Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ sáu vào 2016

25/10/2012 07:33
Đông Bình
(GDVN) - Hợp tác và tự lực cánh sinh dựa trên tiềm lực công nghệ mạnh, Nhật Bản có khả năng sở hữu máy bay thế hệ thứ sáu cùng lúc với Mỹ.
Mô hình thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình cơ động cao ATD-X Shinshin Nhật Bản
Mô hình thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình cơ động cao ATD-X Shinshin Nhật Bản

Mạng thông tin khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc vừa cho rằng, nếu quy hoạch của Không quân Mỹ được thông qua, thì máy bay chiến đấu vạch thời đại kế tiếp máy bay F-22 và F-35 (máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu) sẽ bắt đầu đi vào hoạt động khoảng năm 2030.

Nếu kế hoạch tương tự của Nhật Bản được thông qua, máy bay thế hệ thứ sáu của Nhật Bản cũng sẽ đi vào hoạt động trong cùng thời gian.

Hai loại máy bay này có khả năng sẽ cùng một loại cỡ, bởi vì kết hợp yêu cầu máy bay chiến đấu vào năm 2030 của Nhật Bản với kế hoạch máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Mỹ, có ý nghĩa quan trọng đối với giới công nghiệp.

Máy bay thế hệ thứ sáu của Nhật Bản sẽ có số hiệu là F-3. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch khởi động chương trình F-3 vào năm 2016-2017, chiếc máy bay nguyên mẫu đầu tiên sẽ bay thử lần đầu tiên vào năm 2024-2025, khoảng năm 2027 sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt, năm 2030-2035 bắt đầu thay thế máy bay chiến đấu F-2, năm 2035-2040 còn có thể bắt đầu thay thế máy bay chiến đấu F-15J.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Hải quân và Không quân Mỹ (có lúc lần lượt được gọi là F/A XX và F-X) cũng sẽ đi vào hoạt động trong các năm 2030-2035.

Các quan chức Nhật Bản hy vọng F-3 là một loại máy bay 1 chỗ ngồi.

Mô hình máy bay ATD-X Shinshin
Mô hình máy bay ATD-X Shinshin

Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản đang chế tạo một loại máy bay thử nghiệm công nghệ có khung sườn tương đối nhỏ, tức là ATD-X Shinshin.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiếc Shinshin đầu tiên sẽ bay lần đầu tiên vào năm tài khóa 2014 (từ ngày 1.4.2014-31.3.2015) của Nhật Bản.

Máy bay chiến đấu F-3 rất có thể cũng do Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản chế tạo, hiện nay Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch sản xuất khoảng 200 chiếc.

2 năm trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản từng tiết lộ kế hoạch máy bay chiến đấu tương lai mang tên i3 và dự định áp dụng một loạt công nghệ tiên tiến cho máy bay này.

Nhưng, có một số người cho rằng, Nhật Bản chẳng qua  muốn sử dụng những công nghệ tiên tiến này cho máy bay thế hệ thứ sáu Mỹ để chiếm thị phần trong chương trình máy bay thế hệ thứ sáu của Mỹ.

Ngoài ra, chương trình F-3 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản rõ ràng ăn khớp với đường lối phát triển máy bay chiến đấu được giới công nghiệp Nhật Bản tuyên bố vào năm 2010.

Căn cứ vào đường hướng này, Nhật Bản cần sản xuất nhập khẩu máy bay chiến đấu (dùng để thay thế cho máy bay F-4EJ) cho đến năm 2028.

Máy bay chiến đấu F-4EJ hiện có của Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-4EJ hiện có của Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản đã lựa chọn F-35 làm máy bay thay thế cho máy bay F-4EJ và quyết định mua 42 chiếc, nhưng Nhật Bản tham gia công tác sản xuất của máy bay này hoàn toàn không thể kéo dài đến năm 2028.

Song, Nhật Bản có khả năng mua nhiều máy bay F-35 hơn để thay thế trước một phần máy bay F-15J trước khi sử dụng F-3 để thay thế cho F-15J.

Căn cứ vào tài liệu chính thức thu thập được của “Tuần san Hàng không”, Công ty công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima Heavy Industries Co., Ltd (IHI) Nhật Bản sẽ phát triển một loại máy bay thử nghiệm công nghệ động cơ có lực đẩy đạt 15 tấn.

Như vậy, nếu F-3 áp dụng bố cục 2 động cơ, nó sẽ là một loại máy bay chiến đấu đắt tiền và lớn hơn máy bay F/A-18E/F của Mỹ. F-3 hầu như phải sử dụng 2 động cơ, vì vậy kích cỡ máy bay chiến đấu chỉ trang bị 1 động cơ có lực đẩy 15 tấn sẽ có hạn, cơ bản không thích hợp dùng để thay thế F-15J.

Nhật Bản đã thảo luận kế hoạch nghiên cứu chế tạo loại động cơ này, nhưng không tiết lộ lực đẩy của động cơ này bao nhiêu và mục đích chế tạo máy bay thử nghiệm đầy đủ kích thước.

Ngày 14/2, tờ “Tuần san Hàng không” từng dẫn lời giới công nghiệp Nhật Bản tiết lộ sơ đồ của một loại động cơ, kết cấu tổng thể của nó tương tự F119 sử dụng cho máy bay chiến đấu F-22, đã áp dụng một bộ cánh quạt điều hướng chính xác, phức tạp để phá phản xạ sóng của radar.

Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản

Trong yêu cầu ngân sách năm tài khóa 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cung cấp 3 mô-đun của động cơ này – sơ đồ của cánh quạt. Mục đích của chương trình động cơ này là chế tạo ra một động cơ phản lực có diện tích đón gió rất nhỏ (khí động học).

Những hình ảnh do Nhật Bản công bố cho thấy diện tích đón gió nhỏ, loại thiết kế này có lợi cho tiến hành bay siêu thanh mà không mở buồng đốt sau. Vì vậy, lực đẩy cao tới 15 tấn chắc chắn là chỉ lực đẩy tối đa (đốt sau), nhưng Nhật Bản không công bố lực đẩy tối đa không đốt sau.

Trong yêu cầu ngân sách, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, hy vọng tạo được nhiệt độ trước tua-bin cao nhất cho chương trình động cơ nói trên. Hiện nay, công nghệ động cơ của Nhật Bản có thể đạt 1.600 độ C, nhưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hy vọng chương trình này làm cho nó tiếp tục nâng cao, đồng thời giảm nhẹ trọng lượng của động cơ.

Hãng Mitsubishi vào năm 2011 tuyên bố họ đã tạo được nhiệt độ trước tua-bin là 1.600 độ C, lập kỷ lục độ nóng trước tua-bin cao nhất của động cơ dùng điện. Ngoài ra, trước đây Nhật Bản tiết lộ, thành quả nghiên cứu động cơ gồm cánh quạt trục quay (rotor), cánh quạt stator (sử dụng vật liệu composite – vật liệu gốm sứ sợi carbon tăng cường) và buồng đốt tiên tiến.

Máy bay chiến đấu F-2 hiện có của Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-2 hiện có của Nhật Bản

Ngân sách của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra kinh phí nghiên cứu chế tạo động cơ máy bay chiến đấu này là 17,2 tỷ yên (218 triệu USD), trong đó năm tài khoán 2013 cần 4,5 tỷ yên. Chương trình này sẽ tiếp tục cho đến năm tài khóa 2017, trong đó công tác thử nghiệm máy bay thử nghiệm sẽ bắt đầu từ năm 2015.

Một số nhân viên quản lý giới công nghiệp cho rằng, nếu yêu cầu về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Nhật Bản được kết hợp với chương trình máy bay thế hệ thứ sáu của Mỹ, Nhật Bản sẽ không còn cần động cơ máy bay chiến đấu nói trên.

Nhưng, thông qua nghiên cứu chế tạo loại động cơ này, trong tình hình hai bên Mỹ-Nhật không thể đạt được thỏa thuận, Nhật Bản sẽ có tự do trang bị động cơ của họ cho máy bay chiến đấu F-3 của họ; cho dù có đạt được thỏa thuận, công nghệ của máy bay thử nghiệm động cơ này có thể cũng có ích đối với Mỹ. Do Nhật Bản đã nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, vì vậy Nhật Bản tham gia chương trình máy bay thế hệ thứ sáu của Mỹ là điều có thể.

Tuy nhiên, công nghệ tàng hình có thể cản trở sự hợp tác giữa Mỹ-Nhật, trong khi đó, khi phát triển máy bay thế hệ thứ sáu, về công nghệ tàng hình, Mỹ không có nhiều khả năng cần tới sự giúp đỡ của Nhật Bản. Song, Nhật Bản đang tìm cách phát triển “áp chế bức xạ” (reflection suppression), công nghệ này rõ ràng khác với vật liệu và ngoại hình tàng hình, nhưng Nhật Bản không tiết lộ chi tiết, chỉ cho biết công việc có liên quan đến điện từ học sẽ tiến hành đánh giá vào năm 2019.

Mô hình máy bay ATD-X Shinshin
Mô hình máy bay ATD-X Shinshin

Từ năm tài khóa 2010, Cơ quan nghiên cứu công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng bắt đầu thực hiện chương trình nghiên cứu về động lực học có tổng ngân sách là 2,5 tỷ yên, rất rõ là nghiên cứu bom và tên lửa phóng từ khoang đạn.

Hiện nay, họ đã xin 3,8 tỷ yên cho công tác nghiên cứu tiếp theo, nội dung công việc gồm chế tạo một bộ thử nghiệm kỹ thuật.

Ngoài ra, cơ quan nghiên cứu công nghệ và giới công nghiệp Nhật Bản đang phát triển bộ cảm biến sử dụng ăng-ten và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, vũ khí năng lượng định hướng/chùm tia trang bị cho máy bay.

Trong năm tài khóa 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra chương trình nghiên cứu gắn ăng-ten vào máy bay, có kế hoạch thực hiện vào năm tài khóa 2013-2016, dự kiến tổng cộng 1,6 tỷ yên. Những ăng-ten này có thể là ăng-ten thiết bị hỗ trợ điện tử.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định tiếp tục phát triển công nghệ tác chiến điện tử của Nhật Bản, và bảo vệ khả năng độc lập tự chủ của Nhật Bản trên lĩnh vực này.

Nhật Bản đang chế tạo hệ thống tác chiến điện tử mới cho máy bay chiến đấu F-15J của họ, mà hoạt động khai thác hệ thống tác chiến điện tử chắc chắn cũng sẽ là một phần của công tác phát triển “hệ thống giám sát, gây nhiễu mọi phương hướng” của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình