Nga-Iran: không cung cấp tên lửa S-300, nhưng tăng hợp tác hạt nhân

14/11/2014 08:19
Việt Dũng
(GDVN) - Nga từ chối cung cấp hệ thống tên lửa S-300, nhưng giúp Iran xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới, tất cả có thể là do... sức ép của phương Tây.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga

Nga từ chối cung cấp hệ thống tên lửa S-300 do sức ép của phương Tây?

Tờ "Tin tức Trung Quốc" dẫn báo Nga ngày 12 tháng 11 đưa tin, Đại sứ Iran tại Moscow Mehdi Sanai cho rằng, quyết định liên quan đến Nga từ chối cung ứng hệ thống tên lửa S-300 cho Iran được đưa ra do ảnh hưởng từ phương Tây.

Đại sứ Iran nói: "Nga hoặc Iran muốn phát triển quan hệ với phương Tây, luôn gây ảnh hưởng không tốt đối với quan hệ Nga-Iran chúng tôi. Cung ứng S-300 và trừng phạt chính là ví dụ".

Ông chỉ ra, nhưng, đồng thời, Moscow và Tehran hiện nay "ứng xử với quan hệ của chúng tôi rất độc lập và có nguyên tắc".

Hợp đồng Nga cung ứng hệ thống S-300 cho Iran được ký kết vào cuối năm 2007, nhưng do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua trừng phạt đối với Iran, cấm cung ứng vũ khí hiện đại hóa cho Tehran, Nga vào năm 2010 đã từ chối cung ứng. Để phản hồi, Iran đã khởi kiện lên Tòa trọng tài quốc tế Geneva, đòi Rosoboronexport bồi thường 4 tỷ USD.

Ngày 11 tháng 11 năm 2014, tại Moscow, Iran và Nga ký kết thỏa thuận hợp tác hạt nhân mới (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, tại Moscow, Iran và Nga ký kết thỏa thuận hợp tác hạt nhân mới (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)

Nga ký thỏa thuận giúp Iran xây lò phản ứng hạt nhân mới

Mặc dù không cung cấp tên lửa S-300 cho Iran, nhưng, Tân Hoa xã ngày 13 tháng 11 cho biết, vào ngày 11 tháng 11 tại Moscow, hai nước Nga và Iran đã ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân. Căn cứ vào thỏa thuận, Nga sẽ trợ giúp Iran xây mới 2 lò phản ứng hạt nhân và đồng ý tăng số lượng lò phản ứng hạt nhân của Iran lên 8.

Thỏa thuận do tổng giám đốc Công ty năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Sergei Kiriyenko và Chủ tịch Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi ký kết. Trước khi đến Nga, ông Ali Akbar Salehi cho biết: "Tôi sẽ đến Moscow, ký kết thỏa thuận nhà máy điện hạt nhân mới".

Căn cứ vào thỏa thuận, Nga sẽ xây dựng "công trình giai đoạn 2 nhà máy điện hạt nhân Bushehr" cho Iran, tức là xây mới 2 lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân vốn có.

Công ty năng lượng nguyên tử Nga tuyên bố, hai bên đồng ý tăng số lượng lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Bushehr cuối cùng tăng lên 4. Ngoài ra, hai bên đồng ý tiếp tục xây dựng 4 lò phản ứng tương tự ở "địa điểm khác của Iran". Địa chỉ lựa chọn cuối cùng sẽ do Iran quyết định.

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr nằm ở khu vực lân cận thành phố cảng Bushehr miền nam Iran, công suất thiết kế là 1.000 megawatt. Đây là nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Iran, do Đức xây dựng vào thập niên 70 của thế kỷ trước, sau đó ngừng hoạt động do Mỹ can thiệp.

Trước sức ép từ phương Tây, Nga còn tăng cường hợp tác với Trung Quốc
Trước sức ép từ phương Tây, Nga còn tăng cường hợp tác với Trung Quốc

Năm 1995, Nga tiếp nhận dự án này. Do liên quan đến các vấn đề như công nghệ năng lượng hạt nhân, hợp tác nhà máy điện hạt nhân giữa Iran-Nga luôn bị các nước phương Tây chỉ trích, cộng với hai bên Iran-Nga xảy ra mâu thuẫn thường xuyên về các vấn đề như vốn xây dựng, công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân luôn bị kéo dài. Sau khi xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, thời gian bàn giao cũng luôn bị chậm trễ, phía Iran mãi đến tháng 9 năm 2013 mới chính thức tiếp quản nhà máy điện hạt nhân.

Hãng tin AFP cho rằng, Iran dự định tiếp tục xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân, bao gồm 4 nhà máy ở Bushehr nhằm giảm bớt lệ thuộc vào tài nguyên dầu khí.

Trong tuyên bố, Công ty năng lượng nguyên tử quốc gia Nga còn cho biết, xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Iran sẽ tuân thủ các quy định của tổ chức quốc tế.

Tuyên bố viết: "Toàn bộ dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân Iran bao gồm thiết bị vận chuyển và quá trình nhiên liệu đều sẽ tuân thủ các quy định liên quan của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và tuân thủ Điều ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, giống như xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nhà máy điện Bushehr". Nhiên liệu hạt nhân sẽ sản xuất ở Nga, sau sử dụng sẽ vận chuyển về Nga.

Căn cứ vào Tuyên bố này, Nga và Iran đang nghiên cứu sản xuất một vài bộ phận thanh nhiên liệu hạt nhân tại Iran.

Nga tăng cường tuần tra khu vực châu Âu và Đại Tây Dương... để đáp trả trừng phạt của Mỹ và NATO?!
Nga tăng cường tuần tra khu vực châu Âu và Đại Tây Dương... để đáp trả trừng phạt của Mỹ và NATO?!

Tuyên bố viết: "Trong khuôn khổ không ngừng xây dựng mới lò phản ứng hạt nhân do Nga thiết kế ở Iran, hai bên có kế hoạch áp dụng sách lược kinh tế hơn, bao gồm nghiên cứu khả năng sản xuất bộ phận nhiên liệu ở Iran dùng cho lò phản ứng hạt nhân".

Hãng tin AFP cho rằng, có thể là do bị phương Tây trừng phạt, hợp tác gần đây giữa Iran và Nga có xu thế tăng lên, vào tháng 9 năm 2014, hai nước đã ký kết một loạt dự án thương mại và đầu tư, Nga có kế hoạch xây dựng 10 nhà máy phát điện truyền thống ở Iran.

Việt Dũng