Ngư dân Lý Sơn: 'Nó bắt, nó đánh cũng không sợ'!

17/05/2013 10:57
Tấn Tài
(GDVN) - Mặc dù thường hay đi rượt đuổi, đánh đập, tịch thu tàu, phá hại ngư lưới cụ thế nhưng ngư dân ở Lý Sơn vẫn không hề nản lòng. Họ vẫn kiên quyết tâm bám biển mưa sinh đồng thời bảo vệ ngư trường truyền thống, thông qua đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
LTS: Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng phi pháp từ năm 1974. Từ đó đến nay, TQ luôn tìm cách ngăn cản, gây rối, bắt bớ tàu thuyền ngư dân của ta đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Tàu cá của các ngư dân vẫn vươn ra khơi đánh bắt cá.
Tàu cá của các ngư dân vẫn vươn ra khơi đánh bắt cá.

Vẫn quyết tâm bảo vệ ngư trường

"Nó bắt, nó đánh thì đánh nhưng mình không sợ vì vùng biển Hoàng Sa là ngư trường quen thuộc của ngư dân Lý Sơn từ xưa đến nay. Vì vậy ngư dân Lý Sơn ra đó đánh bắt thủy hải sản...", đó là tâm sự của hầu hết ngư dân mà chúng tôi tiếp xúc ở đảo Lý Sơn.

Ngư dân Lê Trúc 48 tuổi ở thôn Tây An Vĩnh với nước da đen ngâm, đầu tóc bạc vàng vì hàng ngày phải tiếp xúc với nắng và vị nặm của nước biển. Nhìn vẻ bên ngoài trông anh già hơn với tuổi đời vốn có của mình, ngư dân Lê Trúc nói: "Những năm gần đây đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc thường hay dùng tàu để rượt đuổi, thấy tàu thì chúng tôi né rồi tìm địa điểm để tiếp tục khai thác. Có lần họ bắt lại lấy súng uy hiếp yêu cầu tất cả anh em thuyền viên quỳ xuống, lấy hết hải sản mình khai thác được, phá hại ngư lưới cụ buộc mình phải về không. Vào bờ mình sắm sửa lại và tiếp tục đi đánh bắt."

Còn ngư dân Lê Khởi thì khẳng định: Mặc dù bị rượt đuổi, phá hại ngư lưới cụ, đánh đập, thu tàu cá nhưng tất cả ngư dân trên đảo Lý Sơn không phải riêng tôi điều kiên quyết bám biển bảo vệ ngư trường Hoàng Sa. Bị phá hại thì sắm sửa lại rồi tiếp tục vươn khơi."


Ngư dân Lê Trúc
Ngư dân Lê Trúc

Ngư dân Dương Được thì bộc bạch: "Nói gì thì nói cũng phải ra Hoàng Sa để đánh bắt thôi. Lúc bị Trung Quốc bắt vô cớ cũng thấy sợ nhưng xong rồi mình cũng tiếp tục ra Hoàng Sa khai thác thủy hải sản nó giống như thói quen vậy".

"Bị bắt bị đánh nhiều lần nhưng giờ tôi vẫn đi ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt để mưu sinh đồng thời khẳng định chủ quyền của đất nước. Tôi không hề sợ hãi nhưng chỉ bực tức vì đây là ngư trường quen thuộc mà cha ông ta đã khai thác từ bao đời nay" ngư dân Lê Tân thể hiện sự bực tức khi chia sẻ.

Ngư dân Dương Lúa thì quả quyết: "Sợ thì đâu dám ra Hoàng Sa để đánh bắt nữa. Có lần bị nó bắt lại đưa súng vào đầu cũng ghê lắm nhưng nghĩ lại đó là vùng biển mình đã khai thác hải sản hơn 30 năm nay thì chuyện gì phải sợ."

Ngư dân Lê Khuân Phó chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh thì thể hiện tinh thần vươn khơi bám biển bằng cách hàng ngày với công việc trực canh hệ thống máy Icom để giữ liên lạc giữa các tàu đang đánh cá ngoài khơi và giữa ngoài khơi với quê nhà, đồng thời góp công sức xây dựng Nghiệp đoàn nghề cá của xã ngày một vững mạnh để làm chỗ dựa tinh thần cho ngư dân yên tâm vương khơi bám biển lâu dài.

Anh Khuân cho biết: Tôi nghĩ đi biển từ đầu năm 2012, đến tháng 7/ 2012 thì tham gia vào Nghiệp đoàn nghề cá của xã. Nói nghĩ đi biển nhưng giờ công việc hàng ngày vẫn gắn bó mật thiết với ngư dân. Làm công việc này tuy không nặng nhọc như đi biển nhưng cũng bận bụi lắm vì hàng ngày làm việc ở xã, tối trực canh hệ thống máy Icom đôi khi cũng phải làm thứ bảy và chủ nhật.

Anh Khuân cho biết thêm, Mình làm công việc này đã hơn 9 tháng nhưng chưa có lương, không phải vì thế mà tôi bỏ bê công việc vì mình vào đây làm theo tinh thần tự nguyện với mong muốn đóng góp một phần công sức phục vụ cho ngư dân vương khơi bám biển để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngư dân Dương Lúa
Ngư dân Dương Lúa

Mong được sự hổ trợ vốn

Những ngư dân ở Lý Sơn thường bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, phá hại ngư lưới cụ, đánh đập và bị tịch thu tàu. Vì thế họ đang gặp khó khăn, người ít nhất cũng vài ba trăm triệu, người  tệ hại không có tàu phải đi bạn. Vì vây họ mong muốn được sự giúp đỡ từ Nhà Nước.

Ngư dân Lê Trúc tâm sự: "Mong muốn Nhà nước có những chính sách để hổ trợ ngư dân bám biển lâu dài. Đồng thời có những tiếng nói thích hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân."

Ngư dân Lê Khởi hiện đang thiếu nợ nói: Nếu như được Nhà nước hổ trợ kinh phí tạo điều kiện để tôi tiếp cận nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi để trả lại nợ cho các đầu nậu thì ngư dân chúng tôi sẻ yên tâm bám biển hơn.

Ngư dân Dương Lúa (48 tuổi) đã bị Trung Quốc tịch thu tàu thì mong muốn: Nếu được Nhà nước quan tâm cho tôi vay một ít vốn ưu đãi tôi sẻ mượn thêm đóng lại tàu để tiếp tục đi đánh bắt. Giờ mình còn trẻ còn đi đánh bắt tốt mà đi bạn cho người ta thì cũng không được mấy đồng.

Ngư dân Trần Hiền (34 tuổi)ở xã An Vĩnh bộc bạch: "Bữa trước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói sẽ tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn với lãi xuất thấp nếu được vậy mình sẻ có tiền đóng mới lại tàu, sữa chữa lại máy móc để chạy tốt hơn chứ vay vốn từ tư nhân lãi xuất cao chụi không nổi."

Tấn Tài