vệ săn ngầm Type 056 cho Hạm đội Nam Hải, rất ưu tiên.
Năm 2013, Trung Quốc biên chế tới 5 tàu hộ vệ săn ngầm Type 056 cho Hạm đội Nam Hải, rất ưu tiên.

Mạng kinh tế tài chính Đức ngày 30 tháng 12 bình luận, tăng trưởng kinh tế chậm lại, địa-chính trị xung quanh phức tạp hóa, năm 2013 Trung Quốc đã đi một con đường rất gian nan, nhưng Bắc Kinh đã đưa ra nghị quyết cải cách đáng chú ý, năm 2014 sẽ là "một năm mang tính quyết định" của Trung Quốc.

4 "thùng thuốc súng" của năm 2014

Bloomberg News Mỹ có bài viết nhan đề "Năm 2013 có phải là một năm chúng ta mất đi Trung Quốc?". Theo bài viết, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ, ông Obama tháng 6 năm 2013 đã có cuộc gặp 2 giờ tại nông trường bang California, sau đó cùng gửi "quà Giáng sinh", Obama đã phái tới máy bay ném bom B-52 bay qua vùng trời do Trung Quốc tuyên bố thuộc về họ, ông Tập Cận Bình thì phái tàu chiến Trung Quốc mạo hiểm ngăn chặn tàu tuần dương của Mỹ, khoảng cách hai bên chỉ khoảng 90 m, Chiến tranh Lạnh đã nóng lên?

Một số truyền thông quốc tế đưa ra đáp án khẳng định. NBC (National Broadcasting Company) Mỹ cho rằng, "uy hiếp, đe dọa" xem ra là một phần của "hòm công cụ" của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Khu nhận biết phòng không buộc Mỹ phải can dự vào tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông.

Năm 2013, Trung Quốc biên chế tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A cho Hạm đội Nam Hải
Năm 2013, Trung Quốc biên chế tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A cho Hạm đội Nam Hải

Đài truyền hình bán đảo Qatar ngày 30 tháng 12 cho rằng, nhìn vào cứu trợ nhân đạo ở Philippines, Mỹ quả thật muốn trợ giúp đồng minh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng một cơn bão địa-chính trị bất ngờ đến: Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không trên bầu trời hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát, Mỹ điều máy bay ném bom để phản hồi. Nếu như Mỹ muốn tránh tương lai không xác định lớn hơn do xung đột trực tiếp Trung-Nhật gây ra, Mỹ cần đại diện cho đồng minh ra mặt, năm 2014 sẽ là "năm sôi động".

Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 cho rằng, sau năm 2013 căng thẳng, không nên trông chờ năm 2014 sẽ yên tĩnh một chút. Theo bài viết, nhìn vào "4 thùng thuốc súng" năm 2014 sẽ thấy, hơn nữa mỗi "thùng" đều có liên quan tới Trung Quốc.

Thứ nhất, "vở kịch lớn" có khả năng nhất diễn ra ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có hành động nguy hiểm ở đảo Senkaku. Cân nhắc đến chu kỳ căng thẳng của nền kinh tế thứ hai và thứ ba thế giới cùng với việc Mỹ có thể can thiệp, rủi ro không thể tiếp tục cao lên nữa.

Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" mang tên Lan Châu và Hải Khẩu của Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" mang tên Lan Châu và Hải Khẩu của Hạm đội Nam Hải

Thứ hai, Biển Đông là "thùng thuốc súng thứ hai", căng thẳng ở đây cũng sẽ không kết thúc; năm 2014, Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay thế cho "ngoại giao cây gậy nhỏ". Sau khi lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại tiến hành huấn luyện tàu sân bay ở Biển Đông, việc gây sức ép đối với Đông Nam Á của Trung Quốc sẽ không giảm đi.

Thứ ba, "thùng thuốc súng" tiếp theo là quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng. Trung Quốc thẩm thấu từng ngõ ngách của toàn cầu, năm 2014 sẽ gây ra nhiều sự việc mang tính cạnh tranh nhiều hơn với Mỹ, tương tự như tàu chiến Trung-Mỹ suýt nữa va chạm, va chạm kinh tế và đồng minh thương mại mới (chẳng hạn TPP).

Thứ tư, năm 2014, CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ gây bất ổn hơn ở Đông Bắc Á.

Năm 2014, Trung Quốc sẽ biên chế tàu khu trục tên lửa mới Type 052D cho Hải quân
Năm 2014, Trung Quốc sẽ biên chế tàu khu trục tên lửa mới Type 052D cho Hải quân

Năm 2014 là tái diễn của năm 1914? Trang mạng "Nhà tư tưởng" Mỹ cho rằng, là nước lớn kinh tế chiếm vị thế chủ đạo và cường quốc thế giới trỗi dậy trở lại, điều này phải chăng sẽ gây ra cuộc chiến tranh thế giới mới? Rất có thể.

Tờ "Nhà kinh tế học" Anh có một bài viết trên trang bìa vào cuối năm 2013 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài viết có nhan đề "Nhìn lại Chiến tranh thế giới thứ nhất, vô cùng lo ngại", cho rằng, từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ đến nay, cả một thế kỷ đã qua đi, nhìn lại chuyện cũ, mọi người lại phát hiện hiện nay có rất nhiều điểm giống với thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Theo bài báo, Mỹ hiện nay giống như Anh khi đó, cũng là siêu cường suy yếu, cũng không thể bảo đảm an ninh thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc hiện nay lại đóng vai trò của Đức trước đây: cùng là lực lượng kinh tế mới nổi, cũng đầy rẫy những người theo chủ nghĩa dân tộc "thù hận", cũng đang xây dựng nhanh chóng lực lượng quân sự.

Theo các nguồn tin, năm 2013, Trung Quốc đã cho tàu lặn Giao Long đến Biển Đông "thử nghiệm khoa học".
Theo các nguồn tin, năm 2013, Trung Quốc đã cho tàu lặn Giao Long đến Biển Đông "thử nghiệm khoa học".

Nhật Bản hiện nay giống Pháp trước đây, là đồng minh của quốc gia bá quyền suy yếu, bản thân là lực lượng mang tính khu vực đang không ngừng suy yếu.

Tuy nhiên, bài viết thừa nhận, so sánh như vậy thực ra không hoàn toàn chính xác: Trung Quốc hoàn toàn "không khát vọng mở rộng lãnh thổ" như Đức?! (xem lại tham vọng "đường lưỡi bò" trên Biển Đông); ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng mạnh hơn Anh thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, nhưng so sánh này cũng đủ để thế giới nâng cao cảnh giác.

Trung tâm hành động dự phòng của Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ vào tuần trước công bố báo cáo thường niên, dự báo năm 2014 có thể gây tác động đe dọa nhất đối với Mỹ.

Báo cáo liệt kê những điểm xung đột như can thiệp quân sự vào Syria và không kích cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng đã hạ thấp đối đầu quân sự do Trung Quốc gây ra bởi tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trung Quốc chỉ mới chế được 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng đều ưu tiên biên chế toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc chỉ mới chế được 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng đều ưu tiên biên chế toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải.

"Nguyệt san Đại Tây Dương" Mỹ phân tích cho rằng, có thể là Trung Quốc đang thử thách mức độ chịu đựng của khu vực đối với sự tự tin của họ, cũng có thể là năm 2014 Trung Quốc sẽ duy trì kiềm chế nhiều hơn, hoặc các nước tranh chấp đã xây dựng cơ chế tránh leo thang va chạm.

Tờ "Thời báo châu Á trực tuyến" Hồng Kông phân tích, "năm 2014 đừng đề cập đến việc đánh nhau với Trung Quốc". Theo bài báo, năm 2013, mặc dù thực sự có người tiếp tục dựa vào khẩu hiệu "ngăn chặn" của "Chiến tranh Lạnh" để tăng cường an ninh quốc gia (chỉ Nhật Bản), Trung Quốc cũng không phải là "mối đe dọa".

Theo bài báo, Trung Quốc không muốn đối đầu với phương Tây, mà muốn "làm ăn" với phương Tây, từ đó có thể giảm sự phiền phức gây ra bởi Ban lãnh đạo Trung Quốc ứng phó với các vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng trong nước.

Theo các nguồn tin, Trung Quốc mua tàu đệm khí khổng lồ Zubr của Ukraine để dùng cho tranh chấp biển đảo
Theo các nguồn tin, Trung Quốc mua tàu đệm khí khổng lồ Zubr của Ukraine để dùng cho tranh chấp biển đảo

Điều quan tâm nhất của Trung Quốc là làm thế nào giải quyết những vấn đề trong nước rất gai góc, Trung Quốc nhận thức được tình cảm chủ nghĩa dân tộc nhằm vào Nhật Bản có thể tạo ra một số cơ hội "xả hơi chính trị", nhưng Đông Á thực sự nổ ra chiến tranh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm khó khăn của Trung Quốc.

“Đài tiếng  nói nước Nga” ngày 30 tháng 12 dẫn lời Zolotaryov, chuyên gia vấn đề Mỹ, Viện Khoa học Nga cho rằng, chiến tranh tiền tệ và thương mại hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc và Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, xu thế này sẽ tiếp tục tăng cường, đồng thời cũng có lợi cho ngăn chặn hai nước vượt qua “ranh giới đỏ” về quân sự.

Viện nghiên cứu kinh tế hiện đại Hàn Quốc ngày 29 tháng 12 công bố báo cáo “10 xu thế lớn toàn cầu năm 2014” cho rằng, cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và vị thế “cảnh sát thế giới” của Mỹ yếu đi một cách tương đối, năm 2014, tranh chấp khu vực xoay quanh lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước trên thế giới sẽ có xu hướng gia tăng.

Theo báo Trung Quốc tháng 12 năm 2013, độ chính xác định vị của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của nước này ở khu vực ASEAN đã đạt 5 m.
Theo báo Trung Quốc tháng 12 năm 2013, độ chính xác định vị của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của nước này ở khu vực ASEAN đã đạt 5 m.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu đệm khí của Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trên Biển Đông.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu đệm khí của Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trên Biển Đông.
Cuộc tập trận trên biển Trung-Nga năm 2013 có khoa mục săn ngầm, đáng chú ý là có sự tham gia của tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, loại tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, hiện 1 chiếc mang tên Hà Nội đã về Việt Nam. Trung Quốc đã biên chế hơn 10 chiếc loại này.
Cuộc tập trận trên biển Trung-Nga năm 2013 có khoa mục săn ngầm, đáng chú ý là có sự tham gia của tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, loại tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, hiện 1 chiếc mang tên Hà Nội đã về Việt Nam. Trung Quốc đã biên chế hơn 10 chiếc loại này.
Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác của Hải quân Trung Quốc ra sức tập trận trên Biển Đông.
Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác của Hải quân Trung Quốc ra sức tập trận trên Biển Đông.
Theo báo chí Hán ngữ, Trung Quốc đang ra sức chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên sử dụng công nghệ AIP, đồng thời có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Theo báo chí Hán ngữ, Trung Quốc đang ra sức chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên sử dụng công nghệ AIP, đồng thời có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Đông Bình