“Nhân tài chờ nhảy việc"

23/11/2016 08:09
An Nguyên
(GDVN) - Số "nhân tài" trở về làm việc theo cam kết thì cho rằng vị trí công việc chưa phù hợp với chuyên môn và chỉ chờ “nhảy việc”.

LTS: Tiếp tục loạt bài viết về dùng ngân sách đào tạo "nhân tài" ở nước ngoài nhưng có nhiều người một đi không trở lại, hôm nay, tác giả tiếp tục nêu ra một thực trạng đáng quan ngại khác.

Hiện có 52 người đã xin ra khỏi đề án, 40 người vi phạm hợp đồng phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho thành phố Đà Nẵng.

Cam kết tạo môi trường làm việc tốt

Theo Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng (CPHUD), từ khi triển khai đến nay đã có 433 học viên tham gia đề án 922 tốt nghiệp, được bố trí công việc tại các đơn vị sở, ban nghành (trực thuộc UBND TP.Đà Nẵng).

Hầu hết các học viên tiếp cận và thích nghi nhanh với công việc được giao, trong đó hơn 200 người được bổ nhiệm làm cán bộ lãnh đạo, quản lý.

5 nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam (GDVN) - TS.Nguyễn Văn Khải cho rằng, dạy lý tưởng, đạo đức rất nhiều, nhưng hiệu quả thấp đấy là vì nhiều người lớn đang ứng xử tồi.

5 nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam

(GDVN) - TS.Nguyễn Văn Khải cho rằng, dạy lý tưởng, đạo đức rất nhiều, nhưng hiệu quả thấp đấy là vì nhiều người lớn đang ứng xử tồi.

Trước đó, UBND TP.Đà Nẵng đã làm lễ trao quyết định tiếp nhận, bố trí công tác cho 21 học viên thuộc đề án 922. Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho rằng, thành phố cam kết tạo môi trường làm việc tốt cho các nhân tài yên tâm công tác và phát huy hết khả năng vốn có.

“Mong các bạn yên tâm vì thành phố đã có chủ trương đưa học viên đi đào tạo thì cũng sẽ tạo hành lang làm việc thuận lợi.

Có trường hợp sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận công việc nhưng thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn làm việc, cống hiến”.

Ông Dũng cho biết thêm, thành phố rất cần sự đóng góp của các nhân tài nên đề nghị sở, ban nghành, quận, huyện (đơn vị tiếp nhận học viên) hãy đón nhận và dìu dắt các em trưởng thành.

TS. Vũ Thị Bích Hậu, phó Giám đốc Sở KH&CN TP.Đà Nẵng (một học viên của đề án 922) cho hay, các học viên khi vào làm việc ở môi trường mới bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.

“Môi trường học tập ở các trường đại học và môi trường làm việc hoàn toàn khác nhau. Nếu so với môi trường làm việc ở nước ngoài, nơi các em được đào tạo thì chắc chắn sẽ không bằng được” bà Hậu chia sẽ.

Bà Hậu cũng khuyên các học viên phải đam mê nghề nghiệp để vượt qua mọi trở ngại, tránh tâm lý chán nản, hụt hẫng.

Nhân tài chờ “nhảy việc”

Đó là thực trạng mà nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo “đánh giá hiệu quả chương trình thu hút và đào tạo nguồn nhân lực” do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức hồi tháng 10 vừa qua. Nó cũng cho thấy những hạn chế, bất cập của mô hình “dùng ngân sách cử cán bộ ra nước ngoài đào tạo”.

Theo báo cáo của CPHUD, 64,6% học viên của đề án 922 cho biết, công việc được bố trí không phù hợp với chuyên ngành, sở trường.

Nhiều người không thích nghi được môi trường làm việc hành chính và cho rằng lãnh đạo thiếu quan tâm, chưa cởi mở, chưa lắng nghe...

12,5% học viên đề án được khảo sát cho rằng sẽ không tiếp tục làm việc cho thành phố. Lý do những người này đưa ra là môi trường chưa tốt, mức lương chưa đảm bảo, không có cơ hội thăng tiến.

Chuyện cử nhân sư phạm thất nghiệp nhắc đi nhắc lại nhưng rồi đâu lại vào đấy! (GDVN) - PGS. Nguyễn Văn Nhã cho rằng, cần có cuộc khảo sát đánh giá nghiêm túc, chuẩn xác: Vì sao có tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp? Nguyên nhân vì đâu?

Chuyện cử nhân sư phạm thất nghiệp nhắc đi nhắc lại nhưng rồi đâu lại vào đấy!

(GDVN) - PGS. Nguyễn Văn Nhã cho rằng, cần có cuộc khảo sát đánh giá nghiêm túc, chuẩn xác: Vì sao có tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp? Nguyên nhân vì đâu?

“Chúng tôi cố gắng làm việc đến lúc kết thúc hợp đồng với thành phố rồi ‘nhảy việc’, đến nơi có mức thu nhập cao hơn. Nhiều doanh nghiệp, công ty nước ngoài sẵn sàng trả chúng tôi mức lương cao gấp 3-4 lần hiện tại” một học viên thuộc đề án cho hay.

Tại buổi hội thảo, bạn Phan Thị Thu Trang (học viên chuyên ngành Công nghệ sinh học phân tử tại Anh), đang công tác tại Trung tâm công nghệ sinh học thành phố phản ánh, các học viên về nước thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu thốn trang thiết bị làm việc. Dẫn đến những kiến thức học được ở nước ngoài không thể áp dụng được vào thực tế.

“Môi trường làm việc bị bó hẹp, cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia đầu nghành rất hạn chế nên học viên cảm thấy ngày càng bị thui chột kiến thức” Trang nói.

Nhiều lãnh đạo các sở, ban nghành của TP.Đà Nẵng cũng thừa nhận, hiện nhân tài sau khi đào tạo vẫn chưa được phân công chuyên môn phù hợp, dẫn đến tâm lý hụt hẫng.

Việc “chảy máu chất xám” khi các nhân tài dứt áo ra đi là do chính quyền ứng xử chưa phù hợp, chưa có cơ chế để giữ chân người tài.

An Nguyên