Nga đề nghị hợp tác động cơ tên lửa đẩy với Trung Quốc?

12/10/2014 08:50
Việt Dũng
(GDVN) - Nhà thiết kế Nga sẵn sàng giúp đồng nghiệp Trung Quốc khắc phục tình hình lạc hậu của trong lĩnh vực động cơ đốt dầu cấp độ thứ nhất?
Trung Quốc phóng vệ tinh Cao Phân-2
Trung Quốc phóng vệ tinh Cao Phân-2

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 11 tháng 10 dẫn tờ "Izvestia" Nga ngày 10 tháng 10 đưa tin, Nga giới thiệu động cơ tên lửa đẩy với Trung Quốc, dự tính có thể giúp công nghiệp Trung Quốc rút ngắn thời gian ít nhất 10 năm trên phương diện nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy bảo vệ môi trường.

Một nguồn tin từ Cơ quan hàng không vũ trụ Liên bang Nga (Roskosmos) tiết lộ cho tờ "Izvestia", công nghiệp hàng không vũ trụ tên lửa đẩy Nga đề nghị Trung Quốc thực hiện chương trình hợp tác lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa đẩy.

Dưới sự gợi ý của Cơ quan hàng không vũ trụ Liên bang Nga, nhà chế tạo chủ yếu động cơ tên lửa đẩy thể lỏng Nga, Tổ hợp sản xuất khoa học "chế tạo máy móc năng lượng" thành phố Khimki, bang Moscow đã khởi thảo thư đề nghị về vấn đề này, có kế hoạch đệ trình lên lãnh đạo hai nước bàn bạc.

Nguồn tin này chỉ ra, hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban trù bị hội đàm định kỳ Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc và Nga có kế hoạch tổ chức ở Sochi vào ngày 11 tháng 10, khi đó, Phó thủ tướng Nga Rogozin sẽ báo cáo nội dung mà Trung Quốc và Nga có thể hợp tác trong lĩnh vực động cơ tên lửa đẩy. Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương sẽ tham gia hội nghị lần này.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-4B Trung Quốc
Tên lửa đẩy Trường Chinh-4B Trung Quốc

Một nguồn tin thân cận tầng lớp lãnh đạo Tổ hợp sản xuất khoa học "chế tạo máy móc năng lượng" cho biết, đề nghị hợp tác Nga đưa ra với đối tác Trung Quốc có điểm sáng ở chỗ, nhà thiết kế Nga sẵn sàng giúp đồng nghiệp Trung Quốc khắc phục tình hình lạc hậu của đối phương trong lĩnh vực động cơ đốt dầu cấp độ thứ nhất.

Ông chỉ ra, Nga đã phân tích hiện trạng thiết bị đẩy của Trung Quốc, nhìn thấy tên lửa đẩy của Trung Quốc chủ yếu sử dụng nhiên liệu tương đồng với tên lửa đẩy Proton của Nga, chủ yếu là thành phần độc hại Heptyl.

Cách đây không lâu, Trung Quốc tuyên bố quá độ sang nhiên liệu sạch thuần sinh thái, trước hết xem xét đem dầu hoả và ô xi làm tác nhân ô xi hóa, trong tương lai còn xem xét sử dụng nhiên liệu khí hydro và mê tan. Bãi phóng hàng không vũ trụ mới Văn Xương, Hải Nam, Trung Quốc có kế hoạch chỉ sử dụng nhiên liệu an toàn.

Tổ hợp sản xuất khoa học "chế tạo máy móc năng lượng" Nga sở hữu toàn bộ dòng động cơ dầu-ô xi, có kinh nghiệm phong phú, sâu sắc, gây ấn tượng trên phương diện chế tạo một số động cơ, đề nghị của Nga dựa trên cơ sở này, chuẩn bị chế tạo và cung ứng bất cứ thành phẩm động cơ hiện có nào cho Trung Quốc, hoặc căn cứ vào nhu cầu của Trung Quốc nghiên cứu chế tạo động cơ kiểu mới.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-4B Trung Quốc
Tên lửa đẩy Trường Chinh-4B Trung Quốc

Nguồn tin này cho biết, nhà thiết kế Nga có thể tham gia chế tạo tên lửa đẩy mới dòng Trường Chinh-5 mà Trung Quốc có kế hoạch sử dụng ở bãi phóng vũ trụ Văn Xương. Nếu sử dụng công nghệ Nga, có thể giúp cho Trung Quốc rút khoảng cách 10 - 15 năm trong lĩnh vực này.

Văn phòng của Phó thủ tướng Nga Rogozin cho biết, đối với chi tiết đàm phán sắp tiến hành giữa hai bên trong khuôn khổ trù bị hội đàm Thủ tướng Trung-Nga, tạm thời chưa tiện bình luận.

Nguồn tin từ Cơ quan hàng không vũ trụ Liên bang Nga chỉ ra, trong quá trình hội đàm sơ bộ, đồng nghiệp Trung Quốc đã cho biết mối quan tâm lớn đến động cơ dòng RD-170. Loại động cơ này được chế tạo trong khuôn khổ chương trình "Năng lượng - Bão tuyết" của Liên Xô cũ, là động cơ tên lửa đẩy thể lỏng mạnh nhất trong lịch sử.

Vấn đề hiện nay chỉ ở chỗ, Trung Quốc lập tức cho biết, họ không chỉ cần bản thân động cơ, mà còn muốn toàn bộ công nghệ của động cơ này chuyển tới Trung Quốc sản xuất. Trong khi đó, trong đề nghị của phía Nga, tạm thời còn chưa có loại phương án này.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-4B Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tên lửa đẩy Trường Chinh-4B Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trong bối cảnh lớn quan hệ Trung-Nga ấm lên nhanh chóng, không loại trừ khả năng công nghệ lĩnh vực chế tạo động cơ của Nga trở thành đối tượng “đánh cờ” của hai bên. Trên phương diện này, Trung Quốc đã thể hiện một loạt tư thế, cho biết chuẩn bị tiến hành hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.

Chẳng hạn trong hội thảo hợp tác tiến hành ở Moscow vào ngày 18 tháng 8 của Công ty hệ thống vệ tinh thông tin Reshetnev (Information Satellite Systems-Reshetnev) Nga, phó tổng giám đốc nghiệp vụ của Tập đoàn công nghiệp Trường Thành Trung Quốc, Triệu Xuân Triều cho biết, căn cứ vào chỉ thị nhà nước, Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ chế hợp tác mới, bảo đảm tất cả kinh kiện điện tử hàng không vũ trụ của Trung Quốc đều có thể tuyệt đối áp dụng với công nghiệp của Nga.

Viện sĩ viễn thông Andrei Ionin cho rằng, nhà thiết kế Trung Quốc đã gặp phải vấn đề rõ rệt trên phương diện chế tạo động cơ tên lửa đẩy thể lỏng mạnh ở cấp độ thứ nhất. Ông chỉ ra, Trung Quốc không có động cơ tên lửa đẩy cấp RD-170, đến mức Trung Quốc rốt cuộc có thể độc lập tự nghiên cứu chế tạo loại động cơ này ở mức độ thế nào hiện còn rất khó nói, vì vậy loại thông tin này tuyệt đối giữ bí mật.

Trung Quốc phóng vệ tinh Cao Phân 2 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trung Quốc phóng vệ tinh Cao Phân 2 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đương nhiên, động cơ RD-171, RD-181 có thể thích hợp với tên lửa đẩy mới do Trung Quốc đang chế tạo. Nhưng, phải nhận thức tỉnh táo được, đến nay ưu thế công nghệ của Nga cần phải dùng để bảo đảm tiến hành chương trình hàng không vũ trụ chung với Trung Quốc, bất kể thế nào cũng không thể bán công nghệ, chỉ có thể bàn chương trình chung. Nga đóng góp kinh nghiệm bay hàng không vũ trụ mang theo con người và động cơ tên lửa đẩy, Trung Quốc đầu tư nguồn lực của họ.

Việt Dũng