Ngắm rừng châu Phi giữa Bình Dương, Việt Nam

15/12/2011 17:11
Theo VOV
Vườn thú Đại Nam (Bình Dương) là mô hình vườn thú mở đầu tiên tại Việt Nam với nhiều loài thú quý được mang từ châu Phi là điều đặc biệt của nơi đây.
Vườn thú Đại Nam (Bình Dương) là mô hình vườn thú mở đầu tiên tại Việt Nam với nhiều loài thú quý được mang từ châu Phi là điều đặc biệt của nơi đây.

Vườn bách thú Đại Nam được khởi công xây dựng vào ngày 15/6/2006, diện tích xây dựng giai đoạn 1 là 12,5 ha. Đa dạng về chủng loại, đặc biệt là các loại thú quý hiếm như: Sử tư trắng, tê giác trắng, hổ trắng, công trắng, ngựa vằn, hươu cao cổ…

Đến với Đại Nam có hơn 73 loại động vật có vú, chim chóc, bò sát… lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Vườn thú Đại Nam là mô hình vườn thú mở đầu tiên tại Việt Nam. Nơi đây quý khách có cơ hội tiếp cận và quan sát đời sống của các loài động vật hoang dã, quý hiếm, đồng thời tận mắt chứng kiến những con thú được nuôi thả trong môi trường sinh thái tự nhiên.

Các chuồng thú ở Đại Nam thường không nuôi một loài thú đơn điệu mà là một quần hợp các loài có cùng điều kiện sống, trong đó mỗi loài thì có những đặc tính riêng nhưng có tác động tương hỗ nhau: khu vực chuồng Hươu Cao Cổ bao gồm Hươu Cao Cổ, Hươu Sao, Cò Lạo Ấn Độ và Cỏ Ruồi.

Đặc biệt, với vườn thú đêm lần đầu tiên tại Việt Nam, du khách có thể quan sát được đời sống, tập tính sinh hoạt, săn mồi vào ban đêm của các loài động vật hoang dã nhờ vào hệ thống đèn ánh trăng tại vườn thú.

Hình ảnh các loài thú quý tại vườn thú Đại Nam:

Cổng chính vào vườn thú
Cổng chính vào vườn thú
Tiếp đó các du khác sẽ được chiêm ngưỡng những loài chim, thú... rất độc đáo. Đâu tiên là các loài chim.(Ảnh trong bài: Công trăng, phân bố chủ yếu ở Ân Độ. Sống ở rừng bán thay lá, cây bụi hay hoang mạc)
Tiếp đó các du khác sẽ được chiêm ngưỡng những loài chim, thú... rất độc đáo. Đâu tiên là các loài chim.(Ảnh trong bài: Công trăng, phân bố chủ yếu ở Ân Độ. Sống ở rừng bán thay lá, cây bụi hay hoang mạc)
Hồng Hoàng, sống ở nhiều kiểu rừng khác nhau. Chúng bay chậm và thường ở tâng trên cây rừng
Hồng Hoàng, sống ở nhiều kiểu rừng khác nhau. Chúng bay chậm và thường ở tâng trên cây rừng
Cò Lạo Ấn Độ (Giang sen)
Cò Lạo Ấn Độ (Giang sen)
Chồn bạc má là loài lanh lẹ, đào hang giỏi và thích hoạt động về đêm
Chồn bạc má là loài lanh lẹ, đào hang giỏi và thích hoạt động về đêm
Chuột tre là loại gặm nhấm cỡ lớn thường sống dưới hang vào ban ngày và trên mặt đất vào đêm
Chuột tre là loại gặm nhấm cỡ lớn thường sống dưới hang vào ban ngày và trên mặt đất vào đêm
Chồn đất châu Phi - hay sống ở những nơi khô cằn sỏi đá và thường đào hang sống dưới đất để ở. Chồn đất thường sống theo bầy đàn từ 30 con trở lên, các thành viên trong đàn sẽ thay nhau canh gác trước các mối nguy hiểm
Chồn đất châu Phi - hay sống ở những nơi khô cằn sỏi đá và thường đào hang sống dưới đất để ở. Chồn đất thường sống theo bầy đàn từ 30 con trở lên, các thành viên trong đàn sẽ thay nhau canh gác trước các mối nguy hiểm
Nhưng điều độc đáo tại vườn thú Đại Nam lại ở những loài động vật ăn cỏ từ châu Phi.(Ảnh trong bài: Linh dương đầu bò sống ở Nam châu Phi. Một đàn thường có từ 10 - 100 con tập trung ở rừng cây bụi hay đồng cỏ savana)
Nhưng điều độc đáo tại vườn thú Đại Nam lại ở những loài động vật ăn cỏ từ châu Phi.(Ảnh trong bài: Linh dương đầu bò sống ở Nam châu Phi. Một đàn thường có từ 10 - 100 con tập trung ở rừng cây bụi hay đồng cỏ savana)
Linh dương sừng kiếm - phân bố ở miền đông châu Phi, mỗi đàn thường 20 - 40 con chủ yếu là đồng cỏ savana hay rừng thưa (sừng của chúng thường dài 95 cm)
Linh dương sừng kiếm - phân bố ở miền đông châu Phi, mỗi đàn thường 20 - 40 con chủ yếu là đồng cỏ savana hay rừng thưa (sừng của chúng thường dài 95 cm)
Linh dương sừng xoắn - phân bổ ở nam châu Phi. Sống thành đàn 6 - 10 con ở đồng cỏ savana hay rừng thưa (sừng của chúng thường dài 120 cm)
Linh dương sừng xoắn - phân bổ ở nam châu Phi. Sống thành đàn 6 - 10 con ở đồng cỏ savana hay rừng thưa (sừng của chúng thường dài 120 cm)
Tại đây những chú Vượn được sống trong một môi trường hoàn toàn mở giống như ở ngoài tự nhiên
Tại đây những chú Vượn được sống trong một môi trường hoàn toàn mở giống như ở ngoài tự nhiên
Voọc má trắng
Voọc má trắng
Sau khi các bạn triêm ngưỡng những chú linh dương từ châu Phi, mọi người sẽ tới khu nuôi những loài thú lớn độc đáo.(Ảnh trong bài:Hổ trắng là một trong những loài thú quý hiếm trên thế giới. Sống ở rừng già, đồng cỏ và săn mồi về đêm)
Sau khi các bạn triêm ngưỡng những chú linh dương từ châu Phi, mọi người sẽ tới khu nuôi những loài thú lớn độc đáo.(Ảnh trong bài:Hổ trắng là một trong những loài thú quý hiếm trên thế giới. Sống ở rừng già, đồng cỏ và săn mồi về đêm)
Tê giác - Nam Phi và Nam Sudan, dài thân 4,5-4,8m, caovai 1,7-1,85m. Nặng 3200-3600kg
Tê giác - Nam Phi và Nam Sudan, dài thân 4,5-4,8m, caovai 1,7-1,85m. Nặng 3200-3600kg
Hươu Cao Cổ - phân bố ở châu Phi và nam Sahara, cao 5,5m, dài 3,8-4,7m và nặng 0,6-1,9 tấn. Mắt và tai lớn, chân dài. Có 2-4 sừng.
Hươu Cao Cổ - phân bố ở châu Phi và nam Sahara, cao 5,5m, dài 3,8-4,7m và nặng 0,6-1,9 tấn. Mắt và tai lớn, chân dài. Có 2-4 sừng.
Tại vườn thú Đại Nam, du khách có thể nô đùa và cho những chú hươu cao cổ ăn
Tại vườn thú Đại Nam, du khách có thể nô đùa và cho những chú hươu cao cổ ăn
Sư Tử - chúa tể đồng cỏ châu Phi, nặng 150-250 kg, dài 1,7-2,5 m. Con đực có bờm, con cái không có.
Sư Tử - chúa tể đồng cỏ châu Phi, nặng 150-250 kg, dài 1,7-2,5 m. Con đực có bờm, con cái không có.
Ngựa Vằn - kích thước: dài thân 2,3-3m, cao vai 1,3m. Nặng 290-340kg. Phân bố ở Nam Châu Phi(Zimbabwe,Namibia,Botswana,Tanzania, Mozambique…)
Ngựa Vằn - kích thước: dài thân 2,3-3m, cao vai 1,3m. Nặng 290-340kg. Phân bố ở Nam Châu Phi(Zimbabwe,Namibia,Botswana,Tanzania, Mozambique…)
Hà Mã - là loài lưỡng cư vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước; dài 1,7m và nặng 1,4-1,5 tấn. Tai nằm trên đỉnh đầu giúp cho việc nghe dưới nước. Phân bố: Châu Phi
Hà Mã - là loài lưỡng cư vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước; dài 1,7m và nặng 1,4-1,5 tấn. Tai nằm trên đỉnh đầu giúp cho việc nghe dưới nước. Phân bố: Châu Phi

Theo VOV