Ngày làm việc của những lái đò thiện nghệ xứ Tràng An

09/05/2012 20:08
Hạ Phong/ VnExpress
Họ dễ dàng lách thuyền qua những hang động nhỏ ngập đầy nước. Họ biết rõ những chỗ hẹp để yêu cầu du khách cúi xuống tránh va đầu vào nhũ đá. Họ thông thạo cả những điển cố điển tích của vùng đất lịch sử này.`
Đến Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), khách sẽ được những người lái đò thiện nghệ đưa đi du ngoạn qua các hang động, các thung lũng ngập nước được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hùng vĩ với nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử và văn hóa.
Đến Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), khách sẽ được những người lái đò thiện nghệ đưa đi du ngoạn qua các hang động, các thung lũng ngập nước được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hùng vĩ với nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử và văn hóa.
Ngày làm việc của các tay chèo bắt đầu bằng việc xếp thuyền chờ khách trên bến. Ở Tràng An, có khoảng 1.000 thuyền nan phục vụ du khách. Lái thuyền đều là người bản địa thông thuộc địa hình, văn hóa nơi đây. Từ khi bàn giao ruộng lúa để xây dựng khu du lịch, họ được tạo công việc mới, trở thành những "tay chèo".
Ngày làm việc của các tay chèo bắt đầu bằng việc xếp thuyền chờ khách trên bến. Ở Tràng An, có khoảng 1.000 thuyền nan phục vụ du khách. Lái thuyền đều là người bản địa thông thuộc địa hình, văn hóa nơi đây. Từ khi bàn giao ruộng lúa để xây dựng khu du lịch, họ được tạo công việc mới, trở thành những "tay chèo".
Với các tay chèo này, buộc neo thuyền cũng là một “nghệ thuật”. Các nút thắt phải vừa chắc chắn, vừa dễ tháo, mở.
Với các tay chèo này, buộc neo thuyền cũng là một “nghệ thuật”. Các nút thắt phải vừa chắc chắn, vừa dễ tháo, mở.
Ở Tràng An có rất nhiều hang động. Nhưng khác với những nơi cũng có hang ngập nước khác như Tam Cốc, Vân Long…, ở đây, các hang đều rất dài, lòng hang hẹp, nhũ đá nhiều nơi rủ sát xuống, khiến các tay chèo rất vất vả lách vào trong những trận địa của đá và nước.
Ở Tràng An có rất nhiều hang động. Nhưng khác với những nơi cũng có hang ngập nước khác như Tam Cốc, Vân Long…, ở đây, các hang đều rất dài, lòng hang hẹp, nhũ đá nhiều nơi rủ sát xuống, khiến các tay chèo rất vất vả lách vào trong những trận địa của đá và nước.
“Bây giờ không còn ruộng nữa, đàn ông lên thành phố làm ăn. Phụ nữ ở nhà chèo thuyền và lo toan việc gia đình. Mỗi chuyến đi về mất 3-4 tiếng, trời mát còn đỡ, những khi nắng nôi nhọc lắm. Nhiều khi đang ngoài nắng, thuyền vào trong hang lạnh đột ngột, nhiều lái thuyền ngất vì quá mệt”, cô Nguyễn Thị Liên chia sẻ.
“Bây giờ không còn ruộng nữa, đàn ông lên thành phố làm ăn. Phụ nữ ở nhà chèo thuyền và lo toan việc gia đình. Mỗi chuyến đi về mất 3-4 tiếng, trời mát còn đỡ, những khi nắng nôi nhọc lắm. Nhiều khi đang ngoài nắng, thuyền vào trong hang lạnh đột ngột, nhiều lái thuyền ngất vì quá mệt”, cô Nguyễn Thị Liên chia sẻ.
Lái đò ở đây chủ yếu là phụ nữ. Mỗi lượt tham quan kéo dài cả buổi như vậy nên nếu không có thể lực và sự khéo léo, các nữ lái đò khó mà đưa khách về đến bến an toàn.
Lái đò ở đây chủ yếu là phụ nữ. Mỗi lượt tham quan kéo dài cả buổi như vậy nên nếu không có thể lực và sự khéo léo, các nữ lái đò khó mà đưa khách về đến bến an toàn.
Bữa trưa đạm bạc của họ chỉ gồm cơm nắm, nước lọc mang từ nhà. Vất vả là vậy nhưng không phải lúc nào cũng có việc. Các thuyền đều phải xếp thứ tự chờ đến lượt chở khách. Những dịp lễ, đông khách tham quan, mỗi thuyền có thể chở 1 chuyến mỗi ngày, còn bình thường, họ phải trực 2-3 ngày mới đến lượt.
Bữa trưa đạm bạc của họ chỉ gồm cơm nắm, nước lọc mang từ nhà. Vất vả là vậy nhưng không phải lúc nào cũng có việc. Các thuyền đều phải xếp thứ tự chờ đến lượt chở khách. Những dịp lễ, đông khách tham quan, mỗi thuyền có thể chở 1 chuyến mỗi ngày, còn bình thường, họ phải trực 2-3 ngày mới đến lượt.
Mỗi chuyến đò vất vả, mặc dù du khách phải trả tới 500-600 nghìn đồng, nhưng người lái thuyền chỉ được nhận 100 nghìn đồng từ phía Ban quản lý, không bảo hiểm, không hỗ trợ thêm. Nhiều du khách cảm thông sự vất vả và cảm phục “tài nghệ” của các chị nên đã “boa” thêm.
Mỗi chuyến đò vất vả, mặc dù du khách phải trả tới 500-600 nghìn đồng, nhưng người lái thuyền chỉ được nhận 100 nghìn đồng từ phía Ban quản lý, không bảo hiểm, không hỗ trợ thêm. Nhiều du khách cảm thông sự vất vả và cảm phục “tài nghệ” của các chị nên đã “boa” thêm.
Cuối ngày, sau khi kết thúc một ngày làm việc, các thuyền đều được rửa sạch trước khi gối bãi.
Cuối ngày, sau khi kết thúc một ngày làm việc, các thuyền đều được rửa sạch trước khi gối bãi.
Sau khi được lau rửa cẩn thận, các thuyền được neo vào bãi một cách quy củ, đều tăm tắp. Không chỉ giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan, các lái đò còn là những người tuyên truyền du khách không xả rác để bảo vệ môi trường. Họ đã, đang sống cùng di sản, trở thành một phần của di sản.
Sau khi được lau rửa cẩn thận, các thuyền được neo vào bãi một cách quy củ, đều tăm tắp. Không chỉ giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan, các lái đò còn là những người tuyên truyền du khách không xả rác để bảo vệ môi trường. Họ đã, đang sống cùng di sản, trở thành một phần của di sản.

Hạ Phong/ VnExpress