Nga sẽ thành lập phòng thí nghiệm phát triển robot quân dụng

07/06/2013 12:00
Đông Bình
(GDVN) - Đây là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Rogozin, theo đó "robot chiến trường" sẽ được phát triển tại nhà máy Degtyarev.
Máy bay tấn công không người lái Skat do Quân đội Nga nghiên cứu phát triển.
Máy bay tấn công không người lái Skat do Quân đội Nga nghiên cứu phát triển.

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 4 tháng 6, Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga Rogozin cho biết, Nga sẽ thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển robot (người máy) quân dụng tại nhà máy chế tạo vũ khí Degtyarev nằm ở Kovrov.

Ông Rogozin cho biết: "Hiện nay, các thành viên đến từ Ủy ban công nghiệp quốc phòng và các đại diện đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại-Công nghiệp đã tiến hành thảo luận về quyết định này".

Rogozin cho biết, chương trình "robot chiến trường" cần có sự tham gia chung của nhiều doanh nghiệp, sẽ do doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân hợp tác thực hiện, cần phải chịu đựng rủi ro nghiên cứu phát triển tương đối lớn. Nếu chương trình này có thể tạo ra được nhiều loại robot quân dụng mới cho Quân đội Nga, thì rất nhiều rủi ro nghiên cứu phát triển nêu trên đều có thể tránh được.

Ngày 3 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang nghiên cứu phát triển các trang bị như máy bay không người lái, hệ thống robot mặt đất và tàu lặn không người lái, nhưng những trang bị này còn có khoảng cách tương đối lớn so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

Vào trung tuần tháng 5, ông Rogozin từng cho biết, chuyên gia Nga đang nghiên cứu phát triển robot, loại robot này có thể sẽ làm giảm thương vong trong các cuộc tấn công khủng bố tới mức thấp nhất, đồng thời tiêu diệt các phần tử khủng bố. Robot còn có thể hỗ trợ cho việc sơ tán các nhân viên tác chiến và dân đô thị trong các cuộc tấn công khủng bố.

Ông Rogozin hoàn toàn không tiết lộ loại trang bị này sẽ triển khai cho cơ quan an ninh và tình báo Nga vào lúc nào.

Người máy quân dụng TALON đã được quân Mỹ trang bị rất nhiều (ảnh minh họa)
Người máy quân dụng TALON đã được quân Mỹ trang bị rất nhiều (ảnh minh họa)

Tổ chức quan sát nhân quyền (HRW) tiến hành phê phán đối với hệ thống vũ khí tự chủ hoàn toàn được mệnh danh là "robot sát thủ" này, cho rằng, loại người máy này có khả năng tự lựa chọn và tấn công các mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người, kêu gọi công bố lệnh cấm đối với loại vũ khí này.

Sự nghi ngờ về vũ khí tự chủ hoàn toàn cũng gồm có vấn đề phân chia trách nhiệm, không thể xác định rốt cuộc trách nhiệm thuộc về ai đối với một số hành vi bất hợp pháp.

Trang mạng của HRW viết: "Hệ thống vũ khí hoàn toàn tự chủ hiện còn chưa tồn tại, nhưng đã có nhiều quốc gia đang nghiên cứu phát triển loại hệ thống này, một số hệ thống tương tự hệ thống vũ khí tự chủ hoàn toàn đã bắt đầu được triển khai ở một số nước lớn quân sự công nghệ cao.

Một số chuyên gia dự đoán, hệ thống vũ khí tự chủ hoàn toàn sẽ được đưa vào chiến đấu thực tế trong 20-30 năm tới".

Người máy quân dụng TALON mang theo súng máy
Người máy quân dụng TALON mang theo súng máy
Người máy quân dụng TALON tiến hành kiểm tra tính năng cơ động
Người máy quân dụng TALON tiến hành kiểm tra tính năng cơ động
Hệ thống người máy vũ trang tiên tiến Mỹ
Hệ thống người máy vũ trang tiên tiến Mỹ
Người máy chiến đấu của công nghiệp quân sự Hàn Quốc
Người máy chiến đấu của công nghiệp quân sự Hàn Quốc
Đông Bình